Bài dự thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới

Câu 1: Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ?

Trả lời:

Theo điều 5 của Luật Bình đẳng giới quy định 8 thuật ngữ về bình đẳng giới. Nội dung đã ghi rất rõ ràng như sau:

1.Giới là : Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

2. Giới tính là : Chỉ các đặc điểm sinh học giữa nam, nữ.

3. Bình đẳng giới: là việc nam, nữ có vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

4. Định kiến giới là : nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.

5. Phân biệt đối xử về giới: là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là: Biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

 

doc10 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bình đẳng giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; 
 Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020.  
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
 Theo đó, hàng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ). Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên vào năm 2020. Lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật chiếm ¼ vào năm 2015 và chiếm 1 nửa vào năm 2020. Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 80% vào năm 2015.
 Với mục tiêu này, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đặt chỉ tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2020 từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2015 đạt tỷ lệ từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%. Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
 Cũng theo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, một mục tiêu cơ bản khác là bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và 115/100 vào năm 2020. Đến năm 2015, mục tiêu sẽ giảm 60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới. Tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới.
 Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cũng đặt chỉ tiêu đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. 
Câu 3: Nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế nào? 
Trả lời:
Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
 Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại khoản 1.
Chế độ nghỉ thai sản hiện hành theo quy định của Luật lao động
 1. Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng do Chính phủ quy định, tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. 
2. Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.
Câu 4: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bằng hiểu biết của mình hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.
Trả lời:
Mục tiêu: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Bộ Chính trị: Đồng chí Tòng Thị Phóng.
Ban Bí thư: Đồng chí Hà Thị Khiết, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân.
Quốc hội: Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch Quốc hội
Đồng chí Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch Quốc hội
UBTVQH: Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề về xã hội
Bà Nguyễn Thị Nương - Trưởng Ban Công tác đại biểu
Phó Chủ tịch nước: Đồng chí Nguyễn Thị Doan
Chính phủ: Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế
Câu 5: Từ những tình huống, câu chuyện thực tế trong cuộc sống, hãy viết một bài tối đa 1500 từ về cá nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện, sự kiện ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Trả lời:
	Câu chuyện của tôi bắt đầu từ đôi đũa.
 Trước đây tôi rất lười, và tôi cho rằng việc nấu cơm, rửa bát tôi không thạo cho lắm nên cứ để vợ làm hết.
 Có một hôm vợ tôi sắp cơm và sắp thiếu một đôi đũa nên đã nhờ tôi xuống bếp lấy. Tôi thấy việc này cứ lặp đi lặp lại vài hôm, tôi nghi ngờ tại sao dọn cơm lại cứ thiếu 1 đôi đũa.
 Dần dần, đến bữa cơm, vợ tôi lại bảo con trai hôm lấy cái này thiếu, cái kia thiếu.
 Vậy là một bữa cơm cả 3 người đều cùng dọn. Vào các buổi sáng theo thường lệ cứ cơm nước xong là vợ tôi lại phải trở con đi học và đi làm luôn.
 Đến mùa đông, có sự thay đổi mà điều đầu tiên tôi không nhận ra. Đó là do trời lạnh quá, vợ tôi nhờ tôi chở đi làm. Nhưng bình thường vợ tôi hay đưa con đi học, nên tôi sẽ kiêm luôn cả chở con đến trường luôn.
 Không ngờ mùa đông kéo dài quá lâu khiến việc chở con đi học và đưa vợ đi làm đã thành thói quen của tôi. Đến khi thời tiết ấm lên thì thói quen này của tôi đã rất khó bỏ rồi.
	Câu 6:Theo anh chị, bản thân và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh chị đang sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn?
	Trả lời:
 Có một câu chuyện kể rằng; Hơn 2500 năm trước Đức Phật đã từng khẳng định trong nhiều kinh điển: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính” (Nhứt thiết chúng sinh giai hữu Phật tính). Về mặt hiện tượng thì có sự bất đồng (Phật, chúng sinh; bậc giác ngộ, hạng phàm phu; nam giới, nữ giới; loài người có nhiều màu da, sắc tộc; kẻ giàu, người nghèo; kẻ sung sướng, người khốn khổ; kẻ mạnh, người yếu; kẻ trí, người ngu), đó là duyên sinh nhân quả của các mối tương quan tương duyên trùng trùng lớp lớp trong ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai), nhưng về bản thể thì không khác, muôn pháp (mọi sự vật hiện tượng vật lý, tâm lý)  bình đẳng nhất như, tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều có khả năng giác ngộ thành Phật.
Khi di mẫu của Đức Phật là bà Ma ha Ba xà Ba đề xin xuất gia, Tôn giả A nan đã hỏi Đức Phật: “Nếu người phụ nữ được xuất gia và tu học theo pháp và luật của đức Thế Tôn thì họ có thể chứng các Thánh quả hay không?” Đức Phật đã trả lời rằng hàng phụ nữ có đủ khả năng thành tựu các Thánh quả nếu nỗ lực tu tập và hành trì đúng theo Chánh pháp. Sau đó Đức Phật chấp thuận cho di mẫu xuất gia với điều kiện là bà phải tuân thủ một số điều luật do Phật chế định dành cho phái nữ, bởi về đặc điểm tâm lý, giới tính, nhân duyên phước báu của người nữ có chỗ khác biệt người nam (đây cũng là chuyện bình thường trong hiện tượng giới bởi tính duyên sinh nhân quả), đòi hỏi phải có những giới điều phù hợp. Từ đó trong hàng đệ tử Phật có đủ cả hai bộ chúng xuất gia là Tăng chúng và Ni chúng.
 Một lần vua Pasenadi (Ba tư nặc) xứ Kosala được tin Hoàng hậu vừa hạ sinh công chúa, vua tỏ vẻ không hài lòng vì từ lâu vua trông đợi có hoàng nam nối dõi. Đức Phật biết tâm trạng của nhà vua, Ngài nói: “Bé gái có khi còn quý hơn bé trai. Khi trưởng thành có thể người con gái ấy có trí tuệ và phẩm hạnh vẹn toàn. Người con gái ấy sẽ trở thành một người vợ tốt, một người con dâu tốt, một người mẹ tốt. Đứa con sau này người ấy sinh ra có thể làm nên đại sự và trị vì một vương quốc vĩ đại, trở thành người hướng đạo chân chính cho cả một quốc gia”.
 Qua câu chuyện trên ta thấy; Nam giới hay nữ giới không quan trọng, vì thế không nên có thái độ kỳ thị, phân biệt, từ bỏ vai trò, thiên chức của mình, quên phát huy ưu điểm, thế mạnh của mình. Nên biết, ở người phụ nữ có những năng lực và đức tính mà người đàn ông ít ai có được. Người phụ nữ không nên coi thường mình, người đàn ông cũng phải thấy được giá trị cao quý của người phụ nữ để có thái độ trân 

File đính kèm:

  • docBai du thi tim hieu ve luat Binh dang gioi.doc
Giáo án liên quan