Bài giảng Chương V: Dẫn xuất của hiđrocacbon. polime (tiếp)
Kiến thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về 1 số hợp chất quan trọng: hợp chất có nhóm chức quan trọng (rượu etilic, axit axetic, chất béo).
Hợp chất thiên nhiên có vai trò quan rọng đối với đời sống của con người (gluxit, protein).
Một số polime có nhiều ứng dụng trong thực tiển (chất dẻo, tơ, cao su).
Chương V: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME I. MỤC TIÊU CHƯƠNG: 1. Kiến thức: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về 1 số hợp chất quan trọng: hợp chất có nhóm chức quan trọng (rượu etilic, axit axetic, chất béo). Hợp chất thiên nhiên có vai trò quan rọng đối với đời sống của con người (gluxit, protein). Một số polime có nhiều ứng dụng trong thực tiển (chất dẻo, tơ, cao su). Nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất vật lí hóa học của các chất. 2. Kĩ năng: Viết được các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của các chất. Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích 1 số vấn đề trong thực tiển. Biết giải 1 số dạng bài tập về hóa học hữu cơ : nhận biết, tính chất, xác định công thức, dự đoán tính chất, trắc nghiệm, biết tiến hành 1 số thí nghiệm về hóa hữu cơ. 3. Thái độ: Giáo dục HS tính chăm học, nghiên cứu thêm tài liệu hóa học. Tuần: 28 Tiết:54 RƯỢU ETYLIC S CÔNG THỨC PHÂN TỬ: C2H60 S PHÂN TỬ KHỐI: 46 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: Học sinh biết được : - Công thức phân tử, công thức cấu tạo,đđặc điểm cấu tạo. - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng( Drượu= 0,8g/ cm3), nhiệt độ sôi( t o = 78,30 C) - Khái niệm độ rượu. - Tính chất hóa học : Phản ứng với Na, với axit axetic, phản ứng cháy. - Ưùng dụng của rượu etylic: Làm nguyên liệu , dung môi trong công nghiệp. - Phương pháp điều chế ancoletylic từ tinh bột, đường hoặc từ etilen. Biết nhóm 0H là nhóm nguyên tử gây ra tính chất hóa hoc đặc trưng của rượu, biết độ rượu, cách tính độ rượu, cách điều chế rượu. b. Kĩ năng: - Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẩu vật, hình ảnh rút ra được nhân xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học. - Viết được PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn. - Phân biệt ancol etylic với benzen. - Tính khối lượng ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình. c. Thái độ: Giáo dục tính chăm và cẩn thận trong học tập. Không được uống rượu. 2. Trọng tâm: - Công thức cấu tạo của ancol etylic và đặc điểm cấu tạo. - Khái niệm độ rượu. - Tính chất hóa học và cách điều chế ancol etylic. 3.Chuẩn bị: a. GV: SGK, giáo án, mô hình phân tử rượu etylic (dạng đặc và rỗng) Dụng cụ: 2 cốc thủy tinh, đèn cồn, panh sắt, diêm. Hóa chất : Na , C2H50H (cồn), H20. b. HS:- Học bài và làm các BT về nhà - Học thuộc hĩa trị của nguyên tố C, H, O và trật tự liên kết giữa các nguyên tử. -Tính chất vật lí của rượu etilic, tính chất hĩa học -Ứng dụng của rượu etilic -Phương pháp điều chế rượu etilic 4. Tiến trình day học: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 9A1: .9A2: ..9A3: .. 9A4: .9A5: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Bài mới: khi lên men gạo , sắn , ngô ( đã nấu chín ) hoặc quả nho , quả táo người ta thu được rượu êtilic . vậy rượu êtilic có CTCT như thế nào ? nó có tính chất và ứng dụng gì ? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí. GV giới thiệu về các hợp chất có 0xi tiêu biểu như : ancol etylic, axit axetic, glucozơ HS quan sát lọ đựng ancol etylic cũng là rượu etylic(trong thực tế còn gọi là cồn) và gọi HS nêu tính chất vật lí. GV gọi HS đọc khái niệm về độ rượu và giải thích. (Số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước gọi là độ rượu VD: Rượu 45o có nghĩa là: cứ 100ml dung dịch rượu có chứa 45ml rượu etylic nguyên chất). BT1: Hãy khoanh tròn vào câu nào đúng trong các câu sau: Cồn 90o có nghĩa là: Dung dịch được tạo thành khi hòa tan 90ml rượu etylic nguyên chất vào 100g nước.. Dung dịch được tạo thành khi hòa tan 90g rượu etylic nguyên chất vào 100g nước.. Dung dịch được tạo thành khi hòa tan 90g rượu etylic với 10g nước. Trong 100ml dung dịch có 90ml rượu etylic nguyên chất. