Bài giảng Bài 17 - Bài 20: Nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
a) Về chính trị-xã hội:
Nước VN DC CH vừa mới ra đời phải đối mặt với nhiều khó khăn. Quân đội Đồng minh dưới danh nghĩa giải giáp quân đội phát xít đã kéo vào nước ta:
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân THDQ cùng các tổ chức tay sai như Việt Quốc, Việt Cách kéo vào miền Bắc với âm mưu cướp chính quyền.
-Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
-Các lực lượng phản CM nhân cơ hội này
bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào. II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài 1.Cuộc c/đ ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ( chuẩn) - Ở HN, khoảng 20 giờ 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước. - Nhân dân khiêng bàn, tủ làm chướng ngại vật. Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh địch quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Chợ Đồng XuânSau 2 tháng chiến đấu, quân ta rút về căn cứ an toàn (2/1947) - Ở các đô thị khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng quân dân ta bao vây, tấn công, tiêu diệt nhiều tên địch. - Ý nghĩa: Ta đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu hao một bộ phận sinh lực địch và giam chân địch trong thành phố, chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. Cuộc c/đ ở thủ đô Hà Nội ( Nâng cao) - Khoảng 20 giờ 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cuộc chiến đấu bắt đầu. - Vệ quốc quân, tự vệ chiến đấu..tiến công các vị trí quân Pháp, nhân dân khiêng bàn, tủ..làm chướng ngại vật. - Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở nội thành, hai bên giành nhau từng khu nhà, góc phố như ở: Bắc Bộ Phủ, Bưu điện Bờ Hồ, - Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh địch quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, chợ Đồng Xuân.. Sau 2 tháng chiến đấu, quân ta rút về căn cứ an toàn (2/1947) Cuộc chiến đấu ở các đô thị khác: (Nâng cao) - Tại nam Định, quân ta bao vây địch từ tháng 12/1946 đến tháng 3/1947. - Ở Vinh, ngay những ngày đầu chiến đấu, quân dân ta buộc địch phải đầu hàng. Ở Huế, trong 50 ngày đêm, quân dân ta bao vây, tiến công địch - Ý nghĩa: Ta đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu hao một bộ phận sinh lực địch và giam chân địch trong thành phố, chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. 2.Tích cực chuẩn bị cho cuộc k/c lâu dài Cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận, các đoàn thể,.chuyển lên căn cứ Việt Bắc, xây dựng lực lượng k/c về mọi mặt: - Về chính trị:các ủy ban hành chính chuyển thành Ủy ban kháng chiến hành chính, thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt) - Về kinh tế: Chính phủ đề ra các chính sách phát triển sản xuất nhất là lương thực. - Về quân sự: qui định độ tuổi (18à45t) tham gia các lực lượng chiến đấu. - Về văn hóa: phong trào Bình dân học vụ được duy trì và phát triển. Trường phổ thông các cấp được xây dựng. Việc chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng III. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện 1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 a) Hoàn cảnh lịch sử:(NC: thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc) - Sau khi chiếm được hầu hết các đô thị lớn trong cả nước, Pháp âm mưu mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. - Tháng 3/1947, Bolae sang làm Cao ủy Pháp ở ĐD, đã vạch ra kế hoạch tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, phá tan căn cứ địa Việt Bắc, tiêu diệt quân chủ lực của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. b) Diễn biến: - Ngày 7/10/1947, 12.000 quân Pháp tiến công lên Việt Bắc theo ba hướng : + Ngày 7/10/1947, Pháp cho quân nhảy dù xuống chiếm Bắc Kạn, Chợ Mới,Cùng ngày, một binh đoàn theo đường số 4 đánh lên Cao Bằng rồi theo đường số 3 xuống Bắc Kạn bao vây Việt Bắc từ phía đông và phía bắc. + Ngày 9/10/1974, binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, bao vây Việt Bắc ở phía tây. - Chủ trương của ta: Đảng ra chỉ thị “ Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”: + Quân ta bao vây, tấn công tiêu diệt địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn , + Ở mặt trận phía đông: quân ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau (30/10/1947), đánh trúng đoàn xe cơ giới, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. + Ở mặt trận phía tây: ta phục kích đánh địch ở trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, trận Khe Lau, bắn chìm nhiều tàu chiến, ca nô địch. à Hai gọng kìm Đông và Tây của địch bị bẻ gãy không khép lại được. Ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. c) Kết quả, ý nghĩa: - Kết quả: + Loại hơn 6000 tên, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 ca nô, tàu chiến, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. à19/12/1947, quân Pháp rút lui khỏi Việt Bắc. + Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành. -Ý nghĩa: + Đưa cuộc k/c của ta sang bước phát triển mới. +Buộc địch phải thay đổi chiến lược chiến tranh: từ “đánh nhanh thắng nhanh” chuyển sang “đánh lâu dài”. 