Bài giảng Bài 1: Tính chất hoá học - Khái quát hoá sự phân loại oxit
- Oxit là hợp chất của oxi với 1 nguyên tố hóa học khác.
Tên của oxit kim loại bằng:
TÊN CỦA NGUYÊN TỐ KIM LOẠI (kèm hóa trị nếu nguyên tố này có nhiều hóa trị ) + OXIT.
VD: Fe2O3: Sắt (III) oxit.
Tên của oxit phi kim bằng:
TÊN CỦA NGUYÊN TỐ PHI KIM (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử ) + OXIT.
VD: P2O5: Điphotpho pentaoxit.
CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Bài 1: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC - KHÁI QUÁT HOÁ SỰ PHÂN LOẠI OXIT - Oxit là hợp chất của oxi với 1 nguyên tố hóa học khác. Tên của oxit kim loại bằng: TÊN CỦA NGUYÊN TỐ KIM LOẠI (kèm hóa trị nếu nguyên tố này có nhiều hóa trị ) + OXIT. VD: Fe2O3: Sắt (III) oxit. Tên của oxit phi kim bằng: TÊN CỦA NGUYÊN TỐ PHI KIM (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử ) + OXIT. VD: P2O5: Điphotpho pentaoxit. - Các tiền tố: mono đi tri tetra penta .... 1 2 3 4 5 .... I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT 1. Tính chất hoá học của oxit bazơ a) Tác dụng với nước: - Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO, tạo ra bazơ tan ( kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2 , KOH, Ba(OH)2 , Thí nghiệm: - Cho vào ống nghiệm 1: bột CuO màu đen. Cho vào ống nghiệm 2: mẩu vôi sống CaO. + Thêm vào mỗi ống nghiệm từ 2 đến 3ml nước, lắc nhẹ. + Dùng ống hút (hoặc đũa thủy tinh) nhỏ vài giọt chất lỏng có trong 2 ống nghiệm trên vào 2 mẩu giấy quỳ tím và quan sát. Hiện tượng: *Ở ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì xảy ra. Chất lỏng có trong ống nghiệm 1 không làm cho quỳ tím chuyển màu. *Ở ống nghiệm 2: vôi sống nhão ra, có hiện tượng tỏa nhiệt, dung dịch thu được làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Như vậy: - CuO không phản ứng với nước. CaO phản ứng với nước tạo thành dung dịch bazơ: b) Tác dụng với axit: - Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Oxit bazơ + axit è muối + nước Thí nghiệm: - Cho vào ống nghiệm 1: một ít bột CuO màu đen. Cho vào ống nghiệm 2: một ít bột vôi sống CaO màu trắng. + Nhỏ vào mỗi ống nghiệm từ 2 đến 3ml nước dung dịch HCl, lắc nhẹ và quan sát. Hiện tượng: *Ở ống nghiệm 1: bột CuO màu đen bị hòa tan trong dung dịch HCl tạo thành dung dịch màu xanh lam. *Ở ống nghiệm 2: bột CaO màu trắng bị hòa tan trong dung dịch HCl tạo thành dung dịch trong suốt. Như vậy: cả CuO và CaO đều phản ứng với axit HCl tạo thành muối và nước. c) Tác dụng với oxit axit: - Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,)tác dụng với oxit axit tạo thành muối. Oxit bazơ + oxit axit è muối 2. CaO + CO2 CaCO3 2. Tính chất hoá học của oxit axit: Chú ý: oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng. VD: SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ) a) Tác dụng với nước: - Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit. - Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3,NO2, N2O5, CO2 , CrO3 tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7, VD: 1. 2NO2 + H2O + 1/2O2 → 2HNO3. 2. 3. CrO3 + H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7. 4. N2O5 + H2O → 2HNO3. Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường). b) Tác dụng với bazơ: - oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. 1. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3+ H2O 2. Hay c) Tác dụng với oxit bazơ: - oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,) tạo thành muối. 1. Na2O + SO2 Na2SO3 2. CO2 ( k) + CaO CaCO3 II. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ.... Các oxit được chia thành 4 loại : + Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit, tạo thành muối và nước. VD: Na2O , CuO , BaO, FeO . + Oxit axit: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước. VD: SO2 ,SO3, CO2 , P2O5 + Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. VD: Al2O3 , ZnO , + Oxit trung tính: Còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước. VD: CO , NO VUI HÓA HỌC ! Dập tắt rồi thắp lại ngọn nến bằng khí Bạn cầm một ống đong đựng một khí đổ vào ngọn nến đang cháy, ngọn nến tắt. Cầm tiếp ống đong đổ vào ngọn nến vừa tắt, ngọn nến lại bùng cháy. Giải thích: Ống đong thứ nhất chứa khí CO2 còn ống đong thứ hai chứa khí O2. Cần đổ ngay khí O2 khi ngọn nến vừa tắt và còn tàn đỏ. 2. Phát hỏa bằng nước Đổ 5g bột nhôm lên một miếng gạch men thành đống hình nón cao độ 1cm. Rắc khoảng 0,5g bột natri peoxit (Na2O2 ) lên, dùng que đóm gạt nhẹ sao cho bột natri peoxit thấm vào kim loại nhôm. Nhỏ một giọt nước vào hỗn hợp, nó sẽ bùng cháy với ngọn lửa sáng chói. Giải thích: Nước tác dụng với Na2O2 theo phản ứng sau: 2Na2O2 + 2H2O ---> 4NaOH + O2 Phản ứng trên giải phóng O2 và tỏa nhiệt làm cho bột nhôm bốc cháy.
File đính kèm:
- Bai 1 TINH CHAT HOA HOC CUA OXIT KHAI QUAT VE SUPHAN LOAI OXIT.docx