Bài giảng Chương 1: Nguyên tử (tiết 6)

HS biết và hiểu :

– Thành phần, kích thước và cấu tạo của nguyên tử.

– Điện tích hạt nhân, proton, nơtron, hiện tượng phóng xạ, phản ứng hạt nhân.

– Số khối, đồng vị, nguyên tố hoá học.

– Obitan nguyên tử, lớp electron, phân lớp electron, cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học.

– Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc lớp electron của nguyên tử các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

 

doc128 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương 1: Nguyên tử (tiết 6), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá mạnh, dễ dàng tác dụng với nhiều chất dễ cháy như P, S, C, bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao.
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
Hoạt động 6 : Tổng kết và vận dụng
HS làm bài tập số 2, 4, 5 SGK. 
Bài 33	Luyện tập về clo và hợp chất của clo 
I- mục tiêu
Củng cố tính chất vật lí, hoá học đặc trưng của clo, nguyên tắc và phương pháp điều chế clo, tính chất các hợp chất của clo. 
II- chuẩn bị
GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập, giao cho HS một số câu hỏi yêu cầu HS chuẩn bị trước : 
Câu 1 : Nêu cấu tạo nguyên tử, độ âm điện của clo. Giải thích các số oxi hoá của clo. Tính chất lí, hoá học của đơn chất clo. 
Câu 2 : Trình bày tính chất hoá học của dd HCl. Viết các PTHH minh hoạ.
Câu 3 : Các hợp chất chứa oxi của clo có nhiều ứng dụng quan trọng là những hoá chất nào (công thức, tên gọi) ? Lập bảng tóm tắt số oxi hoá, cách điều chế, tính chất hoá học của chúng.
Câu 4 : Có các chất sau : KCl, KClO, KClO3, HClO, CaOCl2, Cl2, FeCl2, FeCl3, HCl, AgCl. Hãy lập các sơ đồ biến hoá giữa các hoá chất trên và viết các PTHH thực hiện dãy biến hoá đó.
GV có thể dạy theo phương pháp grap. HS chuẩn bị bài theo nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị phần trả lời 1 câu hỏi trình bày bằng máy chiếu. GV chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kĩ thuật để HS trình bày bài của nhóm trên máy tính.
III- Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
GV : Clo và hợp chất của clo có tính chất, ứng dụng và điều chế như thế nào ?
Hoạt đông 2 : Kiến thức cần nắm vững 
GV : Yêu cầu HS trình bày câu hỏi 1, tổ chức cho HS thảo luận. 
GV : Yêu cầu HS trình bày câu hỏi 2, tổ chức cho HS thảo luận.
HS trả lời câu hỏi 1, lớp thảo luận, bổ sung kiến thức, rút ra kết luận về cấu tạo nguyên tử, các số oxi hoá của clo, tính chất lí, hoá của clo đặc biệt rút ra được sơ đồ sau : 
 dễ khó 
 3s23p6 3s23p5 
 Tính oxi hoá Tính khử 
HS trả lời câu hỏi 2, thảo luận, bổ sung, rút ra kết luận về tính chất hoá học của HCl đặc biệt nhấn mạnh cho HS :
- Hợp chất chứa Cl– có tính khử do : 
 2Cl– 
HS thực hiện yêu cầu của GV theo bảng mẫu :
GV : Yêu cầu HS điền thông tin vào ô trống trong bảng mẫu, trả lời câu hỏi 3.
Các hợp chất
Số oxi hoá
Điều chế
Tính chất hoá học
ứng dụng
GV : Yêu cầu HS trình bày câu hỏi 4, tổ chức cho HS thảo luận.
GV : Trong các phản ứng hoá học đó :
- Phản ứng nào thể hiện tính oxi hoá của clo ? 
- Phản ứng nào thuộc loại oxi hoá - khử nội phân tử ? Vì sao ? 
- Phản ứng nào các hợp chất chứa oxi của clo thể hiện tính oxi hoá ?
- Phản ứng nào được dùng điều chế clo trong PTN ? trong công nghiệp ? 
HS thiết lập sơ đồ, thảo luận, đưa ra sơ đồ hoàn chỉnh.
HS viết PTHH thực hiện dãy biến hoá,.
HS trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3 : Bài tập vận dụng 
GV yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK.
HS làm các bài tập trong SGK, thảo luận và chữa bài.
Bài 34 	Flo 
I- Mục tiêu
