Bài giảng Bài 36 (2 tiết): Nước (tiếp)

HS biết và hiểu qua phương pháp thực nghiệm thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố hiđro và oxi, chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hiđro và 1 phần oxi, và tỉ lệ khối lượng là 1 hiđro và 8 oxi.

2. HS biết và hiểu các tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước; hoà tan đựơc nhiều chất (rắn, lỏng, khí); tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và H2; tác dụng với một số oxit kim loại tạo thành bazơ; tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo axit.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 36 (2 tiết): Nước (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 36 (2 tiết): Nước
A. Mục tiêu
1. HS biết và hiểu qua phương pháp thực nghiệm thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố hiđro và oxi, chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hiđro và 1 phần oxi, và tỉ lệ khối lượng là 1 hiđro và 8 oxi.
2. HS biết và hiểu các tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước; hoà tan đựơc nhiều chất (rắn, lỏng, khí); tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và H2; tác dụng với một số oxit kim loại tạo thành bazơ; tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo axit.
3. HS hiểu và viết được phương trình hoá học thể hiện được các tính chất hoá học nêu trên đây của nước; tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính toán thể tích các chất khí theo phương trình hoá học.
4. HS biết nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống, có ý thức sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt và giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Phương pháp: Trực quan, Thí nghiệm nghiên cứu, Đàm thoại gợi mở.
2. Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị trước dụng cụ phân hủy nước bằng dòng điện theo hình 5.8 SGK và dụng cụ tổng hợp nước từ hiđro và oxi theo hình 5.9 SGK.	
- GV cần làm trước để có thể nắm vững kỹ thuật và biểu diễn 2 thí nghiệm này cho HS, ít nhất là thí nghiệm theo hình 5.8; đồng thời cho HS quan sát dụng cụ thí nghiệm theo hình 5.9 hoặc HS xem bản trong (có dùng máy chiếu) hay tốt hơn là xem phần mềm dạy học (có dùng máy tính) mô tả thí nghiệm phân huỷ nước bằng dòng điện và thí nghiệm tổng hợp nước từ hiđro và oxi.
- GV chuẩn bị dụng cụ và hoá chất theo hình 5.10 SGK để làm thí nghiệm natri kim loại tác dụng với nước; đồng thời chuẩn bị dụng cụ hoá chất để làm thí nghiệm vôi sống tác dụng với nước P2O5 tác dụng với nước.	
- GV chuẩn bị các câu hỏi cần thảo luận với câu trả lời của học sinh trên bản trong để sử dụng máy chiếu hoặc in trên giấy khổ A3 khi không dùng máy chiếu.	
D. Tiến trình giảng dạy:
I – Thành phần hoá học của nước (tiết 1)
Khi nghiên cứu phần này, GV đặt vấn đề “những yếu tố hoá học nào có trong thành phần của nước ? Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ nào về thể tích và khối lượng ?” Để giải đáp câu hỏi này, ta làm hai thí nghiệm sau đây:
a) Sự phân hủy của nước bằng dòng điện (như trình bày ở mục II ở trên đây).	
b) Sự tổng hợp nước.
Tiến hành thí nghiệm biểu diễn hoặc đưa vào hình vẽ phóng to theo hình 5.9 SGK, đồng thời cho HS trả lời các câu hỏi sau:
- Thể tích khí H2 và thể tích khí O2 nạp vào ống thủy tinh hình trụ lúc đầu là bao nhiêu ? Khác nhau hay bằng nhau ? (bằng nhau);	
- Thể tích khí còn lại sau khi hỗn hợp nổ do đốt bằng tia lửa điện là bao nhiêu (còn 1/4, đó là khí gì) ? (oxi).	
- Tỉ lệ về thể tích giữa hiđro và oxi khi chúng hoá hợp với nhau tạo thành nước ? 
- Tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố hiđro và oxi trong H2O là bao nhiêu ?	
- Vậy bằng thực nghiệm có thể rút ra kết luận về công thức hoá học của nước như thế nào ?	
II – Tính chất của nước.
1. Tính chất vật lí.	
(GV cho học sinh giải câu hỏi trắc nghiệm dạng điềm khuyết về tính chất này).
Có thể cho HS nhắc lại những điều các em đã học trong các bài khoa học, địa lí và vật lí về tính chất vật lí của nước, sau đó GV bổ sung hoặc cho HS tự đọc SGK.
2. Tính chất hoá học: (2 tiết)
GV sử dụng một trò chơi: đố vui hoặc giải ô chữ để vào bài.
a) Tác dụng của nước với kim loại: GV làm thí nghiệm biểu diễn (hoặc cho 1 HS lên bàn GV làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát) theo hình 5.10 SGK. Khi đó có thể làm song song thí nghiệm cho một mẩu Cu vào nước để học sinh quan sát.
Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi sau:
- Hiện tượng quan sát đựơc khi cho mẩu natri và cốc nước ? Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng xảy ra ? Khí thoát ra có thể là chất gì ?
- Cho biết quỳ tím ngả màu gì ? Dung dịch tạo thành có tính chất gì ? Chất rắn trắng còn lại khi làm bay hơi nước của dung dịch này có công thức thế nào?	
- Viết phương trình phản ứng đã xảy ra.	
- Tại sao phải dùng lượng nhỏ mà không được dùng lượng lớn natri kim loại.	
- Phản ứng hoá học giữa natri và nước thuộc loại phản ứng gì ? Vì sao ?	- Có phải tất cả các kim loại đều tác dụng với nước không ?	
* Bari kim loại cũng có thể tan trong nước giống như natri, viết phương trình phản ứng ? Tính thể tích H2 (đktc) thoát ra từ 13,7 gam Ba ? (Ba = 137)
GV có thể giới thiệu với học sinh 2 loại bột CaO và P2O5 và hỏi chúng thuộc các loại oxit gì ? (Có thể yêu cầu học sinh kể thêm một số oxit nữa cùng với mỗi loại trên).
Sau đó nên nguyện vọng muốn nghiên cứu tác dụng của 2 chất này với nước.
b) Tác dụng của nước với một số oxit kim loại.
GV làm thí nghiệm biểu diễn: Cho cục nhỏ vôi sống CaO vào bát sứ (hay ống nghiệm) và rót một ít nước vào, sau đó thả một mẩu giấy quỳ tím. Cho HS trả lời một số câu hỏi sau:
- Hiện tượng quan sát được ? Màu quỳ tím biến đổi thế nào ? Dung dịch tạo thành có tính chất gì ? Biết phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng hoá hợp, hãy viết phương trình hoá học cho phản ứng ?	
c) Tác dụng của nước với một số oxit phi kim.
GV có thể cho HS dự đoán và viết phương trình hoá học giữa điphotphopenta oxit P2O5 và nước hoặc SO2 và H2O tạo ra axit tương ứng là H3PO4 và H2SO3. Sau đó làm thí nghiệm xác nhận (thí dụ cho một ít bột trắng P2O5 vào ống nghiệm, thêm 1ml nước vào và dùng giấy quỳ tím để thử dung dịch mới tạo thành, axit sẽ làm đổi màu quỳ tím thành đỏ). Hệ thống câu hỏi tương tự trên.
(GV có thể làm đồng thời cả hai thí nghiệm trên để học sinh so sánh, rồi đi đến kết luận và ghi rõ oxit bazơ, oxit axit).
* GV có thể cho học sinh biết có 2 chất bột trắng là Na2O, P2O5 được đánh số (1), (2). Làm thế nào để phân biệt được 2 chất bột này ?
III – Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
Cho HS tự nghiên cứu SGK và trả lời 2 câu hỏi sau:
- Hãy dẫn ra một số dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống và sản xuất ? 
- Theo em nguyên nhân của sự ô nhiễm nguồn nước là ở đâu ? Cách khắc phục.
Phần này GV có thể dùng nhiều hình thức:
+ Cho HS thảo luận rồi thống nhất câu trả lời.
+ Yêu cầu học sinh trả lời (sau khi chiếu một số tranh ảnh) và xác định câu trả lời.
+ Sử dụng các câu đố vui về nước biển, sông, hồ, ao, cống rãnh 

File đính kèm:

  • docGA THAO GIANG.doc
Giáo án liên quan