Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 3: Kiểm tra nội bộ trường học

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

1. Khái niệm

Trong thực tiễn quản lý giáo dục – đào tạo đang tồn tại các hoạt động: thanh tra

giáo dục, kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra nhân dân.

1.1. Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, thực hiện quyền

thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành

pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của

Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

Thanh tra giáo dục thực hiện nhiệm vụ:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục

- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương

pháp giáo dục; qui chế chuyên môn, qui chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực

hiện các qui định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo

dục;

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục

theo qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của pháp luật

về xử lý vi phạm hành chính;

- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực

giáo dục theo qui định của pháp luật về chống tham nhũng;

- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa

đổi, bổ sung các chính sách và qui định của Nhà nước về giáo dục;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.

Các cơ quan thanh tra giáo dục gồm:

- Thanh tra Bộ giáo dục và đào tạo

pdf30 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 3: Kiểm tra nội bộ trường học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, có thể trình bày kế hoạch kiểm tra tháng như sau:
Tuần Đối tượng
 kiểm tra
Nội dung
 kiểm tra
Phương pháp 
kiểm tra
Hình thức 
kiểm tra
Lực lượng 
kiểm tra
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Chương 3- Kiểm tra nội bộ trường học
95
1.3. Kế hoạch kiểm tra trong tuần:
Nội dung kiểm tra tuần có thể được ghi chi tiết:
+ Người và đơn vị được kiểm tra
+ Nội dung kiểm tra chi tiết 
+ Người được tham gia lực lượng kiểm tra
+ Thời gian kiểm tra, thời gian hoàn thành
Chẳng hạn, có thể trình bày kế hoạch kiểm tra tuần như sau:
Thứ Nội dung 
kiểm tra
Đối tượng 
kiểm tra
Lực lượng 
kiểm tra
Ghi chú
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy

Phác họa kế hoạch kiểm tra theo năm học/ theo tháng ở một đơn vị trường học.
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường trung học phổ thông N.H.C năm 
học 2005-2006.
 Một số thông tin về nhà trường:
1) Cơ sở vật chất: Trường N.H.C có diện tích 7000 m2, có tường rào bao quanh. 
Có đủ phòng học cho học sinh học 2 ca, các phòng chức năng đầy đủ nhưng chưa đạt 
chuẩn. Phương tiện, đồ dùng dạy học còn thiếu, phần nhiều cũ kỹ, lạc hậu chưa đáp 
ứng yêu cầu dạy học.
2) Đội ngũ: Trường có 75 người: lãnh đạo trường gồm hiệu trưởng và 2 phó hiệu 
trưởng, 62 giáo viên chia làm 6 tổ chuyên môn: tổ văn, tổ toán – tin, tổ lý – hóa, tổ 
sinh – thể dục, tổ sử – địa – giáo dục công dân và tổ ngoại ngữ. Trong số 6 tổ trưởng 
chuyên môn, 2 người đã làm công tác này trên 5 năm, 1 người làm tổ trưởng năm thứ 
2, còn 3 người mới được bổ nhiệm trong năm học này. Tất cả giáo viên đều đạt trình 
độ chuẩn theo qui định, có sự hài hòa giữa lực lượng giáo viên có thâm niên và giáo 
viên trẻ. Tuy nhiên, có một vài giáo viên phải dạy chéo môn nên chất lượng giảng dạy 
chưa cao; còn 3 giáo viên được xếp loại chuyên môn đạt yêu cầu ở năm học trước; 
phong trào đổi mới phương pháp dạy học chưa mạnh. 
Cán bộ phụ trách thư viện, thiết bị của trường đã qua lớp bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ. Tập thể nhà trường đoàn kết, có trách nhiệm với công việc được giao.
3) Năm học 2005 –2006 trường có 29 lớp, trong đó khối 10: 11 lớp, khối 11: 9 
lớp, khối 12: 9 lớp với tổng số 1245 em. 
Chương 3- Kiểm tra nội bộ trường học
96
2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường tiểu học Phú Mỹ năm học 2005-2006
Một số thông tin về nhà trường:
1) Cơ sở vật chất: Trường tiểu học Phú Mỹ là một trường ở nông thôn, địa bàn 
trường nằm trong chương trình 135 của Chính phủ. Có 12 phòng học, 1 văn phòng, 1 
thư viện. Các phòng đều là ở dạng cấp 4, thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn.
2) Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên: 23 người, trong đó có 1 hiệu trưởng, 1 
phó hiệu trưởng, 16 giáo viên dạy lớp, 1 chuyên trách phổ cập; 2 dạy ngữ văn Khơ me; 
1 cán bộ thư viện; 1 nhân viên văn phòng. Đội ngũ giáo viên đa số là người địa 
phương, còn trẻ, nhiệt tình trong giảng dạy. Song trình độ tay nghề không đồng đều, 
còn 7 giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo, chưa có giáo viên giỏi vòng huyện. Đoàn kết 
nội bộ tốt.
3) Năm học 2005-2006 trường tiểu học Phú Mỹ có 12 lớp với 382 học sinh, đa số 
là người dân tộc Khơ me (trên 80%). Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn 
nên tình trạng học sinh bỏ học còn cao.