– Biết trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế, tính chất hoá học, ứng dụng của flo. Tính chất và cách điều chế hiđro florua, axit flohiđric, oxi florua.
– Hiểu flo là phi kim mạnh nhất, trong các hợp chất flo chỉ có số oxi hoá –1, chỉ có thể dùng phương pháp điện phân mới có thể điều chế được flo.
II- Chuẩn bị
– Bột CaF2, dd H2SO4, parafin, tấm kính, dao nhọn.
– GV có thể sử dụng sơ đồ grap để củng cố kiến thức vào cuối bài.
III- Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
GV : Tại sao nói nguyên tố flo là một phi kim điển hình, hoạt động hoá học mạnh nhất trong số các phi kim ? flo có gì giống và khác với nguyên tố clo ? 
Hoạt động 2 : Trạng thái tự nhiên, điều chế
GV : 
1. Trong tự nhiên, flo tồn tại ở trạng thái đơn chất hay hợp chất ? Vì sao ?
2. Cho biết một số khoáng chất chứa flo trong tự nhiên.
Nếu có điều kiện GV cho HS xem các mẫu vật, quan sát các hình ảnh về các mỏ khoáng của flo. GV có thể cung cấp thêm thông tin : Flo chiếm khoảng 6,25.10–2% tổng khối lượng vỏ trái đất, nghĩa là còn nhiều hơn Cu, Zn, Ni và một số nguyên tố quen thuộc khác.
GV : Hãy cho biết :
1. Nguyên tắc điều chế flo.
2. Phương pháp điều chế flo. Tại sao chỉ có thể dùng phương pháp điều chế đó ? 
HS tham khảo SGK rút ra được trạng thái tự nhiên của flo, dựa vào tính chất hoạt động hoá học mạnh nhất của flo để giải thích. 
HS tham khảo SGK nêu khoáng chất, một số dạng tồn tại của flo trong tự nhiên. 
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi. 
HS viết PTHH :
ở cực âm : 2 H+ + 2e H2
ở cực dương : 2 F– – 2e F2
Hoạt động 3 : Tính chất, ứng dụng
GV : Hãy cho biết tính chất vật lí của flo: trạng thái, mầu sắc, tính độc.
GV : Tại sao nói : flo là phi kim mạnh nhất ? 
GV : flo có tính chất hoá học giống và khác clo như thế nào ?
GV : Flo có tính oxi hoá mạnh nhất vậy flo tác dụng được với những hoá chất nào ?
GV : Viết PTHH minh họa tính chất hoá học của flo. 
GV chữa bài và hướng dẫn HS rút ra kết luận về tính chất hoá học của flo. 
GV : Nêu các ứng dụng quan trọng của flo ? 
GV có thể lồng việc giáo dục môi trường vào bài học. Nếu có điều kiện GV giao cho HS tìm kiếm thông tin trên mạng internet tìm hiểu về tình hình sử dụng chất CFC và những tác hại của nó với môi trường.
HS nhớ lại bài khái quát hoặc tham khảo SGK trả lời câu hỏi. 
HS dựa vào cấu hình electron, giá trị độ âm điện của flo để trả lời. 
HS tiến hành so sánh cấu tạo và độ âm điện của clo và flo, từ đó rút ra flo có tính oxi hoá mạnh nhất.
HS dự đoán :	
+ Flo tác dụng được kim loại
+ Flo tác dụng với phi kim
+ Flo tác dụng với hợp chất 
HS tham khảo SGK viết PTHH minh họa tính chất hoá học của flo.
Sau khi chữa bài HS rút ra kết luận như SGK.
HS tham khảo SGK và nêu ứng dụng của flo.
Hoạt động 4 : Một số hợp chất của flo
GV : 
1. Nêu phương pháp, viết PTHH điều chế hiđro florua.
2. Tại sao không sử dụng phương pháp tổng hợp như điều chế hiđro clorua ?
GV : HF và HCl có tính chất vật lí khác nhau như thế nào ?
GV có thể khuyến khích HS khá, giỏi về nhà tìm hiểu, giải thích sự khác nhau đó.
GV : 
1. Khí hiđro florua tan vào nước tạo thành dd có tính chất hoá học gì ? 
2. Dd đó có tính chất gì khác với dd HCl ? 
Nếu có điều kiện GV có thể làm thí nghiệm biểu diễn khả năng ăn mòn thuỷ tinh của dd HF.
GV : 
1. Muốn khắc chữ, hoa văn lên thuỷ tinh ta làm như thế nào ?
2. Có thể đựng dd HF trong chai lọ làm bằng thuỷ tinh hay không ?
GV bổ sung thêm tính tan, tính độc của các muối florua.
GV : Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo, xác định số oxi hoá của flo trong hợp chất với oxi ?
GV : 
1. Viết PTHH của phản ứng điều chế oxi florua.
