Bài giảng Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.

Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ).

Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày.

Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.

Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.

Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng 1: Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi Câu hỏi thảo luận: Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ MG 3-4; 4-5; 5-6 tuổi? Hoạt động 2: Mục tiêu, nội dung phát triển ngôn ngữ trong chương trình GDMNMục tiêu Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày. Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…). Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày. Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện. Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết. NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ a) Nghe Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát. Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày. Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ b) Nói Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt. Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau. Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi. Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện. Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp. NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ c) Làm quen với việc đọc, viết Làm quen với cách sử dụng sách, bút. Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống. Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách. Hoạt động 3: Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Các nguyên tắc cần chú ý khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG ? Chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG ? Những khó khăn, vướng mắc khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG ? Các nguyên tắc cần chú ý khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Phát triển đồng thời cả bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết Chú ý tạo môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết phong phú để trẻ được tắm mình trong môi trường ngôn ngữ. Sử dụng các vật dụng gần gũi, sản phẩm nông nghiệp địa phương,đồ vật mang màu sắc văn hóa địa phương, ca dao, dân ca...của vùng miền để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Chú ý phong cách ngôn ngữ trẻ thơ: ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, vui tươi, nhẹ nhàng, tình cảm Chú ý hơn đến đối tượng trẻ có nhu cầu đặc biệt: trẻ dân tộc thiểu số và trẻ khuyết tật về ngôn ngữ. Gợi ý một số hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG Gợi ý một số hoạt động cho trẻ làm quen với nghe và nói Trẻ 3-4 tuổi Cho trẻ nghe và phát âm các từ khó: nguyên âm tròn môi, các nguyên âm đôi: ô, ua, uê, ie, uô….thông qua các trò chơi: bắt chước theo cô, tiếng kêu của con vật, nghe đọc các bài thơ, đồng dao... Gợi ý một số hoạt động cho trẻ làm quen với nghe và nói Phát triển khả năng nghe cho trẻ bằng cách luyện nghe các âm thanh của ngôn ngữ (tiếng nói) như: các âm khác nhau trong các từ, các câu, nghe ngữ điệu, nghe giọng biểu cảm khác nhau thông qua đồng dao, ca dao, dân ca, các bài thơ, câu truyện, câu đố; cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, các trò chơi bán hàng, trò chuyện theo tranh; kể lại câu chuyện, đóng kịch... Gợi ý một số hoạt động cho trẻ làm quen với nghe và nói Trẻ 4-5 tuổi Cho trẻ nghe các âm khó và phát âm đúng các âm khó, gồm các âm dễ nhầm lẫn: n- l, x-s,tr-ch; các nguyên âm đôi: ưu, iê; âm ba khó: ươu uyu,uye, uya... Gợi ý một số hoạt động cho trẻ làm quen với nghe và nói Tiếp tục cho trẻ nghe kể chuyện, đọc thơ... và cho trẻ kể chuyện, đọc thơ để rèn luyện khả năng nghe hiểu ngôn ngữ nghệ thuật. Tăng cường các hoạt động đóng vai trong kể chuyện, diễn kịch để trẻ thể hiện ngôn ngữ biểu cảm, hình tượng, khả năng giao tiếp Gợi ý một số hoạt động cho trẻ làm quen với nghe và nói Tiếp tục cho trẻ nghe kể chuyện, đọc thơ... và cho trẻ kể chuyện, đọc thơ để rèn luyện khả năng nghe hiểu ngôn ngữ nghệ thuật. Tăng cường các hoạt động đóng vai trong kể chuyện, diễn kịch để trẻ thể hiện ngôn ngữ biểu cảm, hình tượng, khả năng giao tiếp Gợi ý một số hoạt động cho trẻ làm quen với nghe và nói Trẻ 5-6 tuổi Trẻ 5-6 tuổi cần phải được luyện tập để phát âm đúng tất cả các từ trong tiếng Việt, kể cả các từ khó. Cô cần chú ý đến các trẻ có biểu hiện chậm về ngôn ngữ: ngọng, lắp... để hỗ trợ nhiều hơn. Trẻ cần luyện nghe để cảm nhận được những vẻ đẹp của ngôn ngữ: sự trầm bổng của nhịp điệu, sắc thái tình cảm của giọng nói, những khả năng gợi thanh, gợi hình ảnh, màu sắc, cảm xúc...trong các tác phẩm văn chương. Để từ đó, trẻ cũng có khả năng sử dụng được những đặc trưng này của ngôn ngữ. Gợi ý một số hoạt động cho trẻ làm quen với nghe và nói Cô hướng dẫn trẻ học và đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ, kể lại truyện một cách biểu cảm và sáng tạo. Chú ý mở rộng câu, sử dụng tất cả các dạng câu đơn, câu phức, câu kể, câu hỏi, cảm thán... để trẻ tiếp thu và sử dụng. Gợi ý một số hoạt động cho trẻ làm quen với nghe và nói Các tình huống cần được tổ chức và để trẻ tự trao đổi, tìm cách giải quyết và ra quyết định. Ở lứa tuổi này, trẻ có thể đặt lời cho bài hát, đặt tên cho câu chuyện hoặc cùng cô sáng tạo truyện theo chủ đề Gợi ý một số hoạt động làm quen với đọc Trẻ 3-4 tuổi Cho trẻ làm quen với cách đọc qua các từ đơn giản: tên của trẻ, tên một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá nhân Đọc sách cùng trẻ: lựa chọn sách chữ to, tranh ảnh đẹp, phù hợp để đọc cho trẻ nghe, chỉ tay, di theo chiều dòng chữ để trẻ phân biệt chữ viết và phần tranh trên trang giấy, mối quan hệ giữa tiếng nói và chữ viết, nhận biết hướng đọc. Gợi ý một số hoạt động làm quen với đọc Giúp trẻ làm quen với sách, giới thiệu phần bìa, cách cầm, mở sách và lật các trang sách. Giáo dục lòng yêu quý, giữ gìn sách. Cho trẻ tự đọc sách tại các góc, chú ý tạo không gian và các giá sách phù hợp để trẻ tự đọc. Gợi ý một số hoạt động làm quen với đọc Trẻ 4-5 tuổi Hướng dẫn để trẻ quen với cách đọc và đọc được tên của mình, các chữ trong các đồ dùng gần gũi, góc hoạt động của lớp, các cây, hoa của lớp, của trường. Tiếp tục đọc sách cùng trẻ, cho trẻ nhận được hình các chữ, hướng chữ, quy tắc đọc tiếng Việt: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Cô dành thời gian để đọc với cá nhân và nhóm nhỏ, vừa đọc vừa chỉ tay để trẻ phân biệt các từ, mối liên hệ giữa từ ngữ và tiếng nói (âm của từ), nhận biết ý nghĩa của từ ngữ. Gợi ý một số hoạt động làm quen với đọc Hướng dẫn trẻ cách đọc: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, đọc hết trang thì giở tiếp sang trang khác, cùng nhau trao đổi về nội dung câu chuyện. Trẻ có thể đọc chung hoặc mỗi trẻ có một cuốn sách để đọc cùng cô. Hướng dẫn và sắp xếp để trẻ tự lấy, cất sách, giữ gìn sách, rèn luyện thói quen đọc sách (ít nhất 01 lần/ngày). Gợi ý một số hoạt động làm quen với đọc Trẻ 5-6 tuổi Tiếp tục tổ chức các hoạt động như đối với trẻ 