Hãy viết ra các biểu mẫu kế hoạch kiểm tra đang sử dụng ở trường Anh/Chị. 
Các biểu mẫu đó có cần được cải tiến không? Cải tiến như thế nào?
2. Tổ chức kiểm tra
2.1. Xây dựng lực lượng kiểm tra
- Trường học có nhiều đối tượng phải kiểm tra. Do tính đa dạng và phức tạp, 
thường hiệu trưởng không đủ thông thạo về nhiều bộ môn, nhiều thời gian để trực tiếp 
kiểm tra trong trường. Hiệu trưởng phải lôi cuốn nhiều thành viên vào việc kiểm tra. 
Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ 
cũng là một yêu cầu để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm 
tra”.
Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là:
+ Hiệu trưởng quyết định thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra phải là hiệu 
trưởng hoặc phó hiệu trưởng.
+ Thành viên ban kiểm tra phải là người thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, có uy 
tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc.
+ Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, 
xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm.

Phẩm chất của kiểm tra viên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện công tác 
kiểm tra nội bộ nhà trường. Anh/Chị hãy lựa chọn 9 phẩm chất cá nhân của kiểm tra 
viên trong 9 cặp phẩm chất cá nhân dưới đây và đề xuất thêm các phẩm chất khác mà 
Anh/Chị cho là cần thiết: 
Chương 3- Kiểm tra nội bộ trường học
97
Dám nghĩ, dám làm Ý thức tổ chức kỷ luật cao
Nhã nhặn Tốt bụng
Trung thực, thẳng thắn Vui vẻ, hòa đồng
Ít suy diễn Nhạy cảm
Tận tụy Nhiệt tình
Thông cảm Nghiêm khắc
Thận trọng Lạnh lùng
Không ngại va chạm Tế nhị trong giao tiếp
Bản lĩnh Xuê xoa
- Trong việc xây dựng lực lượng kiểm tra cần xác định cơ chế kiểm tra.
Có hai loại cơ chế: cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp. 
Trong cơ chế trực tiếp, lực lượng kiểm tra cấp trên trực tiếp kiểm tra cá nhân, bộ 
phận, đơn vị cấp dưới. Cơ chế trực tiếp đòi hỏi một lực lượng kiểm tra đông người làm 
việc trong một thời gian dài và khó tránh phiền phức cho đơn vị. 
Trong cơ chế gián tiếp, cấp dưới tự tổ chức kiểm tra cá nhân, bộ phận của mình, 
lực lượng kiểm tra cấp trên kiểm tra công tác tự kiểm tra đó bằng cách kiểm tra xác 
suất để thừa nhận hoặc bác bỏ kết quả tự kiểm tra của cấp dưới. Cơ chế gián tiếp nếu 
thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho sự chuyển hóa từ kiểm tra bên ngoài vào tự kiểm tra 
bên trong. Đây là xu hướng mới trong kiểm tra hiện nay. Về vấn đề này, William 
H.Haney đã nói: Kiểm tra là giúp họ (cấp dưới) phát triển, tiến tới có nhu cần kiểm tra 
từ bên ngoài ít đi và ngày càng tăng cường tự kiểm tra. Vì sao con người muốn như 
vậy? Bởi vì nếu làm như vậy con người đạt được sự thoả mãn về công việc ở các cấp 
độ khác nhau, trước hết là cấp độ cái tôi và cấp độ tự khẳng định mình, tại đó nó được 
thúc đẩy mạnh mẽ nhất.
- Các cấp quản lý cần quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm tra 
viên.

