Bài giảng Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống pháp xâm lược (1858 - 1873)
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này, HS cần nắm được:
- Ý đồ xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây.
- Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 – 1973.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống lại quá trình đô hộ của Pháp từ 1858 - 1973.
mới: Năm 1858 đánh dấu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc – thời kỳ bị Pháp đô hộ trong gần một thế kỷ. Vậy nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta là gì? Quá trình xâm lược của Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài hôm nay để có thể trả lời được những câu hỏi trên. Chương I: VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 - 1873). 2. Dạy nội dung bài mới: Tiết 1: Hoạt động của GV – HS Kiến thức cơ bản cần đạt * Hoạt động 1: - GV nhắc lại quá trình thành lập của nhà Nguyễn. Sau đó, GV cho HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi: ?Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX trước cuộc xâm lược của Pháp như thế nào? à HS theo dõi, phát biểu, HS khác nhận xét. GV bổ sung và chốt ý. - GV trình bày để HS thấy rằng GV CĐPK nước ta khủng hoảng, sa sút nghiêm trọng về mọi mặt, làm cho nhân tài, vật lực cạn kiệt, khó khăn trong cuộc đương đầu với kẻ thù. Đồng thời, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bị rạn nứt. Vì thế, nếu triều Nguyễn không khẩn trương tìm hướng cải cách, canh tân, phát triển đất nước và xoa dịu mâu thuẫn xã hội thì sẽ đứng trước nguy cơ xâm lược của TDPT – đặc biệt là tư bản Pháp. *Hoạt động 2: ? Tại sao từ XIX, CNTB lại đẩy mạnh xâm chiếm thị trường và thuộc địa ở phương Đông? à HS suy nghĩ, trả lời. - GV sử dụng công thức: TB = vốn + nhân công + thị trường để làm rõ bản chất của CNTB và giúp HS thấy điều kiện vốn, nhân công, thị trường sắn có ở phuơng Đông. + Điều kiện các nước châu Á cuối XIX: CĐPK lạc hậu. à tạo thời cơ chho CNTB xâm lược. + Trình bày vị trí, điều kiện thuận lợi của Việt Nam. Từ đó khiến Việt Nam trở thành đối tượng bị nhòm ngó của CNTD phương Tây. ?Những hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam? à HS theo dõi SGK trả lời, GV chốt ý. ?Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam? à HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý: - Nguyên nhân sâu xa: Do nhu cầu phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, đòi hỏi phải có nhiều thị trường, nhân công và thuộc địa. - Nguyên nhân trực tiếp: Pháp lấy cớ triều đình Nguyễn thực hiện chính sách “cấm đạo”, “giết đạo”. *Hoạt động 3: - GV treo lược đồ “Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam 1858 – 1867”. ?Tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên xâm lược Việt Nam? à HS theo dõi SGK, suy nghĩ trả lời. GV sử dụng lược đồ trình bày vị trí của Đà Nẵng: + Có vị trí chiến lược: nằm trên trục giao thông chính Bắc – Nam; có hải cảng sâu và rộng; cách Huế khoảng 100km về phía Bắc nên nếu chiếm Đà Nẵng Pháp sẽ thọc sâu đánh buộc triều đình đầu hang. + Là nơi Pháp xây dựng cơ sở truyền giáo, nếu xâm lược ở đây hi vọng nhận được sự ủng hộ. - GV trình bày trên lược đồ chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. * Hoạt động 4: ? Âm mưu của Pháp tấn công Gia Định là gì? à HS đọc SGK trả lời, GV bổ sung. + Gia Định, Nam kỳ là vựa lúa lớn, có vị trí chiến lược. + Không thể tấn công ra Bắc kỳ, sợ nhà Thanh can thiệp. + Không nhanh chiếm Gia Định sẽ bị thực dân Anh đánh chiếm trước. ? Sau khi chiếm được thành Gia Định, tình hình chiến sự ở đây diễn ra