2. Nêu tính chất vật lí của oxi florua.
3. Nêu tính chất hoá học của oxi florua.
GV : Hoàn thành PTHH sau đây :
OF2 + H2 ?
OF2 + Mg ?
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
HS tham khảo SGK nêu rõ :
- Hiđro florua có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn hiđro clorua.
- Hiđro florua tan vô hạn trong nước trong khi hiđro clorua tan có hạn.
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi và đi đến kết luận :
- Khí hiđro florua tan vào nước tạo thành dd axit flohiđric có tính chất axit yếu.
- Dd axit flohiđric có tính chất đặc biệt ăn mòn thuỷ tinh do tác dụng với SiO2 có trong thành phần thuỷ tinh. 
HS viết PTHH của phản ứng giữa dd hiđro florua với SiO2.
HS trả lời câu hỏi. 
HS trả lời : hợp chất với oxi của flo có
- Công thức phân tử : OF2
- Công thức cấu tạo : F – O – F
- Số oxi hoá : F : –1 ; O : +2.
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
HS vận dụng hoàn thành các PTHH.
Hoạt động 5 : Tổng kết và vận dụng 
HS làm bài tập số 3, 4 SGK trang 139.
Bài 35	brom
I- Mục tiêu
– Biết trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế, tính chất hoá học của brom ; phương pháp điều chế và tính chất của một số hợp chất của brom.
– So sánh được tính chất hoá học của brom, hợp chất của brom với các halogen khác.
II- Chuẩn bị
– Hoá chất : nước brom, dd KI, dd hồ tinh bột.
– Phần mềm mô phỏng phản ứng hoá học của brom với kim loại (Al và Br2), một số hình ảnh giới thiệu ứng dụng của AgBr trong việc chế tạo phim ảnh. 
III- Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
Chúng ta đã được học 2 nguyên tố halogen là clo và flo, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu tính chất của đơn chất và tính chất một số hợp chất của brom – một nguyên tố phi kim duy nhất trong BTH ở trạng thái lỏng.
Hoạt động 2 : Trạng thái tự nhiên, điều chế
GV : Đặt câu hỏi : 
1. Trong tự nhiên, brom tồn tại ở trạng thái đơn chất hay hợp chất ? 
2. Hãy kể một số chất chứa brom trong tự nhiên.
GV : Hãy cho biết : 
1. Nguồn nguyên liệu chính để điều chế brom là gì.
2. Nêu nguyên tắc điều chế brom. 
3. Viết PTHH điều chế brom ?
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
HS tham khảo SGK rút ra được : 
- Nguồn nguyên liệu chính dùng điều chế brom là nước biển (có nhiều NaBr, KBr).
- Nguyên tắc điều chế : oxi hoá ion Br-
 2Br– – 2e Br2
Chất oxi hoá là Cl2.
- PTHH điều chế brom.
Hoạt động 3 : Tính chất, ứng dụng 
GV cho HS quan sát lọ chứa brom lỏng GV : Quan sát lọ đựng brom và cho biết : 
1. Trạng thái, màu sắc. 
2. Dễ hay khó bay hơi ? 
GV : Brom còn có những tính chất vật lí nào khác ? 
GV : So sánh : 
1. Cấu tạo lớp electron ngoài cùng, độ âm điện của brom và clo. 
2. Tính chất hoá học của brom và clo.
GV : Viết các PTHH minh họa tính chất hoá học của brom. 
Nếu có điều kiện GV cho HS quan sát phần mềm mô phỏng phản ứng của brom với nhôm.
GV : Hoàn thành các phản ứng hoá học sau đây và cho biết vai trò của brom trong phản ứng :
Br2 + Cl2 + H2O HBrO3 + HCl
Br2 + NaOH NaBrO + NaBr 
GV : Sau đây ta làm thí nghiệm brom tác dụng với dd muối của iot để xem tính oxi hoá của brom mạnh hơn hay yếu hơn iot.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm brom tác dụng với dd muối của iot.
GV : Nêu các ứng dụng của brom ?
HS quan sát brom lỏng, đựng trong lọ thuỷ tinh trong suốt, nút kín và trả lời câu hỏi .
HS tham khảo SGK bổ sung tính độc, dễ gây bỏng nặng của brom. 
HS viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của clo và brom rút ra được :
- Brom có lớp electron ngoài cùng giống clo brom có tính chất hoá học

File đính kèm:

  • docGIAO AN(1).doc