1 - Phân tích ưu, nhược điểm của cơ chế kiểm tra trực tiếp và cơ chế kiểm tra 
gián tiếp. 
 2 - Căn cứ để xác định cơ chế kiểm tra trong một nhà trường là gì? Ở trường 
Anh/Chị sử dụng cơ chế kiểm tra nào là thích hợp?
2.2. Phân cấp trong kiểm tra
Phân cấp trong kiểm tra là một yêu cầu quản lý khoa học cho các hệ thống quản 
lý phức tạp. Phân cấp trong kiểm tra phải phù hợp với phân cấp trong quản lý. Trong 
nhà trường, có thể có sự phân cấp trong kiểm tra như sau: kiểm tra của cấp trường; 
kiểm tra của tổ/ khối chuyên môn/ bộ phận trong trường; tự kiểm tra của các cá nhân 
trong trường.
Chương 3- Kiểm tra nội bộ trường học
98
2.3 Xây dựng chuẩn kiểm tra
Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà so sánh, đo lường 
đánh giá hoạt động của con người và các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị Chẳng 
hạn: chuẩn đánh giá trường học, chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá học sinh, 
chuẩn đánh giá tiết dạy
Chuẩn bao gồm hai yếu tố: định tính và định lượng. 
Những cơ sở để xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ trường học là:
- Hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp qui, hướng dẫn, chế độ chính 
sách có liên quan (chẳng hạn: luật giáo dục, điều lệ trường trung học, điều lệ trường 
tiểu học; thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30/3/2004 hướng dẫn thanh tra tòan 
diện trường phổ thông; hướng dẫn 106/TTr ngày 31/3/2004 về nghiệp vụ thanh tra 
toàn diện trường phổ thông và thanh tra họat động sư phạm của giáo viên phổ thông; 
công văn 10227/THPT ngày 11/9/2001 Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc 
trung học; quyết định số 48/2000/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành qui chế đánh giá, 
xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ giáo viên tiểu học; qui chế đánh giá, xếp loại giáo 
viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành theo quyết định số 
06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
- Kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn, 
- Đặc điểm tình hình của từng trường.
Không những người kiểm tra phải nắm vững chuẩn kiểm tra mà đối tượng kiểm 
tra cũng phải nắm được chuẩn đó để tự kiểm tra, phấn đấu nâng cao chất lượng công 
tác theo chuẩn.
Qui trình xây dựng chuẩn là:
+ Dự thảo chuẩn 
+ Thảo luận
+ Điều chỉnh
+ Quyết định
+ Ban hành chuẩn và áp dụng trong thực tế kiểm tra.
Tuy nhiên việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra tùy thuộc rất nhiều vào năng lực, 
phẩm chất của kiểm tra viên.

Việc xây dựng chuẩn trong kiểm tra nội bộ ở trường Anh/Chị có được thực hiện 
theo đúng qui trình không? Vận dụng chuẩn có khó khăn, thuận lợi gì? Đề xuất các ý 
kiến cải tiến trong thời gian tới.
2.4. Xây dựng chế độ kiểm tra
Xây dựng chế độ kiểm tra là một công việc rất quan trọng trong kiểm tra nội bộ 
trường học. Chế độ kiểm tra hợp lý sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy công việc mà 
không nặng nề, cản trở công việc. Hiệu trưởng cần qui định thể thức làm việc, nhiệm 
Chương 3- Kiểm tra nội bộ trường học
99
vụ cụ thể, thời gian, qui trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm 
tra viên  Ngoài ra cần cung cấp những điều kiện vật chất, tinh thần cho hoạt động 
kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong ban 
kiểm tra.
3. Chỉ đạo công tác kiểm tra
Trong công tác quản lý giáo dục, kiểm tra là một khâu quan trọng trong chu trình 
quản lý. Chỉ đạo công tác kiểm tra đòi hỏi các cấp quản lý cần làm tốt các nhiệm vụ 
sau:
- Ra các quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập ban kiểm tra, xác định nội 
dung, phương pháp, hình thức kiểm tra);
- Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm vụ: 
kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy;
- Sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra đối với mỗi nội dung 
kiểm tra cụ thể;
- Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra;
- Huấn luyện cán bộ và nhân viên dưới quyền thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra. 
Khuyến khích tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ

File đính kèm:

  • pdfChuong_3.pdf
Giáo án liên quan