như thế nào? à HS đọc SGK trả lời, GV bổ sung, chốt ý. + GV trình bày về Đại đồn Chí Hòa: Dài 3.000m, rộng 1.000m, vách thành làm bằng đá ong và đất sét, dày 2m, cao 3,5m; có nhiều lỗ châu mai, gai góc chằng chịt. Trong thành chia làm 5 khu, có tường vách ngăn cắm nhiều tre, chông và các cạm bẫy khác. Trong đồn có từ 10.000 – 12.000 quân với 150 khẩu đại bác các kiểu. à Là tuyến phòng thủ quan trọng nhất. *Hoạt động 5: - GV sử dụng lược đồ trình bày quá trình Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa: + 23/2/1861, Sácne quyết định tấn công Đại đồn Chí Hòa. Quân địch vượt qua các hào sâu, rào tre, bãi chông của ta. Lúc đầu tiến chậm vì hỏa lực ta bắn ra mạnh nhưng đến 25/2, địch chia 3 mũi đồng loạt công kịch đại đồn. Một lực lượng khác bắc thang trèo vào thành. Quân ta kháng cự quyết liệt. Nhưng trước hỏa lực mạnh, quân ta phải rút về Thuận Kiều. ? Nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất? à GV gọi 1 HS đọc to, rõ ràng cho cả lớp nghe. ?Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết thể hiện điều gì? à HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý. I. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. 1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lươc. - Giữa XIX, Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền. - Chế độ PK khủng hoảng, suy yếu. Biểu hiện: + Kinh tế: Nông nghiệp: sa sút, đói kém liên miên. Công thương nghiệp: đình đốn. + Quân sự: lạc hậu. + Ngoại giao: sai lầm – “cấm đạo”, “giết đạo”. + Xã hội: địa chủ >< nông dân gay gắt à Khởi nghĩa nông dân. => Đặt nước ta trước nguy cơ bị CNTB phương Tây xâm lược. 2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam: * Hoàn cảnh: - Sau PKĐL XV – XVI, TB phương Tây tìm đường sang phương Đông ngày càng nhiều, trong đó có Việt Nam. - Việt Nam có VTĐL chiến lược quan trọng, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, CĐPK khủng hoảng. à sớm trở thành “miếng mồi béo bở” cho các nước TBPT. * Hành động của Pháp: - Thế kỷ XVII, Pháp xây dựng các cơ sở truyền giáo ở Việt Nam à bước đầu nhòm ngó. - Thế kỷ XVIII, chuẩn bị can thiệp vào Việt Nam. Biểu hiện, thông qua hiệp ước Vécxai. - Giữa thế kỷ XIX, ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam. +Biểu hiện: (SGK) 3. Chiến sự ở Đà Nẵng: - 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng. - 1/9/1858, Pháp nổ sung tấn công bán đảo Sơn Trà. - Với chiến thuật “vườn không nhà trống”, nhân dân chiến đấu kìm chân địch. à 2/1859, Pháp buộc phải rút quân. =>Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kỳ từ 1959 đến 1862. 1. Kháng chiến ở Gia Định: - 9/2/1859, Pháp chuyển hướng tấn công Gia Định. - 17/2/1859, Pháp tấn công và chiếm Gia Định. à Nhân dân ta chiến đấu chống lại, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, buộc chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” - Năm 1860, Pháp gặp nhiều khó khăn. + 3.1860, triều đình xây dựng Đại đồn Chí Hòa. + 7/1860, khởi nghĩa của Dương Bình Tâm ở Chợ Rẫy. => Kết quả: - Pháp: sa lầy ở hai chiến trường Đà Nẵng, Gia Định, rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. - Triều đình: xuất hiện tư tưởng chủ hòa. 2. Cuộc kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5/6/1862. - Từ 23 – 25/2/1861, Pháp tấn công và chiếm Đại đồn Chí Hòa. - 4/1861 – 3/1962, Pháp chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. - Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra mạnh mẽ, tiêu biểu vụ đánh chìm tàu chiến của địch trên sông Nhật Tảo do Nguyễn Trung trực chỉ huy (10/12/1961). - 5/6/1862, triều đình lý