Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 11: Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng

2. Đặc điểm của lao động quản lí

2.1.Tính chất gián tiếp

Lao động quản lí phải thông qua hệ thống tổ chức và tập thể lao động mới tác

động vào năng suất và kết quả. Người quản lí làm chức năng vạch phương hướng, tổ

chức điều hoà, phối hợp kiểm tra sự hoạt động của những người lao động. Qua đó

ảnh hưởng đến kết quả lao động nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của lao động

trực tiếp. Đồng thời, năng suất và hiệu quả của bản thân lao động quản lí cũng ảnh

hưởng trực tiếp tới năng suất lao động xã hội. Như vậy, để tăng năng suất lao động xã

hội phải tổ chức tốt lao động quản lý để tác động nâng cao năng suất và hiệu quả của

lao động trực tiếp, mặt khác tăng năng suất và giảm chi phí lao động quản lí.

2.2. Lao động quản lý là một phạm trù có bản chất rất đặc biệt

Bản chất rất đặc biệt của lao động quản lý thể hiện ở các thành tố của nó như: đối

tượng, công cụ, qui trình công nghệ, kĩ thuật và sản phẩm của nó.

2.2.1. Đối tượng

Đối tượng của lao động quản lí là thông tin, chứ không phải yếu tố vật chất.

Người cán bộ quản lí phải tiếp nhận, xử lí, lưu trữ vận dụng các thông tin về hệ bị quản

lí. Người cán bộ quản lý phải có những tin tức cần và đủ về hiện trạng của hệ bị quản lí

ở từng thời điểm về từng mặt cũng như toàn cảnh. Không nắm được thông tin về phân

hệ bị quản lí, người cán bộ quản lý không thể quản lí thành công được. Do đó, người

cán bộ quản lý phải tốn rất nhiều công sức, thời gian, trí tuệ, cho việc thu nhận, xử lí

thông tin.

2.2.2. Công cụ lao động quản lí

- Trước hết là tư duy và phong cách tư duy, bao gồm toàn bộ học vấn và trình độ

chuyên môn sâu của người cán bộ quản lý. Càng giàu thông tin càng quản lí tốt.

- Cùng với tư duy và trình độ chuyên môn, các phương pháp thâm nhập khoa học

có thể sử dụng được vào công tác quản lí. Chẳng hạn tiếp cận hệ thống, tiếp cận phức

hợp, lí thuyết hệ thống, lí thuyết điều khiển, lí thuyết thông tin, lí thuyết arogit (thuật

toán ), lí thuyết Grap (nói chung là phương pháp toán xibecnetic, khoa học tự nhiên,

khoa học xã hội).