4-5 tuổi Chuẩn bị cho việc học đọc: cho trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi, thẻ chữ, tìm chữ cái trong từ, ghép chữ còn thiếu trong từ... cho trẻ thấy được mối quan hệ giữa các chữ cái, trẻ hiểu các chữ cái được ghép lại tạo thành từ, và các từ ghép lại sẽ tạo thành câu, khi đọc lên chúng có ý nghĩa. Gợi ý một số hoạt động làm quen với “viết” Đối với trẻ 3- 4 tuổi Cho trẻ quan sát các hoạt động viết của người lớn: viết trên bảng, viết trên giấy, viết xuống nền nhà, sân chơi... bằng các dụng cụ viết khác nhau (phấn, bút, sáp màu...), vừa viết vừa đọc để trẻ có thể hiểu được rằng chữ viết ghi lại lời nói, suy nghĩ, mong muốn của con người... nhằm lưu giữ và tryền đạt thông tin. Qua quan sát, trẻ có thể nắm được cách sử dụng các công cụ viết, biết được hướng viết tiếng Việt. Giáo viên tổ chức các hoạt động như vẽ, chơi với đất nặn, di màu, ghép hoặc xếp hình, in hình, xé dán, vê hoặc vò giấy, làm sách tranh to cùng cô... Gợi ý một số hoạt động làm quen với “viết” Đối với trẻ 4-5 tuổi Tiếp tục cho trẻ quan sát các hoạt động viết của người lớn để trẻ củng cố và nắm được cách sử dụng các công cụ viết, biết được hướng viết tiếng Việt, hướng viết của các nét chữ, mối quan hệ giữa tiếng nói và chữ viết. Gợi ý một số hoạt động làm quen với “viết” Cô hướng dẫn trẻ cách cầm và sử dụng các công cụ viết; cho trẻ vẽ trên sàn/sân/bảng bằng phấn, gạch...; vẽ trên cát, bột... bằng que... ; tô màu tranh, vẽ tự do trên giấy, trang trí đường diềm bằng bút sáp, bút dạ... để rèn luyện vận động của các cơ nhỏ, sự khéo léo của ngón tay, sự phối hợp tay mắt; giúp trẻ làm quen với cách sử dụng giấy, bút, biết cách cầm bút đúng và giữ giấy khi tô vẽ. Hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi ngón tay, trò chơi cài khuy áo, bện tết, xâu hạt, vò, vê, xoắn, xé, cắt giấy..; làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu đơn giản... Gợi ý một số hoạt động làm quen với “viết” Đối với trẻ 5-6 tuổi Hướng dẫn và cùng trẻ chơi các trò chơi đóng vai có liên quan nhiều đến các hành vi viết, sử dụng công cụ viết như: trò chơi bán hàng ("viết" hóa đơn tính tiền, "viết" tên hàng hóa...), trò chơi bác sĩ ("kê" đơn thuốc, "viết" sổ y bạ...), trò chơi bưu điện ("viết" địa chỉ, tên người nhận, người gửi...)...; Gợi ý để trẻ tự làm bưu thiếp, làm sách tranh, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình theo mẫu có sẵn hoặc trẻ quan sát được từ môi trường xung quanh... nhằm giúp trẻ làm quen với cách sử dụng bút và giấy, cách cầm bút và giữ giấy khi tô, vẽ, hướng viết chữ tiếng Việt. Gợi ý một số hoạt động làm quen với “viết” Hướng dẫn trẻ làm quen với các nét chữ cơ bản như nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, phải, nét cong hở trái, hở phải...; cách đưa tay để tạo thành nét chữ; sử dụng bút mềm để vẽ, tập tô, đồ các nét cơ bản trên giấy, tô mầu chữ cái rỗng, sử dụng phấn để viết, tô các nét trên bảng, trên nền nhà, sân chơi... Hoạt động này có thể tổ chức vào giờ học hoặc giờ chơi ở góc, chơi ngoài trời... Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, tạo tình huống, không khí chơi vui vẻ để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Để trẻ chủ động, thoải mái và tự nguyện khi tham gia hoạt động này, không ép trẻ phải thực hiện việc tô, đồ, sao chép, không trách móc trẻ hoặc chê các sản phẩm do trẻ tạo ra. Hoạt động 4: Một số phương pháp dạy học tích cực để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non  Cách thức tổ chức hoạt động nhằm phát triển kỹ năn

File đính kèm:

  • pptBai giang PTNN.ppt