Bài giảng Bài 16: Hợp chất của cacbon (tiếp)

A.Mục tiêu bài học :

1.Về kiến thức :

 Hiểu được:

 -CO có tính khử .

 -CO2 là một oxit axit và có tính oxi hoá .

 -H2CO3 là axit rất kém bền ,tính axit yếu và là axit hai nấc .

 -Tính tan ,phản ứng trao đổi ion của muối cacbonat (tác dụng với axit, tác dụng với kiềm ).

 Biết được :

 -Muối cacbonat dễ bị nhiệt phân huỷ .

 -Tính chất vật lí của CO,CO2.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 16: Hợp chất của cacbon (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16. HỢP CHẤT CỦA CACBON
A.Mục tiêu bài học :
1.Về kiến thức :
 Hiểu được:
 -CO có tính khử .
 -CO2 là một oxit axit và có tính oxi hoá .
 -H2CO3 là axit rất kém bền ,tính axit yếu và là axit hai nấc .
 -Tính tan ,phản ứng trao đổi ion của muối cacbonat (tác dụng với axit, tác dụng với kiềm ).
 Biết được :
 -Muối cacbonat dễ bị nhiệt phân huỷ .
 -Tính chất vật lí của CO,CO2.
 -Điều chế CO,CO2.
 -Ứng dụng của CO, CO2,muối cacbonat.
2.Kĩ năng :
 -Biết vận dụng kiến thức để giải thích tính chất hoá học của CO, CO2,H2CO3,muối cacbonat.
 -Biết thu thập thông tin từ :kiến thức đã học ,đã biết và thông tin Sgk để rút ra các kiến thức mới về tính chất vật lí ,tính chất hoá học, ứng dụng và điều chế của một số hợp chất của cacbon.
 -Viết các phương trình hoá học và xác định vai trò chất khử hoặc chất oxihoá để chứng minh cho tính chất của chất .
B.Chuẩn bị :
1.Đồ dùng dạy học và thí nghiệm cần làm:
 Thí nghiệm biểu diễn :phản ứng của CO2 với ddCa(OH)2, với Mg;CaCO3với ddHCl;NaHCO3 với ddHCl,với ddNaOH .
2.Phương pháp giảng dạy chủ yếu :Đàm thoại.
C.Tiến trình giảng dạy :
1.Kiểm tra bài cũ :Bài tập số 4/76 sgk
2.Giảng bài mới :
a.Đặt vấn đề :
b.Nội dung và phương pháp giảng dạy :
A.Cacbon monoxit(CO)
Hoạt động 1
Nhiều kiến thức về CO ,Hs đã học ở lớp 9,Gv hướng dẫn để Hs độc lập xây dựng kiến thức trên cơ sở nhớ lại kiến thức cũ ,vận dụng kiến thức về số oxi hoá ,phản ứng oxi hoá-khử ,liên kết hoá học 
Để hiểu tính chất hoá học , điều chế , một số ứng dụng của CO .
Hệ thống câu hỏi có thể là :
-CO có những tính chất vật lí nào đã biết ? 
-Từ số oxi hoá củ C trong CO ,có thể dự đoán CO, có tính chất hoá học đặc trưng nào ?Dẩna các phản ứng hoá học và chỉ rõ vai trò của CO trong các phản ứng đó .
-Lấy thêm các thí dụ khác tương tự chứng minh tính chất hoá học của CO .
-Kết luận về tính chất hoá học của CO.
-Hãy nghiên cứu nội dung Sgk và cho biết :có mấy phương pháp điều chế khí CO trong công nghiệp ,sản phẩm thu được và các phương trình hoá học đã dùng ? 
Hs :
-Nhớ lại ,bổ sung thêm để biết tính chất vật lí của CO. Đặc biệt chú ý :khí CO sinh ra khi đốt than nên dùng than tổ ong phải dùng ở nơi thoáng gió , không dùng trong phòng kín .
-Suy đoán tính chất ,nhớ lại tính chất hoá học đã biết của CO ,viết các phương trình hoá học với oxi và oxit kim loại xác định CO là chất khử do số oxi hoá của C tăng từ +2 đến +4 .
CO là oxit trung tính , không tạo muối .
-Nhớ lại ,đọc các thông tin trong Sgk về điều chế CO :trong phòng thí nghiệm ,trong công nghiệp ,viết các phương trình phản ứng đã dùng .
Hs cần thấy được ưu ,nhược điểm của mỗi phương pháp và thành phần khí thu được .Nếu cho hơi nước qua than nóng đỏ , thu được hỗn hợp khí khoãng 44% CO , còn lại là H2, N2, CO2 (được gọi là khí than ướt ). Nếu cho không khí qua than nóng đỏ , thu được hỗn hợp khí khoảng 25%CO ,còn lại là N2 ,CO2 (được gọi là khí than khô ).
Cac nhóm HS thảo luận ,báo cáo kết quả ,nhận xét và bổ sung ,kết luận về nội dung kiến của từng phương pháp .
B.Cacbon đioxit (CO2)