pdf38 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khoa học - Quản lý giáo dục 2 - Chương 11: Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình. Điều này có nghĩa là phương pháp này dựa vào các 
thông tin khách quan. Các ý tưởng phải được chuẩn bị kỹ lưởng, các quan điểm khác 
biệt phải được dự đoán và cân nhắc cẩn thận. Nếu không chiến luợc này sẽ không dẫn 
tới thành công.
Chương 11- Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng
165
Sự thành công của phương pháp này không chỉ dựa trên sự hiểu biết của người 
Hiệu trưởng mà còn dựa trên những đặc điểm cá nhân của người Hiệu trưởng, khả 
năng thuyết phục của người Hiệu trưởng, khả năng lôi cuốn, hấp dẫn để làm cho đối 
tượng đồng ý với các yêu cầu của Hiệu trưởng và thực hiện nhiệm vụ một cách nhiệt 
tình. Để thực hiện phương pháp này, người Hiệu trưởng cần phải:
- Đưa ra những phán quyết một cách chi tiết.
- Đưa ra những thông tin ủng hộ
- Giải thích lý do
- Các vấn đề phải được trình bày một cách hấp dẫn, logic.
4.3.3. Phương pháp quyết đoán
Phương pháp quyết đoán là phương pháp tiếp cận trực tiếp liên quan đến các luật 
lệ qui định, quy chế, nôi quy hoặc những vấn đề đã được thỏa thuận trong nhà trường 
để buộc người dưới quyền phải tuân theo.
Phương pháp này có thể đạt tơi sự phục tùng của người dưới quyền song rất khó 
khăn trong việc đạt tới nhiệt tình, tham gia thực sự. Để thực hiện phương pháp này, 
người Hiệu trưởng cần phải:
- Kiểm tra hoạt động của người dưới quyền.
- Đưa ra những đòi hỏi, những yêu cầu, đưa ra giới hạn thời gian một cách 
chặt chẽ. 
- Trích dẫn các thỏa thuận, quy định, quy chế, nôi quy để yêu cầu một cách mạnh 
mẽ sự tuân thủ của cấp dưới.
- Đôi khi cũng phải thể hiện sự giận dữ, cũng như phải thực hiện việc nhắc nhở 
liên tục
4.3.4. Phương pháp tham khảo cấp trên
Đây là phương pháp sử dụng thứ bậc của cấu trúc quyền lực hỗ trợ cho các đòi 
hỏi mong muốn của người Hiệu trưởng đối với người dưới quyền. Thông thường 
phương pháp này được sử dụng như một phương pháp thứ cấp. Nghĩa là khi người 
dưới quyền không tuân thủ sự đòi hỏi của Hiệu trưởng, thì Hiệu trưởng tham khảo với 
cấp trên để nhận được sự ủng hộ bởi quyền lực của cấp trên.
Tuy nhiên đây là một phương pháp hết sức nguy hiểm và phải rất hạn chế trong 
sử dụng. Khi xử dụng phương pháp này, người Hiệu trưởng có thể bị người dưới 
quyền xem như là kẻ bất tài chỉ biết dựa dẫm vào cấp trên và các môi quan hệ làm việc 
trong nhà trường rất dễ bị phá vỡ. Để thực hiện phương pháp này, người Hiệu trưởng 
cần phải:
- Trình bày rõ trường hợp xảy ra với cấp trên. Trình bày nội dung và trình tự đã
được giải quyết trong phạm vi nội bộ nhà trường nhưng chưa có kết quả.
- Tham mưu với cấp trên để cấp trên để có sự ép buộc phù hợp
Chương 11- Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng
166
4.3.5. Phương pháp liên minh
Phương pháp này bao gồm việc sử dụng những người cốt cán, những lực lượng 
giáo dục hổ trợ cho người Hiệu trưởng trong nỗ lực ảnh hưởng đối với người dứới 
quyền. Đây là phương pháp mang tính chính trị và nó luôn đòi hỏi thời gian, những nỗ 
lực và những kỹ năng cần phát triển.
Liên minh là một phương pháp có sức mạnh to lớn và nó giúp Hiệu trưởng có vị 
trí ảnh hưởng rất mạnh nếu xác định đúng đối tượng để liên minh. Để thực hiện 
phương pháp này, người Hiệu trưởng cần phải:
- Tìm cách đạt được sự ủng hộ của các cán bộ giáo viên cốt cán trong nhà trường.
- Sử dụng cac buổi họp chính thức để trình bày các yêu cầu.
4.3.6. Phương pháp khen thưởng và kỷ luật
Phương pháp khen thưởng là phương pháp dùng các phần thưởng vật chất và tinh 
thần để động viên người dưới quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phương pháp trừng phạt là sự rút đi quyền lợi, những ưu đãi, sự tự do của người 
dưới quyền khi người dưới quyền không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm luật pháp, 
quy chê, quy định.
Để thực hiện phương pháp này, người Hiệu trưởng cần phải:
- Mô tả công việc cho từng người, từng bộ phận cụ thể. Xây dựng các quy định 
về khen thưởng và kỷ luật phù hợp với các quy định của nhà nước và tình thực tế của 
nhà trường.
- Làm cho người dưới quyền nhận thức được những tác hại có thể xảy ra cho họ 
phải bị trừng phạt khi không hoàn thành nhiệm vụ.
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân và các bộ phận một cách 
khách quan và chính xác.
- Tổ chức khen thưởng một cách trân trọng, có phần thưởng xứng đáng tôn vinh 
những người hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Thực hiện các mức độ kỷ luật phù hợp đối với những người không hoàn thành 
nhiệm vụ theo quy định.
Tóm lại sử dụng quyền lực gắn liền với nghệ thuật lãnh đạo của người Hiệu 
trưởng. Hiệu trưởng nhà trường là người có quyền lực cao nhất trong nhà trường như
trong điều lệ của nhà trường quy định. Người Hiệu trưởng cần hiểu rõ cơ sở quyền lực 
của mình để biết khai thác và vận dụng trong công tác quản lý nhà trường. Người hiệu 
trưởng phải có tâm trong sáng của người làm công tác quản lý giáo dục, rèn luyện các 
kỹ năng ảnh hưởng, thực hiện các hành vi phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh 
cụ thể để lôi cuốn động viên đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên hoàn thành tốt 
nhiệm vụ.
Lãnh đạo mới về chất không cho phép người Hiệu trưởng sử dụng quyền lực một 
cách thô thiển mà là lãnh đạo bằng sức lôi cuốn, hấp dẫn, bằng tầm nhìn, bằng nguồn 
cảm hứng lan tỏa đến cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường và bằng cách trân 
Chương 11- Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng
167
trọng và phát huy tài năng của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường. Đó là nguồn 
lực quan trọng nhất để hoàn thành các mục tiêu của nhà trường.
5. Tổ chức khoa học lao động quản lí
5.1.Các khái niệm
5.1.1.Tổ chức công việc khoa học là tổ chức làm việc theo phương pháp khoa học, 
dựa vào thành tựu của khoa học và kinh nghiệm tiên tiến để tổ chức công việc hợp lí 
nhất, có hiệu quả cao nhất, nhanh chóng nhất và bảo đảm sức khoẻ con người tốt nhất 
trong quá trình lao động.
5.1.2.Tổ chức khoa học lao động quản lí là toàn bộ các biện pháp, phương pháp, 
thủ thuật được thực hiện trong quá trình quản lí phải dựa trên những luận cứ, những 
phân tích khoa học, những kinh nghiệm tiên tiến nhằm đưa guồng máy đi vào hoạt 
động một cách hợp lí nhất, tiết kiệm nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. 
Tổ chức khoa học lao động quản lý đòi hỏi các thủ trưởng trong cơ quan phải có 
nhiều kiến thức về kỹ năng quản lí, trong đó nổi lên 3 vấn đề lớn là: Sự thông thạo về 
khoa học quản lí, sự hiểu biết về kĩ thuật chuyên môn, biết tổ chức và biết làm việc với 
mọi người.
5.1.3.Tổ chức khoa học lao động quản lí trong nhà trường là tổ chức sắp xếp các 
hoạt động trong nhà trường một cách khoa học, tạo điều kiện cho hoạt động dạy và học 
đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng kinh phí hiệu quả, sử dụng tốt hơn thời gian làm việc, 
đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, học sinh, công nhân viên trong trường.
5.2. Nhiệm vụ cơ bản của tổ chức khoa học lao động quản lý
Tổ chức khoa học lao động quản lý có nhiệm vụ cơ bản là tìm ra một phương án 
tối ưu của hệ thống các hoạt động của bộ máy quản lí nhằm nâng cao hiệu lực của cơ
quan quản lí và thực hiện đầy đủ thẩm quyền của cơ quan.
5.3. Các bước xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh tổ chức khoa học lao động 
quản lý
Việc xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh tổ chức khoa học lao động quản lý người ta 
thường tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích tình hình tổ chức khoa học lao động quản lý hiện hành theo 
những chức năng nhiệm vụ đã qui định, phát hiện những chỗ không hợp lí, vướng mắc, 
kém hiệu quả, tìm ra nguyên nhân của tình hình.
Bước 2: Nghiên cứu và đề ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức khoa học lao động 
quản lý. 
Bước 3: Lựa chọn giải pháp phù hợp, khả thi và hiệu quả. Đây là bước thiết kế tổ 
chức khoa học lao động quản lý mới, bước khó khăn nhất và quyết định nhất.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chấn chỉnh và điều hành bộ 
máy quản lí và lao động quản lí trong thực tiễn. 
Bước 5: Kiểm tra việc thực hiện và tiến hành điều chỉnh khi cần thiết. 
Chương 11- Tổ chức khoa học lao động quản lý của người hiệu trưởng
168

