Bài giảng Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Qua bài này, HS cần nắm được:
- Những nét chính về các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới, đặc biệt là quá trình lên cầm quyền và những chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại phản động của chủ nghĩa phát xít Hitle.
- Bước đầu hiểu được bản chất của chủ nghĩa phát xít và khái niệm "Chủ nghĩa phát xít" - thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngày soạn: 21/11/2014 Bài 12 NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Qua bài này, HS cần nắm được: - Những nét chính về các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới, đặc biệt là quá trình lên cầm quyền và những chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại phản động của chủ nghĩa phát xít Hitle. - Bước đầu hiểu được bản chất của chủ nghĩa phát xít và khái niệm "Chủ nghĩa phát xít" - thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Tư tưởng - Nhìn nhận khách quan, đúng đắn về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít. - Thái độ căm ghét, sẵn sàng đấu tranh chống lại những tư tưởng phản động đi ngược với lợi ích nhân loại. - Bồi dưỡng lòng yêu mến hoà bình và ý thức xây dựng một thế giới hoà bình, dân chủ thực sự. 3. Kỹ năng - Kỹ năng khai thác, phân tích tranh ảnh, bảng biểu và rút ra kết luận. - Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS phát huy khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá để nắm được bản chất vấn đề. II. Thiết bị và tài liệu dạy học - Bản đồ chính trị châu Âu năm 1914 và năm 1923. - Tranh ảnh, bảng biểu có liên quan tới bài. - Tài liệu tham khảo khác. III. Tiến trình tổ chức dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: 1. Nêu các giai đoạn phát triển chính của CNTB giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới? 2. Nêu nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933? 2. Dẫn dắt vào bài mới Ở giờ trước, các em đã nắm được tình hình chung của các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình cụ thể ở nước Đức trong khoảng thời gian đó. Vậy, trong khoảng thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) nước Đức đã trải qua những biến động thăng trầm như thế nào? Chủ nghĩa phát xít đã lên cầm quyền ở Đức ra sao và chúng đã thực hiện những chính sách phản động gì để châm ngoì cho cuộc chiến tranh thế giới mới? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được những vấn đề trên. 3. Tổ chức dạy học và học trên lớp Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt I. Nước Đức trong những năm 1918 - 1929. (đọc thêm) Hoạt động 1: Cả lớp + Cá nhân: - Trước tiên, giáo viên thông báo: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức. Năm1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệpphải đóng cửa. Hơn 5 triệu người bị thất nghiệp. Chính trị - XH khủng hoảng trầm trọng. - Tiếp đó, GV đặt câu hỏi. Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản Đức đã làm gì? Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức? - HS thảo luận, cử đại diện trả lời. GV nhận xét, củng cố và chốt ý: Trong bối cảnh KT-CT-XH khủng hoảng trầm trọng, giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hoà tư sản, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. Trong bối cảnh ấy, các thế lực phản động, hiếu chiến tập hợp trong đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng quốc xã), ngàycàng mở rộng ảng hưởng trong quần chúng, đứng đầu là Hít le. Chúng chủ trương phát xít hoá bộ máy nhà nước, thiết lập chế độc tài của khủng bố công khai. Đảng cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Do bọn phát xít được giới đại tư bản ngày càng ủng hộ, và do Đảng xã hội dân chủ -đảng có ảng hưởng trong quần chúng nhân dân lao động đã từ chối hợp tác với những người cộng sản. Điều đó đã tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức. Ngày 30/1/1933, Tổng thống Hinđenbua chỉ định Hítle làm thủ tướng và thành lập chính phủ mới, mở ra một thời kỳ đen tối trong LS nước Đức. - GV thông báo chuyển ý: Vậy cái gọi là"Chủ nghĩa phát xít" ở Đức cần được hiểu như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu nước Đức trong thời kỳ Hítle cầm quyền. II. Nước Đức trong những năm 1929 - 1939 1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng quốc xã lên cầm quyền. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị- xã hội Đức khủng hoảng trầm trọng. - Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít le - thủ lĩnh Đảng quốc xã Đức lên nắm chính quyền - ĐCS Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình ấy. - 30/1/1933, Hít le lên làm thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức. Hoạt động 1: Theo nhóm - GV đặt câu hỏi: Chính phủ Hýtle đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đói ngoại như thế nào trong những năm 1933-1939? Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1: Những chính sách về chính trị Nhóm 2: Những chính sách về Kinh tế Nhóm 3: Những chính sách về đối ngoại - Giáo viên cho đại diện các nhóm trình bày và bổ sung cho nhau, sau đó giáo viên nhận xét và chốt ý. + Nhóm 1: Về chính trị, Chính phủ Hýtle ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản Đức. Tháng 2 năm 1933, chính quyền phát xít Đức dựng lên “ vụ đốt cháy nhà Quốc hội”, qua đó lấy cớ khủng bố, tàn sát những người cộng sản. Năm 1934 tổng thống Hinđenbua qua đời, Hitle tuyên bố huỷ bỏ hoàn toàn nền cộng hoà Vaima, thay vào đó là nền “chuyên chế độc tài khủng bố công khai mà Hitle là thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối”. + Nhóm 2: Về kinh tế, Chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp quân sự được phục hồi và hoạt động khẩn trương. Các ngành giao thông vận tải, xây dựng đường xá được tăng cường để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự. Qua bảng thống kê sản lượng một số ngành công nghiệp của Anh, Pháp, Đức, Italia năm 1937 cho thấy, Tổng sảng lượng Công nghiệp của Đức đã tăng vọt so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản Châu âu. Nhóm 3: Về đối ngoại, Chính quyền Hítle tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. Tháng 10/1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động. Năm 1935, Hítle ban hành lệnh tổng động viên quân dịch, xây dựng 36 sư đoàn quân thường trực. Đến năm 1938, với đội quân 1.500.000 người cùng 30.000 xe tăng và 4.000 máy bay, nước Đức đã trở thành 1 trại lính khổng lồ, đủ sức tiến hành các Kế hoạch gây chiến tranh xâm lược. Ngày 26/11/1936, phát xít Đức ký với Nhật Bản “ Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản”. Sau đó phát xít Italia tham gia hiệp ước này, làm hình thành khối phát xít Đức-Italia- Nhật Bản nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân -Để củng cố kiến thức và phát huy tư duy học sinh, giáo viên đặt câu hỏi khái quát: Theo em hiểu, thế nào là chủ nghĩa phát xít? Học sinh suy nghĩ, thảo luận, phát biểu. Nếu không còn thời gian có thể về nhà suy nghĩ. Sau khi học xong bài Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, giáo viên sẽ tổng kết về khai niệm chủ nghĩa phát xít. 2. Nước Đức trong thời kỳ Hítle cầm quyền (1933-1939). - Sau khi lên cầm quyền, chính phủ Hít-le đã thiết lập nền chuyên chế độc tài khủng bố công khai với chính sách đối nội cực kì phản động và đối ngoại hiếu chiến xâm lược. + Chính trị: - Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. - Hủy bỏ Hiến pháp Vaima, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hítle làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối. +Kinh tế: phát triển kinh tế theo hướng tập trung mệnh, lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Đối ngoại: - Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động. - Ra lệnh tổng động viên quân dịch, xây dựng nước Đức trở thành 1 trại lính khổng lồ. - Ký với Nhật Bản “ Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản”, hình thành khối phát xít Đức-Italia- Nhật Bản. Mục tiêu: Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới à đưa nhân loại tới nguy cơ chiến tranh. 4. Sơ kết bài học -Củng cố: GV củng cố bài học bằng cách nêu câu hỏi củng cố kiến thức cho học sinh 1. Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới? 2. Chính phủ Hítle đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại như thế nào trong những năm 1933-1939? Dặn dò: Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 72, sưu tầm tranh ảnh và tài liệu về chủ nghĩa phát xít Đức và nhân vật Hítle. -Bài tập:
File đính kèm:
- Bai 12 Nuoc Duc giua hai cuoc chien tranh the gioi 1918 1939.doc