Nhiều kiến thức của khí CO2 ,Hs đã được học ở lớp 9 ,Gv hướng dẫn hoạt động nghiên cứu tính chất của CO2 trên cơ sở nhớ lại kến thức cũ ,bổ sung và vận dụng kiến thức mới về axit để hiểu tính chất vật lí ,tính chất hoá học ,điều chế CO2.
Hoạt động 2
Gv nêu nhiệm vụ trong phiếu học tập (viết ở bảng phụ hoặc bảng trong ).yêu cầu nhóm Hs thực hiện
 và báo cáo kết quả .
Nội dung câu hỏi có thể như sau :
Hãy nghiên cứu nội dung Sgk ,nhớ lại các kiến thức đã học ,cho biết :tính chất vật lí và tính chất hoá học của CO2 .Dẫn ra các phản ứng hoá học chứng minh .
Hoạt động cuă Hs :Hs hoạt động theo cá nhân và hoạt động nhóm :
-Nghiên cứu Sgk ,nhớ lại để xây dựng kiến thức về tính chất vật lí của CO2 .
-Dựa vào số oxi hoá của C trong CO2 và tính chất đã biết ,Hs suy đoán được :CO2 có tính oxi hoá (do có thể giảm oxi hoá từ +4 xuống số oxi hoá thấp hơn ,0 hoặc +2 )và là một oxit axit .
Hs cần thấy được CO2 là chất oxi hoá ở nhiệt độ cao :CO2  tác dụng với C trong lò khí than khô tạo thành khí CO,CO2 tác dụng với một số kim loại có tính khử mạnh như Mg, Al  giải phóng cacbon .
Hs đã biết CO2 là oxit axit ,cần lấy các phản ứng chứng tỏ dd CO2 có chứa ion H+ ,HCO3- ,CO32-
Cần chú ý :phản ứng của CO2 với dd kiềm ,tỉ lệ số mol của CO2 với NaOH hoặc Ca(OH)2 tạo ra các muối khác nhau NaHCO3 ,Ca(HCO3)2 ,Na2CO3,CaCO3 hoặc hỗn hợp 2 muối .ûHs cần viết phương trình ion để thấy rõ bản chất của phản ứng .
H2CO3 là axit yếu ,không bền thể hiện ở sự phân li yếu ,thuận nghịch trong dd và dễ phân huỷ tạo thành CO2và H2O .
*Điều chế 
Hs nhớ lại ,đọc thông tin Sgk để rút ra kiến thức cần nắm :
-Trong phòng thí nghiệm 
Hs cần biết nguyên tắc chung :cho dd HCl tác dụng với muối cacbonat ta thu được CO2 .Nguyên liệu dùng phải dễ kiếm ,rẻ tiền như CaCO3 .Hs nên viết phương trình ion thu gọn để thấy được bản chất của phản ứng .
-Trong công nghiệp 
Người ta sử dụng khí CO2như là sản phẩm phụ của quá trình nung vôi .
C.Muối cacbonat 
Nhiều tính chất của muối cacbonat đã có ở lớp 9 ,cần nhớ lại ,vận dụng kiến thức về thuyết điện li để hiểu đầy đủ tính chất hoá học và ứng dụng .
Hs nhớ lại ,vận dụng ,viết phương trình phản ứng ở dạng ion thu gọn (nếu có) .
Hoạt động 3
-Tính tan của muối cacbonnat 
Hs cần rút ra được :đa số các muối cacbonnat không tan ,chỉ có muối của kim loại kiềm tan được trong nước .
Hs viết phương trình điện li của các muối tan Ca(HCO3)2,Na2CO3,K2CO3 
-Phản ứng trao đổi ion 
Gv yêu cầu Hs thực hiện nhiệm vụ ,thí dụ như sau :
Hãy nêu các tính chất hoá học của muối cacbonat đã biết và viết các phương trình phân tử ,ion thu gọn (nếu có ).
Rút ra nhận xét về bản chất trao đổi ion của các phản ứng (nếu có) .
Rút ra kết luận về tính chất của muối cacbonat 
Hoạt động của Hs có thể là :
Lấy thí dụ ,viết phương trình phản ứng trao đổi ion của muối cacbonnat tan trong nước với dd axit ,dd kiềm ,dd muối .
Rút ra nhận xét về bản chất trao đổi ion qua các phương trình ion thu gọn .
Qua các thí dụ ,Hs rút ra kết luận :
Muối cacbonnat không tan và tan đều tác dụng với axit giải phóng khí CO2 .
Khi tác dụng với dd kiềm mạnh ,muôí cacbonat axit đóng vai trò là axit tạo thành muối trung hoà và nước .
Một số muối tan tác dụng với dd muối cacbonnat tạo thành muối mới không tan (thí dụ :phản ứng của dd CaCl2 với dd Na2CO3).
Ngoài ra Hs nhớ lại :-Muối cacbonat axit bị nhiệt phân tạo thành muối trung hoà ,CO2 và nước .
Muối cacbonat trung hoà bị nhiệt phân giải phóng khí CO2 và oxit kim loại trừ các muối cacbonnat kim loại kiềm bền với nhiệt .
Ứ ng dụng của muối cacbonat 
Hs đọc Sgk ,liên hệ thực tế để thu thập thông tin về ứng dụng của muối cacbonat.

File đính kèm:

  • docBai 16-tiet 24.doc
Giáo án liên quan