Bài dự thi tìm hiểu kiến thức, pháp luật về bình đẳng giới

- Theo khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

- Sự bất bình đẳng giới còn tồn tại hiện nay:

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu kiến thức, pháp luật về bình đẳng giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Các mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
+ Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.
+ Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
+ Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.
- Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin.
- Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
+ Chỉ tiêu 1: Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015 và xuống 1,5 lần vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Đến năm 2015 đạt 40% và đến năm 2020 đạt 50% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. Đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 85% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% số nạn nhân bị buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu, số nạn nhân bị buôn bán tự trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.
- Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
Câu 3: 
3.1. Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 2:
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức, đoàn thể liên quan có chương trình đào tạo, hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp cho người lao động ở các địa bàn, phù hợp với chương trình chuyển đỏi cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà, để người lao động chuyển đổi ngành nghề theo đúng năng lực và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tạo việc làm mới cho lao động nữ đã đề ra. Tăng cường công tác đào tạo nghề, khuyến khích các cơ sở dạy nghề thực hiện theo phương thức xã hội hóa đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội.
- Bảo đảm các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các nguồn lực kinh tế (như đất canh tác, các ngồn vốn – tín dụng, thông tin thị trường, thông tin về luật pháp, chính sách), bình đẳng về cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh.
- Kết hợp với các ngành lien quan thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn để thu hút nhiều lao động nữ tham gia các khóa đào tạo nghề để nâng cao hiệu suất lao động.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm đảm bảo tính công bằng trong chính sách đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, …
3.2. Nhóm các giải pháp để thực hiện mục tiêu 6:
	- Nâng cao chất lượng các tiêu chí văn hóa, trong đó nhấn mạnh tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình.
	- Chú trọng xây dựng mô hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực, thu hút sự tham gia tích cực của nam giới vào các hoạt động này.
	- Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình tư vấn, hỗ trợ phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, qua đó nhân rộng mô hình này.
Câu 4: 
4.1 Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
4.2. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy hiếp tinh thần nhằm không cho phép thành viên trong gia đình tham gia sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới;
c) Không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cho thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
b) Không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới;
c) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
d) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
Câu 5: 
Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới theo quy định của Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 bao gồm: Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới, Bộ và cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình, cơ quan, tổ chức khác trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình, gia đình và mỗi công dân.
Câu 6: 
6.1. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
1. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật. 
2. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức. 
3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới. 
6.2. Trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
1. Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. 
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị.
4. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. 
Câu 7: 
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; 
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này.
Câu 8: Ngoài các giải pháp để thực hiện mục tiêu 1 của Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã đề ra; Anh/chị có đề xuất biện pháp cụ thể nào khác nữa (nêu 

File đính kèm:

  • docbai du thi tim hieu kien thuc phap luat ve binh dang gioi nam 2014(1).doc
Giáo án liên quan