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo phân tử. GV cho các nhóm HS quan sát mô hình phân tử rượu etylic dạng đặc và dạng rỗng, sau đó gọi HS viết CTCT của rượu. Em hãy nhận xét về đặc điểm cấu tạo của rượu etylic. ? (GV gọi HS nên lưu ý sự khác nhau về vị trí của 6 nguyên tử Hiđro). GV giới thiệu phân tử rượu với nhóm 0H có màu khác cho HS thấy rõ hơn. Nhóm 0H này làm cho rượu có tính chất đặc trưng. Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học của rượu. GV làm thí nghiệm đốt cồn, yêu cầu HS quan sát màu của ngọn lửa và nêu hiện tượng và viết PTHH. Gọi HS trả lời GỌi HS nhận xét, bổ sung GV liên hệ về rượu cồn. GV hướng dẫn làm thí nghiệm mẫu. - Cho 1 mẫu Na vào cốc đựng rượu etylic - Gọi HS nêu hiện tượng, viết PTHH. Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẫu Na từ từ tan dần. Rượu etylic tác dụng được với Na, giải phóng khí H2. GV chỉ trên PT để HS thấy rõ sự thay thế của nguyên tử Na vào nguyên tử H trong nhóm 0H. GV giới thiệu phản ứng của rượu etylic với axit axetic. Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng. GV cho cả lớp quan sát tranh ứng dụng của rượu etylic và HS nêu. GV bổ sung thêm phần ứng dụng. GV giới thiệu các PTHH 2C2H50H CH2 = CH - CH = CH2 +2H20 + H2. nCH2=CH-CH=CH2(-CH2-CH=CH-CH2-)n. Giáo dục học sinh: Các em tuổi còn nhỏ không được uống rựơu ảnh hưởng đến sức khỏe. Không được uống rượu khi tham gia giao thông rất nguy hiểm gây ra tai nạn chết người. Hoạt động 5: Tìm hiểu về cách điều chế rượu etylic. Rượu etylic được điều chế bằng cách nào ? Liên hệ cơ sở sản xuất rượu từ tinh bột GV hướng dẫn học sinh viết PTHH C2H4 + H20 Gọi học sinh đọc em cĩ biết. Hướng nghiệp cho học sinh các em cố gắng học giỏi sau này điều chế ra rượu etylic bằng phương pháp hiện đại hơn. I. Tính chất vật lí : - Là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước. - Rượu etylic sôi ở 78,3oC. - Rượu etylic hòa tan được nhiều chất như Iốt, benzen. -Khối lượng riêng 0,8 g/ cm3 Thể tích rượu nguyên chất Độ rượu= x100 % Thể tích dung dịch rượu BT1: Câu D là đúng nhất. II. Cấu tạo phân tử: H H H - C - C - 0 - H H H Hoặc: CH3 - CH2 - 0H. Đặc điểm: Trong phân tử rượu etylic có 1 nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử 0 tạo ra nhóm -0H. III. Tính chất hóa học: 1. Rượu etylic có cháy không ? Hiện tượng: Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh và tỏa nhiều nhiệt. Vì rượu etylic tác dụng mạnh với 0xi khi đốt nóng. PTHH: C2H50H + 302 2C02 + 3H20. 2. Rượu etylic có phản ứng với Natri không PTHH: 2C2H50H + 2Na 2C2H50Na + H2. 3. Phản ứng với axit axetic: (học sau). IV. Ứng dụng: (SGK). V. Điều chế: Rượu etylic được điều chế bằng cách: Chất bột (hoặc đường) rượu etylic. Etilen tác dụng với nước. C2H4 + H20 C2H50H 4.4 Câu hỏi, củng cố, bài tập BT2 : Cho Na (dư) vào cốc đựng rượu etylic 50o, viết PTHH . 2Na + 2H20 2Na0H + H2. 2Na + 2C2H50H 2C2H50Na + H2. BT3 : Để phân biệt hai chất lỏng khơng màu là benzen và rượu etylic ta dùng. A. Sắt B. Đồng C. Natri D. Kẽm BT4 : Tìm thể tích của rượu etylic có trong 650ml rượu 40o. GV hướng dẫn HS giải và báo cáo kết quả, GV nhận xét. Vì độ rượu là 40o nên: Cứ 100ml dung dịch rượu có 40ml rượu nguyên chất Vậy 650ml dung dịch rượu có ? ml rượu nguyên chất Thể tích rượu nguyên chất : Vrượu nguyên chất = 260 (ml.) 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Đối với tiết học này: Học bài : viết được cơng thức cấu tạo của rượu, tính chất hĩa học của rượu Làm các BT :1,2,3,4,5 trang 139 SGK. Hướng dẫn bài 5 SGK C2H50H + 302 2C02 + 3H20. Số mol rượu etylic -> số mol của CO2 Số mol của O2 -> VO 2 =? -> Vkk= VO 2. 5 Đối với tiết học sau : CB: “ Axit Axetic” - Cấu tạo phân tư û: viết được CTCT của axit axetic. -Tính chất lí hóa học: đđọc trước phần thí nghiệm). - Quan sát và ngửi giấm ăn ở nhà, cách điều chế giấm ăn. 5. Rút kinh nghiệm: Nội dung Phương pháp Sử dụng ĐDDH,TBDH
File đính kèm:
- Bai 44 Ruou etilic.doc