Bài giảng Anken (tiếp theo)
Học sinh biết:
Đồng dẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo của anken. Phân biệt anken với ankan bằng phương pháp hoá học.
Tính chất hoá học của anken.
Ưng dụng và điều chế anken.
* Học sinh hiểu: Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng; Vì sao các anken có phản ứng tạo polime.
Nguyễn Văn Thị- Đvị: Tư Nghĩa 2. §29. ANKEN MỤC TIÊU: Học sinh biết: Đồng dẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo của anken. Phân biệt anken với ankan bằng phương pháp hoá học. Tính chất hoá học của anken. Ưng dụng và điều chế anken. * Học sinh hiểu: Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng; Vì sao các anken có phản ứng tạo polime. Kỹ năng: Viết đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học của anken, gọi tên quốc tế của anken. Viết phản ứng thể hiện tính chất hoá học của anken. Viết phản ứng biểu diễn dãy chuyển hoá. Vận dụng kiến thức để làm bài tập nhận biết. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP: Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị thí nghiệm minh hoạ tính chất hoá học của anken, mô hình phân tử C2H4. Phương pháp: Đàm thoại + Diễn giảng và thảo luận nhóm. NỘI DUNG LÊN LỚP: 1,Ổn định, kiểm diện. 2,Kiểm tra bài cũ: 3,Vào bài mới: Tg Hoạt động của Thầy - Trò Thông tin Hs cần ghi nhận Gv: Nhắc lại CTPT của Etylen và viết CTCT, cho HS nhận xét về đặc điểm cấu tạo, áp dụng định nghĩa về dãy đồng đẳng để xây dựng dãy đồng đẳng và công thức chung. HS: -Thành lập dãy đồng đẳng của etylen và công thức chung. -Định nghĩa anken. Gv: Thông báo cho Hs biết ngoài có đồng phân về mạch C như ankan thì anken còn có đồng phân về vị trí của lk đôi. Hs: Viết các đồng phân anken có CTPT C4H8. Gv: Ngoài các đồng phân trên thì chúng còn có đồng phân hình học. Gv viết đồng phân dạng cis và trans. Hs nhận xét. Gv: Bổ sung điều kiện để có đồng phân hình học. *Sau đó so sánh số lượng đồng phân của C4H8 và C4H10. Hs: Thảo luận theo bảng 6.1 sgk, sau đó rút ra: -Qui tắc gọi tên thông thường và tên thay thế của anken. Gv: Cho Hs thực hành gọi tên các đồng phân trên. Gv: Cho Hs thảo luận rồi trả lời các câu hỏi sau: -Giải thích vì sao anken có khả năng phản ứng cao hơn ankan? -Viết phản ứng của etylen; cộng H2, cộng Br2, cộng HCl (HBr; HI) và cộng H2O. Gv: cho Hs nghiên cứu phản ứng cộng của propen với HBr, H2O có thể tạo thành các sản phẩm nào? => Dựa vào qui tắc Maccopnhicop hãy chỉ ra sản phẩm chính. Gv: Bổ sung thêm và nêu ứng dụng của phản ưng cộng nước. Gv: Diễn giảng các khái niệm về pứ trùng hợp, mắc xích cơ bản, hệ số trùng hợp; Viết phản ứng trùng hợp của etylen, propylen và gọi tên sản phẩm tạo thành. Gv: Biểu diễn TN: C2H4 + H2O + KMnO4 → Hs: Viết phản ứng oxihoá etylen bởi KMnO4 dạng đầy đủ và cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron, và viết phản ứng đốt cháy dạng tổng quát, so sánh số mol CO2 và H2O. HS: Nêu ứng dụng của anken trên cơ sở tính chất hoá học của chúng. Gv: Thông báo cho HS viết các phản ứng: Điều chế anken bằng phản ứng cracking -Viết phản ứng tách nước từ rượu etylic, tách HCl từ etylclorua, tách Br2 từ 1,2-dibrometan tạo thành etylen. ( Gv có thể mở rộng thêm các pứ này). I.