Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn - Nguyễn Nhật Hưng

2. Mục tiêu giải quyết tình huống

Ngày nay ô nhiễm môi trường là vấn nạn của đất nước ta, ô nhiễm nguồn nước là ô nhiễm quan trọng nhất do người dân phun thuốc trừ sâu, vứt xuống sông làm cho nguồn nước ô nhiễm gây ra nhiều căn bệnh không đáng có cho người dân sống quanh đó, nên em vận dụng kiến thức liên môn để tìm ra biện pháp khắc phục.

Thuốc trừ sâu là một loài thuốc sử dụng cho các cây công nghiệp như lúa, ngô nhằm để tiêu diệt các loại sâu bệnh có hại cho cây trồng, bảo vệ mùa màng, đảm bảo kinh tế nông nghiệp với những lợi ích là dễ sử dụng và nhanh triệt để. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực.

Thuốc trừ sâu được người dân biết đến từ khá sớm. Nhiều người nông dân sử dụng chúng rất rộng rãi. Nông dân thường phối hợp chúng với các loại thuốc tăng trưởng .

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn - Nguyễn Nhật Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC LIÊN MÔN 
 ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC
 TIỄN 
1.Họ và tên học sinh: Nguyễn Nhật Hưng
Ngày sinh: 12/04/2002
Lớp: 7/5
1. Tên tình huống : Ô nhiễm môi trường 
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Ngày nay ô nhiễm môi trường là vấn nạn của đất nước ta, ô nhiễm nguồn nước là ô nhiễm quan trọng nhất do người dân phun thuốc trừ sâu, vứt xuống sông làm cho nguồn nước ô nhiễm gây ra nhiều căn bệnh không đáng có cho người dân sống quanh đó, nên em vận dụng kiến thức liên môn để tìm ra biện pháp khắc phục. 
Thuốc trừ sâu là một loài thuốc sử dụng cho các cây công nghiệp như lúa, ngô nhằm để tiêu diệt các loại sâu bệnh có hại cho cây trồng, bảo vệ mùa màng, đảm bảo kinh tế nông nghiệp với những lợi ích là dễ sử dụng và nhanh triệt để. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực.
Thuốc trừ sâu được người dân biết đến từ khá sớm. Nhiều người nông dân sử dụng chúng rất rộng rãi. Nông dân thường phối hợp chúng với các loại thuốc tăng trưởng . 
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Môi trường có vai trò lớn đối với con người. Môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống con người. Các loài sinh vật khác không thể tồn tại được. Vì vậy, chúng ta cần phải ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. 
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. 
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%. 
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước, chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực.
Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa. 
Ô nhiễm phóng xạ là việc chất phóng xạ nằm trên các bề mặt, hoặc trong chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí (kể cả cơ thể con người), nơi mà sự hiện diện của chúng là ngoài ý muốn hoặc không mong muốn, hoặc quá trình gia tăng sự hiện diện của các chất phóng xạ ở những nơi như vậy. Sự ô nhiễm phóng xạ cũng được sử dụng ít chính thức để chỉ một số lượng, cụ thể là các hoạt động phóng xạ trên một bề mặt (hoặc trên một đơn vị diện tích bề mặt).
Ô nhiễm phóng xạ chỉ đề cập đến sự hiện diện của phóng xạ không mong muốn hoặc không mong muốn, và không đưa ra dấu hiệu cho thấy mức độ nguy hiểm có liên quan.
Ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu do 2 nguyên nhân cơ bản :
*Do nguồn gốc thiên nhiên :
Do hoạt động của núi lửa và động đất. Tuy nhiên đây chỉ là 1 nguyên nhân thứ yếu mà thôi. Bởi do chỉ lúc nào có núi lửa và động đất thì lúc đó mới có ô nhiễm về tiếng ồn, hơn nữa nó chỉ thực sự tác động đến các hộ dân sống gần khu vực núi lửa hoặc động đất. Mặt khác đây không phải là nguyên nhân có tính chu kỳ mà nó xảy ra 1 cách ngẫu nhiên.
*Do nguồn gốc nhân tạo :
Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn.
-Giao thông :