2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân , toàn diện (* Âm mưu của Pháp sau thất bại ở Việt Bắc ( Nâng cao) - Sau chiến dịch Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh chuyển sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. - Chính phủ Pháp cử Bledo làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, ra sức củng cố ngụy quyền, phát triển ngụy quân, tăng cường những cuộc hành quân càn quét.) - Trên mặt trận chính trị: Đầu năm 1949, tổ chức bầu cử HĐND và UBKC hành chính các cấp. Tháng 6/1949, Mặt trận VM + Hội Liên Việt thống nhất thành mặt trận Liên Việt . - Trên mặt trận quân sự: trong những năm 1948-1949 , bộ đội chủ lực phân tán vào vùng sau lưng địch xây dựng cơ sở kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích. - Kinh tế: thực hiện giảm tô 25%, hoãn nợ, xóa nợ, chia lại ruộng đất công. - Văn hóa –giáo dục: chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp được xây dựng. IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến a) Thuận lợi: - Ngày 1/10/1949, CM Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời. - Từ tháng 1/1950, TQ, LX và các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước VNDCCH. b) Thách thức: - 13/5/1949, với sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve. - Từ tháng 6/1949, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt-Trung, thiết lập “Hành lang Đông-Tây” (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La). à Pháp chuẩn bị tấn công qui mô lớn lên Việt Bắc lần 2. 2. Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 a) Chủ trương của Đảng và chính phủ Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang TQ và thế giới; mở rộng và củng cố cắn cứ địa Việt Bắc. b) Diễn biến - Ngày 16/9/1950, quân ta tấn công, đánh chiếm Đông Khê. Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Pháp tổ chức rút lui khỏi Cao Bằng theo Đường số 4: + Một cánh quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng về. + Một cánh quân tiến về Thái Nguyên nhằm thu hút chủ lực của ta. à Đoán được ý đồ của địch, quân ta tổ chức mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân không gặp được nhau, quân địch rút chạy khỏi Thất Khê, Na Sầm về Lạng Sơn. à Cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị ta chặn đánh.Quân Pháp trở nên hoảng loạn. - 22/10/1950, Đường số 4 được giải phóng. - Phối hợp với mặt trận Biên giới, lực lượng ta hoạt động mạnh, nhất là phong trào du kích. c) Kết quả -Ý nghĩa - Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên, khai thông biên giới V-T từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “ Hành lang Đông – Tây” làm cho cuộc k/c thoát khỏi thế bị bao vây cô lập. K/h Rơ-ve bị phá sản. - Ta giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc k/c; con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông ./. BÀI 19 (Bài 22- NC) BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP( 1951-1953) I. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương 1. Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Từ tháng 5/1949, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược ĐD: - 12/1950, Mĩ ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung ĐD, tăng cường viện trợ quân sự, kinh tế cho Pháp và tay sai à từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. - 9/1951, Mĩ ký với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ. 2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi - Cuối 1950, Pháp đề ra kế hoạch nhằm: nhanh chóng kết thúc chiến tranh. - Nội dung: 4 điểm chính : xây dựng lưc lượng cơ động chiến lược, xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt, lập vành đai trắng, đánh phá hậu phương của ta. - Tác động: đưa cuộc chiến tranh lên qui mô lớn à Cuộc k/c của ta trở nên khó khăn, phức tạp. II. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng ( 2/1951) - Từ năm 1947 đến năm 1950, cuộc kháng chiến của ta thu nhiều thắng lợi về quân sự, ngoại giao. Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxi nhi làm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn, phức tạp. - Tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến mới, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Trước yêu cầu đó, Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ hai. ĐH diễn ra từ ngày 11 đến 19/2/1951 ở Vinh Quang ( Chiêm Hóa, Tuyên Quang ). - Nội dung: + Đại hội thông qua báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong chặng đường đã qua. + Thông qua báo cáo “Bàn về CMVN”của Tổng bí thư Trường Chinh, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của CMVN: đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập, xóa bỏ những tàn tích phong kiến thực hiện “người cày có ruộng”, phát triển chế độ dân chủ nhân dân. + Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một đảng Mác-Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới: Đảng Lao động VN.Thành lập ĐCS riêng ở Lào và CPC. + Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, điều lệ mớiBầu BCH TW mới. HCM được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chin
File đính kèm:
- ottnls 2009-2010.doc