Đồng đẳng – Đồng phân – Danh pháp – Cấu tạo: 1.Đồng đẳng và cấu tạo: -Etylen: CTPT: C2H4, CTCT: CH2 = CH2 -Dãy đồng đẳng: C2H4, C3H6, C4H8, . -Định nghĩa: Anken (hay olefin) là loại hydrocacbon không no mạch hở, có một liên kết đôi trong phân tử. 2.Đồng phân và danh pháp: a.Đồng phân: Anken có đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí liên kết đôi, ngoài ra còn có đồng phân hình học. Vd: Các đồng phân của C4H8: CH2=CH-CH2-CH3 but -1-en CH3-CH=CH-CH3 but -2-en CH2=C(CH3)-CH3 2-metyl propen Buten-2 có 2 đồng phân hình học: H H H CH3 C = C C = C CH3 CH3 CH3 H cis- but-2-en trans- but-2-en b.Danh pháp: -Danh pháp thông thường: Tiếp đầu ngữ + đuôi “ILEN”. +Tiếp đầu ngữ + đuôi “EN”. +Đối với các đồng phân: chọn mạch chính dài nhất chứa liên kết đôi, đánh số từ phía liên kết đôi, gọi tên nhánh (kèm số chỉ vị trí) rồi đến tên mạch chính - kèm số chỉ vị trí liên kết đôi - en. II.Tính chất vật lý : III.Tính chất hoá học: Anken có khả năng phản ứng cao do có liên kết p kém bền: tham gia phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxihoá. Phản ứng cộng: a.Cộng H2: Vd: CH2=CH2 + H2 CH3-CH3 TQ: b.Cộng Br2 và Cl2: Cho anken sục vào dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 mất màu. Vd: CH2=CH2 + Br2 CH2Br-CH2Br c.Cộng axit HCl; HBr; HI: Vd: CH2=CH2 + HCl CH3-CH2Cl CH2=CH-CH3 + HBr CH3-CHBr-CH3 (spc) * Qui tắc Maccopnhicop: Anken bất đối phản ứng với tác nhân bất đối xảy ra theo hướng chính là hướng: phần âm của tác nhân sẽ vào cacbon có ít hydro hơn. * Khả năng phản ứng cộng: HCl < HBr < HI. d.Cộng nước: Vd: CH2=CH2 + HOH CH3-CH2-OH CH2=CH-CH3 + HOH CH3-CH(OH)-CH3 Phản ứng trùng hợp: Vd: nCH2=CH2 (P.E) nCH2=CH-CH3 (P.P) Phản ứng oxihoá: Oxihoá bởi KMnO4: Cho anken vào dung dịch KMnO4 thấy dung dịch KMnO4 mất màu. Vd: 3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O→ 3CH2(OH)-CH2(OH) + 2MnO2 + 2KOH. Oxihoá bởi O2 có chất xúc tác: Vd: CH2=CH2 + ½O2 CH3-CHO Đốt cháy: Số mol của CO2 = số mol của H2O. IV.Ứng dụng: -Tổng hợp các rượu, các dẫn xuất halogen, PE, PP -Từ C2H4 điều chế CH3-CHO và các monome quan trọng. V.Điều chế: -Cracking: CnH2n+2CmH2m + CaH2a+2 (n=m+a) -Tách nước từ rượu no đơn chức. Vd: CH3-CH2-OH CH2=CH2 + H2O -Tách HX từ dẫn xuất halogen, tách X2 từ dẫn xuất dihalogen. Vd: CH3-CH2-Cl + KOHCH2=CH2 + KCl + H2O CH2Br-CH2Br + Zn CH2=CH2 + ZnBr2 4.Củng cố: Chất nào không làm mất màu nước brôm: Xiclopropan, Propen, Etilen, cis- but - 2- en. Bài tập về nhà: Bài tập 1,2, 3, 4, 5, 6, trang 132. 5.Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài Ankađien; chú ý KN, tính chất hoá học, phản ứng trùng hợp theo 2 kiểu 1,4 và 1,2. Ứng dụng của ankađien. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Bai 29.doc