Một số bài tập về hiệu ứng nhiệt của phản ứng

âu 1: a) Thế nào là phản ứng toả nhiệt? Phản ứng thu nhiệt? Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học là gì?

b) Tại sao có phản ứng toả ra năng lượng? Có phản ứng chỉ xảy ra khi hấp thụ năng lượng? Cho một vài thí dụ.

c) Năng lượng liên kết là gì? Năng lượng liên kết có ảnh hưởng gì đến hiệu ứng nhiệt của phản ứng

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 3214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài tập về hiệu ứng nhiệt của phản ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bài tập về Hiệu ứng nhiệt của phản ứng
Câu 1: a) Thế nào là phản ứng toả nhiệt? Phản ứng thu nhiệt? Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học là gì?
b) Tại sao có phản ứng toả ra năng lượng? Có phản ứng chỉ xảy ra khi hấp thụ năng lượng? Cho một vài thí dụ.
c) Năng lượng liên kết là gì? Năng lượng liên kết có ảnh hưởng gì đến hiệu ứng nhiệt của phản ứng.
d) ở nhiệt độ thường H2 không phản ứng với Cl2, nhưng khi Cl2 cháy trong ngọn lửa H2 thì phản ứng xảy ra mãnh liệt. Vậy phản ứng giữa H2 và Cl2 có phải là phản ứng thu nhiệt không? Biết năng lượng liên kết của H2 , Cl2 và HCl tương ứng bằng 435,9; 242,4; 432 (kJ/mol).
e) Phương trình hoá học và phương trình nhiệt hoá học có gì khác nhau?
Câu 2: Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng dùng Al để đẩy các kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi oxit của chúng. Nếu lấy bột nhôm và oxit sắt từ thì phản ứng xảy ra theo phương trình:	8Al + 3Fe3O4 = 4Al2O3 + 9Fe.
Biết phản ứng toả nhiệt, hãy tính khối lượng của hỗn hợp (Al, Fe3O4) cần phải lấy để phản ứng toả ra 665,26 kJ nhiệt, biết nhiệt tạo thành của Fe3O4 và Al2O3 lần lượt là 1117 kJ/mol và 1670 kJ/mol.
Câu 3: Tính nhiệt toả ra khi tôi 112 gam vôi, biết nhiệt tạo thành của Ca(OH)2, H2O và CaO tương ứng là 985,64 ; 286 ; 635,36 (kJ/mol).
Câu 4: Tính hiệu ứng nhiệt của các phản ứng sau:
a) 4Al + 3O2 = 2Al2O3	c) H2 + Cl2 = 2HCl
b) 2H2O = 2H2O + O2	d) 2HgO = 2Hg + O2
Biết năng lượng liên kết (E) của các chất như sau:
Công thức
E (kJ/mol)
Công thức
E (kJ/mol)
H2
435,9
HgO
355,7
O2
498,7
Hg
61,2
Al
318,4
HCl
432,0
Al2O3
3059,8
Cl2
242,4
H2O
971,0
Câu 5: a) Tính nhiệt tạo thành của C2H2 (kJ/mol) biết hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy C2H2 là 1305 (kJ/mol) và nhiệt tạo thành của O2 , H2O (hơi) tương ứng là 408 (kJ/mol) và 241 (kJ/mol).
b) Khi đốt cháy hỗn hợp khí oxi - axetilen thì tạo thành ngọn lửa có nhiệt độ cao dùng để hàn và cắt kim loại. Hãy so sánh hai trường hợp, đốt oxi - axetilen và đốt oxi - metan, trường hợp nào nhiệt toả ra lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần, khi đốt cháy những thể tích bằng nhau của axetilen và metan. Biết nhiệt tạo thành các chất: CH4 , C2H2 , CO2 , H2O là: 75 , -230 , 393 , 286 (kJ/mol). 

File đính kèm:

  • docHieu ung nhiet.doc