Giáo án Hóa học 8 - Tiết 14: Hóa trị (Tiết 2)

1.Kiến thức:

+ Biết cách tính hoá trị và lập công thức học.

+ Tiếp tục củng cố về CTHH.

2.Kĩ năng:

 + Có kĩ năng lập công thức của hợp chất 2 nguyên tố, tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.

 3.Thái độ:

- Tính cách: GD học sinh tính cẩn thận trong giải bài tập.

- Thói quen: vận dụng nội dung bài học vào giải bài tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 4055 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 14: Hóa trị (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :
Tuần: 7
Tiết 14 : HOÁ TRỊ (T2)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
+ Biết cách tính hoá trị và lập công thức học.
+ Tiếp tục củng cố về CTHH.
2.Kĩ năng: 
 + Có kĩ năng lập công thức của hợp chất 2 nguyên tố, tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
 3.Thái độ: 
- Tính cách: GD học sinh tính cẩn thận trong giải bài tập.
- Thói quen: vận dụng nội dung bài học vào giải bài tập.
II/. NỘI DUNG HỌC TẬP:cách tính hóa trị của một nguyên tố và lập công thức hóa học của hợp chất theo đúng hóa trị
III.CHUẨN BỊ 
* GV : + Tranh vẽ bảng 1 trang 42 SGK.
 + Bảng ghi hoá trị một số nhóm nguyên tử trang 43 SGK.
* HS : Đọc trước các nội dung đã giao về nhà trong phần còn lại của bài hoá trị.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 2.Kiểm tra miệng: 
- Gọi HS lên bảng kiểm tra:
 HS1: Hoá trị là gì? Nêu quy tắc hoá trị. Viết biểu thức và cho ví dụ cụ thể.
 HS2: Bt 4 (SGK).
 HS3: Bt 10.5 (SBT).
 Giải:
 BT4: a) ZnCl2: Zn ht II, CuCl2: Cu ht II, AlCl3: Al ht III.
 b) FeSO4: Fe ht II
 BT10.5: Ba: II, Fe: III, Cu: II, Li: I
3.Tiến trình bài học: 
Đặt vấn đề: Hôm trước chúng ta đã có cách tính hoá trị một nguyên tố khi biết CTHH, vậy nếu biết hoá trị rồi thì lập CTHH bằng cách nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1:Tính hoá trị của một nguyên tố: ( 10 phút )
- HS viết công thức tổng quát.
- HS vận dụng công thức tổng quát để giải: a.x= b.y 
- Tương tự: Tính hoá trị các nguyên tố trong các hợp chất sau: FeCl2, MgCl2, CaCO3, Na2CO3, P2O5.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2, HS dựa vào Cl để tính hoá trị các nguyên tố trong hợp chất 3, 4, 5.
- HS rút ra nhận xét về áp dụng quy tắc làm bài tập.
- Xác định hoá trị các nguyên tố trong các hợp chất sau: K2S, MgS, Cr2S3.
Hoạt động 2: Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị ( 15 phút )
- GV cho HS làm bài tập ở Sgk (Ví dụ 1).
- GV hướng dẫn HS chuyển công thức tổng quát thành dạng tỷ lệ:
 a.x = b.y ® 
 (x, y là số nguyên đơn giản nhất).
- GV hướng dẫn HS cách tính x,y dựa vào BSCNN.
- GV hướng dẫn lập công thức hoá học ở ví dụ 2.
* Lưu ý: Nhóm nguyên tử ở công thức là 1 thì bỏ dấu ngoặc đơn.
* HS đọc đề bài.
 P (III) và H.
 C (IV) và S (II).
 Fe (III) và O.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập.
- HS tiếp tục làm bài tập 5 (phần 2).
*Bài tập 10.7 (Sbt).
Lập công thức hoá học của những hợp chất tạo bởi 1 nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
Ba và nhóm OH
 Cu.............. ..NO3
 Al ............... NO3
 Na................PO4
 Ca................CO3
 Mg...............Cl
1.Tính hoá trị của một nguyên tố:
 * Ví dụ: Tính hoá trị của Al trong các hợp chất sau: AlCl3 (Cl có hoá trị I).
- Gọi hoá trị của nhôm là a: 1.a = 3.I
 FeCl : a = II
 MgCl 2: a = II
 CaCO3 : a = II (CO3 = II).
 Na2SO3 : a = I
 P2O5 :2.a = 5.II ®a = V.
* Nhận xét:
 a.x = b.y = BSCNN.
2.Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:
* VD1: CTTQ: SxOy
 Theo quy tắc: x . VI = y. II = 6.
 Vậy : x = 1; y = 3.
 CTHH: SO3
* VD2 : Na(SO4)y
 .
 CTHH : Na2SO4.
* Bài luyện tập 5:
 PxHy : PH3.
 CxSy : CS2.
 FexOy: Fe2O3.
* Công thức hoá học như sau:
 Ba(OH)2.
 CuNO3.
 Al(NO)3.
 Na3PO4.
 CaCO3.
 MgCl2.
4.Tổng kết: (10 ph) Yêu cầu HS nhắc lại các bước để lập một CTHH khi biết hoá trị
 * Cho HS làm bài tập theo nhóm và nộp lại 1 số bài chấm lấy điểm: Hãy cho biết các công thức sau đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
a) K(SO4)2, CuO3, Na2O, FeCl3
b) Ag2NO3, SO2, Al(NO3)2, Zn(OH)2, Ba2OH.
 Giải: 
Các công thức sai và sửa lại: a) K2SO4, CuO
 b) AgNO3, Al(NO3)3, Ba(OH)2
 * Nếu còn thời gian thì cho HS chơi trò chơi: “ai lập CTHH nhanh nhất”:
GV phổ biến luật chơi:
 + Mỗi nhóm được phát một bộ bìa (có ghi các KHHH của nguyên tố hay nhóm nguyên tử) có băng dán mặt sau.
 + Các nhóm thảo luận 4 ph để lần lượt dán lên bảng các CTHH đã thảo luận, GV nhận xét cho điểm các nhóm.
5.Hướng dẫn học tập:
Các học sinh cuối buổi học: Ôn lại các khái niệm đã học, làm các bài tập, ghi nhớ các quy tắc và cách lập CTHH, xem lại các nội dung: biểu diễn CTHH, hoá trị, cách lập CTHH để tiến hành luyện tập.
 Ra bài tập về nhà: 7, 8 (SGK), 10.7, 10.8 (SBT)

File đính kèm:

  • docBai HOA TRI Tiet 2 .doc