Bài giảng Dạng 3: Bài tập về hỗn hơp các chất

- Căn cứ vào giả thiết ta đặt biến số và điều kiện cho hợp lí.Thường đặt mol giải sẽ dễ dàng hơn

- Cẩn thận xem 1 hoặc 2 chất trong hỗn hợp tham gia phản ứng.

- Viết PTHH của phản ứng. Kê mol để tìm được hệ phương trình, giải ta tìm được số mol của mỗi chất

- - Từ đó tính được số mol mỗi chất hoặc thành phần % mỗi chất về khối lượng hoặc thể tích.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Dạng 3: Bài tập về hỗn hơp các chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạng 3:Bài tập về hỗn hơp các chất
Căn cứ vào giả thiết ta đặt biến số và điều kiện cho hợp lí.Thường đặt mol giải sẽ dễ dàng hơn
Cẩn thận xem 1 hoặc 2 chất trong hỗn hợp tham gia phản ứng.
Viết PTHH của phản ứng. Kê mol để tìm được hệ phương trình, giải ta tìm được số mol của mỗi chất
- Từ đó tính được số mol mỗi chất hoặc thành phần % mỗi chất về khối lượng hoặc thể tích.
TD:Cho 8g hỗn hợp gồm Sắt và Magiê tác dụng hết với dd HCl ta thu được 4,48 lít khí H2( đktc).Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hổn hợp
Giải: Gọi x là số mol của Sắt ( x > 0)
	Gọi y là số mol của Magiê.
Ta có phương trình : 56x + 24y = 8 (1)
Số mol của khí Hyđro : 
Bài 1: Cho 6g hỗn hợp dạng bột gồm Mg và MgO tác dụng với Axit Clohyđric.
Tính thành phần % khối lượng của MgO có trong hỗn hợp nếu phản ứng tạo ra2,24 lít khí H2 ( đktc)
Tính thể tích dung dịch HCl 20%( D=1,1g/ml) vứa đủ để phản ứng với hỗn hợp đó
Bài2: Hoà tan 49,6g hỗn hợp gồm một muối sunfat và một muối cacbonat của cùng một kim loạihoá trị I vào nước thu được dung dịch A. Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau
Phần 1: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch axit sunfuricthu được 2,24 lít khí(đktc)
Phần 2: Cho phản ứng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43g kết tủa trắng
Tìm công thức của 2 muối ban đầu.
Tính % khối lượng các muối trên có trong hỗn hợp.
Bài3: Dung dịch A chứa hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2. Để trung hoà 50ml dung dịch A cần dùng 60ml dung dịch HCl 0,1M .Khi cho 50ml dung dịch A tác dụng với một lượng dư Na2CO3thấy tạo thành 0,197g kết tủa.
 Tính nồng độ mol của NaOH và Ba(OH)2 trong dung dịch A
Bài4: Thả 12g hỗn hợp nhôm và bạc vào dung dịch H2SO4 7,35%. Sau khi phản ứng kết thúc , người ta thu được 13,44lít khí hyđrô (đktc)
Tính % mỗi kimloại trong hỗn hợp
Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng , biết khối lượng riêng d= 1,025 g/ml
Bài5: Hoà tan hoàn toàn 14,6 g hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí H2( đktc). Tính thành phần % mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
Bài6: Cho 38,2g hỗn hợp gồmNa2CO3 và K2CO3vào dung dịch HCl. Dẫn khí sinh ra qua dung dịch nước vôi trong có dư thì thu được 30g kết tủa .Tính khối lượng của mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu
Bài7:Hòa tan hết 12,8g hỗn hợp gồm Mg và MgO phải dùng 400ml dung dịch HCl 2M 
Tính % khối lượng các chất ban đầu.
Cho một lượng NaOH dư vào dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam kết tủa
Bài8: Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp gồm Mg và MgO bằng axit HCl . Dung dịch thu được tác dụng với một lượng NaOH dư . Lọc lấy kết tủa rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 14g chất rắn.
a-Tính % khối lượng hỗn hợp ban đầu đã dùng 
b- Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu đã dùng
Bài9: Khử 15,2g hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao thu được sắt kim loại Để hòa tan các lượng sắt này cần 0,4 mol HCl
Xác định % khối lượng mỗi oxit.
Tính thể tích H2 ( đktc )thu được ở trên
Bài 10:Cho một lượng hỗn gồm Ag và Al tác dụng với một lượng dư dung dịch axit H2SO4 thu được 6,72 lít H2 (đktc). Sau phản ứng thấy còn 4,6 g một chất rắn không tan . Tính % mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài11: Khi nung hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ còn một nửa khối lượng hỗn ban đầu .Xác định % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.( MgCO3 cũng bị nhiệt phân như CaCO3)
Bài 12: Để khử hoàn toàn 24 g hỗn hợp Fe2O3 và CuO cần dùng 8,96 lít CO(đktc)Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu và % khối lượng mỗi kim loại trong chất rắn thu được sau phản ứng . Nếu thay CO bằng H2 thì thể tích H2 bằng bao nhiêu?
Bài13: Cho một luồng CO dư đi qua ống sứ chứa 15,3g hỗn hợp gồm FeO và ZnO nung nóng thu được một hỗn hợp chất rắn có khối lượng 12,74g . Biết trong điều kiện thí nghiệm hiệu suất các phản ứng đều đạt 80%.
Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu
Để hòa tan toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng trên phải dùng một thể tích dung dịch HCl 2M là bao nhiêu ?
Bài 14: Hòa tan một lượng hỗn hợp gồm 19,46g ba kim loại :Mg, Al , Zn ( trong đó số gam Mg bằng số gam Al )
Tính số gam mỗi kim loại đã dùng
Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng, biết người ta đã dùng dư 10% so với lí thuyết 
Bài 15 :Cho H2SO4 loãng tác dụng với Mg và Fe thì thu được 2,016 lít khí( đktc) . Nếu hợp kim này tác dụng với dung dịch FeSO4 có dư thì khối lượng của hợp kim tăng lên 1,68g . Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim.
Bài16: Cho 10g hợp kim gồm :Al, Cu , và Mg vào dung dịch HCl có dư thì thu được 11,98 lít khí H2 (đktc) và 0,31 g một chất không tan .Hãy xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại đó.
Bài17: Cho 0,325 g hỗn hợp gồm NaCl và KCl hoà tan vào nước. Sau đó cho dd AgNO3 vào dd trên ta thu được một kết tủa , sấy kết tủa cho đến khi khối lượng không đổithấy cân nặng 0,717g . Tính thành phần % các chất trong hỗn hợp.

File đính kèm:

  • docbai tap hh hay.doc