với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất. àThể hiện: +Thái độ yếu hèn, nhu nhược của triều Nguyễn. + Là hiệp ước bất bình đẳng, vi phạm chủ quyền dân tộc. + Tạo điều kiện cho Pháp xâm lược toàn bộ nước ta. Tiết 2: Hoạt động của GV – HS Kiến thức cơ bản cần đạt * Hoạt động 1: ? Việc triều đình Huế kí Hiệp ước 5/6/1862 đã ảnh hưởng tới phong trào đấu tranh của nhân dân như thế nào? à HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý. + Sau 1862, các lực lượng kháng chiến của triều đình ở 3 tỉnh miền Đông buộc phải giải tán. + Những người kháng chiến không theo lệnh bị kết tội, phong trào đấu tranh thiếu người lãnh đạo, thiếu vũ khí + Pháp được tăng cường về quân số, vũ khí. à Mặc dù vậy, nhân dân vẫn anh dũng chống giặc. Tiêu biểu là phong trào của Trương Định - GV sử dụng và khai thác kênh hình Trương Định nhận phong soái. ? Hành động của Trương Định thể hiện điều gì? à HS suy nghĩ, trả lời, GV chốt lại ý. ?Cuộc khởi nghĩa Trương Định có ý nghĩa như thế nào? à HS suy nghĩ, phát biểu. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý. *Hoạt động 2: ? 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp như thế nào? à HS theo dõi SGK phát biểu, GV bổ cung chốt ý. - GV nói về trách nhiệm của Phan Thanh Giản trong việc đánh mất 3 tỉnh miền Tây, trong đó nhấn mạnh điều này thể hiện sự bất lực của cả triều đình chứ không phải là của một cá nhân nào cả. Trách nhiệm để mất nước ta vào tay Pháp thuộc về cả triều Nguyễn. * Hoạt động 3: - GV dẫn dắt: Sau khi 3 tỉnh Tây Nam Kỳ rơi vào tay Pháp, triều đình Huế phản ứng một cách yếu ớt. Trái lại, nhân dân không hề hoảng sợ, mất tinh thân chiến đấu mà lúc này xuất hiện một cao trào kháng chiến mới. ?Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ diễn ra như thế nào sau 1867? à HS theo dõi SGK phát biểu. GV bổ sung, chốt ý. - GV trình bày những diễn biến chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong giai đoạn này. ? Đặc điểm phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ sau 1867? à HS suy nghĩ phát biểu. Các HS khác bổ sung. GV nhận xét, chốt ý. III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ sau hiệp ước 1862. 1. Nhân dân 3 tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862. - Triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở Đông Nam Kỳ. - Nhân dân Nam Kỳ tiếp tục chiến đấu sôi nổi: + Phong trào “tị địa”. + Tiêu biểu là khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo. à Diễn biến: Sau 1862, Trương Định chống lệnh triều đình, ở lại căn cứ Tân Hòa tiếp tục chiến đấu, phất cao lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái”. 28/2/1863, Pháp tấn công căn cứ Tân Hòa à 3 ngày sau, nghĩa quân phải rút quân xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước. 20/8/1864, Pháp tấn công căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng nhưng thất bại. Để bảo toàn khí tiết Trương Định tự sát năm 44t. => Ý nghĩa: - Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chiến đấu. - Là nguồn cổ vũ to lớn với những hành động yêu nước, răn đe lũ cướp nước và bán nước. - Hình thành trận tuyến chiến tranh nhân dân, kết hợp chống thực dân xâm lược và phong kiến đầu hàng. 2. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. - Sau 1862, Pháp tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng. - 1863, Pháp đặt ách bảo hộ lên Campuchia, vu cáo triều Nguyễn, đòi kiểm soát 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. - 20/6/1867, ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long và viết thư yêu cầu thành An Giang, Hà Tiên đầu hàng
File đính kèm:
- ga18.doc