Hiện nay phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với mức độ chóng mặt, mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe. Bên cạnh đó, số lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố của Việt Nam là khá nhiều đã tạo nên sự ô nhiễm về tiếng ồn đáng kể.
Máy bay cũng là 1 nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua. Lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu 1 tần số âm thanh không nhỏ.Vì vậy, nên di dời sân bay ra xa khu vực đông dân cư để giảm thiểu tiếng ồn.
-Xây dựng :
Hiện nay, việc sử dụng các loại máy móc trong xây dựng là khá phổ biến. Đây là 1 nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể.
-Công nghiệp và sản xuất:
Trong công nghiệp và sản xuất hiện nay, việc sử dụng máy móc được xem là không thể thiếu.Tuy nhiên do ý thức của các cơ sở sản xuất và của 1 số khu công nghiệp đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng tăng cao.
-Sinh hoạt :
Việc bật máy nghe nhạc quá lớn cũng tác động không nhỏ đến thính giác của người xung quanh, nhất là trong các vũ trường hay quán bar. Đây là nguồn gây ô nhiễm mà được xem là khó xử lý nhất và chỉ dựa vào ý thức của người dân là chủ yếu. 
4. Giải pháp giải quyết tình huống.
Kiểm soát ô nhiễm là một từ dùng trong quản lý môi trường. Nó bao gồm việc kiểm soát rác thải và chất thải vào không khí, nước và đất. Nếu không có việc kiểm soát ô nhiễm, các chất thải từ các hoạt động tiêu thụ, sản xuất, vận tải, đốt nhiên liệu tạo nhiệt, và các hoạt động khác của con người sẽ làm tích tục hoặc phát tán chất ô nhiễm sẽ làm giảm chất lượng môi trường sống. Trong các cấp kiểm soát, phòng chống ô nhiễm và giảm thiểu chất thải được xem là các biện pháp hiệu quả.
Hiện nay để giảm bớt ô nhiễm môi trường, nhiều quốc gia đã có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức cá nhân ngang nhiên vi phạm, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. 
Là học sinh, ngoài việc học, chúng ta cấn phải tuyên truyền cho gia đình và những người xung quanh, bạn bè biết bảo vệ môi trường, giữ gìn cho môi trường của chúng ta xanh-sạch-đẹp, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vứt rác đúng nơi quy định, sử dụng các biện pháp sinh học trong nông nghiệp, trồng cây gây rừng vệ sinh sân trường, nhà ở gọn gàng, sạch sẽ. 
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. 
-Tuyên truyền bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia trên hành tinh của chúng ta.
-Thực hiện
+Tái chế rác thải
+Tái sử dụng giấy
+Giảm thiểu chất ô nhiểm
+Phòng chống ô nhiễm
+Làm phân hữu cơ
-Các công cụ kiểm soát ô nhiễm 
+Thu hồi bụi
+Máy lọc khí than
+Xử lý nước thải công nghiệp 
+Tách dầu nước theo API
+Lọc sinh học
+Xử lý bằng bột than hoạt tính
-Nghiêm cấm mọi hành vi làm hủy hoại môi trường thì chúng ta mới có một cuộc sống tốt đẹp, bền vững lâu dài.
- Chung tay dọn dẹp rác thải không lạm dụng các hình thức hóa học trong nông nghiệp, xử lý các chất thải công nghiệp.
-Kêu gọi người dân biết giữ gìn bảo vệ môi trường.
-Hạn chế sử dụng bao ni lông, phân hóa học. 
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc giải quyết tình huống góp phần hoạt động bảo vệ môi trường đã phần nào hạn chế được những tác hại do chất thải và khí thải của các nhà máy, xí nghiệp, Bên cạnh đó hoạt động bảo vệ môi trường môi trường càng có ý nghĩa hơn nữa khi thế giới hiện nay đang đứng trước thực trạng là Trái đất đang nóng dần lên, thì vấn đề bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà là của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Thật vậy, nhìn vào thành tựu phát triển của một đất nước người ta sẽ nhìn vào môi trường của đất nước đó, vì đó là một diện mạo của một dân tộc, đất nước đó có phát triển hay không thì môi trường ở đó có sạch sẽ hay không? Đều này chúng ta càng thấy rõ nhất trong thực tế hiện nay như: Ai cũng biết đối với con người chúng t

File đính kèm:

  • docbai lien mon lop 75 bai thu 2.doc
Giáo án liên quan