1. Tại sao nói lao động quản lý là “lao động dùng để điều khiển lao động” và đó
là loại lao động trí óc đặc biệt, mang tính tổng hợp?
2. Phân tích các bước cần phải thực hiện để xây dựng, chấn chỉnh, đổi mới tổ 
chức khoa học lao động quản lý trong nhà trường?
3. Phong cách quản lý là gì? Hiệu trưởng trường trung học phổ thông nên có 
phong cách quản lý như thế nào?
4. Quyền lực là gì? Quyền lực và trách nhiệm của người Hiệu trưởng có mối 
quan hệ như thế nào? Người Hiệu trưởng phải sử dụng quyền lực như thế nào để đem 
lại hiệu quả tốt trong công tác quản lý nhà trường
II. TỔ CHỨC KHOA HỌC LAO ĐỘNG QUẢN LÍ TRONG BỘ MÁY 
NHÀ TRƯỜNG
1. Ý nghĩa của tổ chức khoa học lao động quản lý trong bộ máy nhà trường
Tổ chức khoa học lao động quản lí trong bộ máy nhà trường có ý nghĩa cụ thể 
trên các mặt sau:
- Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của cán bộ, giáo viên, công nhân 
viên trong nhà trường.
- Sử dụng hiệu quả biên chế nhà trường, góp phần tinh giản bộ máy quản lí.
- Phát huy được khả năng và trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân 
viên, sử dụng tốt hơn thời gian làm việc.
- Tạo những điều kiện thuận lợi trong khi làm việc, giúp cán bộ, giáo viên, công 
nhân viên tránh khỏi những yếu tố có hại cho sức khỏe con người.
- Thúc đẩy những thuộc tính tâm lí lành mạnh của cá nhân và tập thể phát triển, 
tạo bầu không khí tâm lí lành mạnh hài hòa.
- Giám sát chặt chẽ hoạt động của nhà trường để nhà trường thực hiện tốt chức 
năng dạy học-giáo dục. 
2. Nội dung tổ chức khoa học lao động quản lí trong bộ máy nhà trường
2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lí
Cơ cấu tổ chức của nhà trường là tổng thể các bộ phận trong đó có sự phân công 
quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận, qui định mối quan hệ qua lại ràng buộc lẫn 
nhau của các bộ phận nhằm thực hiện các hoạt động quản lí nhất định trên cơ sở chức 
năng và quyền hạn của cơ quan.
Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lí tức là xây dựng cơ cấu gọn nhẹ, khoa học, có sự 
phân công cụ thể rõ ràng về chức năng, quyền

File đính kèm:

  • pdfchuong_11.pdf