Đề thi học sinh giỏi môn : hoá học lớp 8 (tiếp)

Câu 1: (2.0 điểm)

Viết tên gọi của các chất có công thức hoá học ghi dưới đây:

a. KClO3 b. H2SO3 c. H3PO4 d. HBr

e. Mg(OH)2 f. ZnS g. Na2HPO4 h. NaH2PO4.

 Viết công thức hoá học của các chất có tên gọi sau:

a. Axit nitric b.Cacbon đioxit c.Kali pemanganat d.Natri hiđrocacbonate

e. Nhôm hiđroxit f. Xút ăn da g. Muối ăn h. Phân đạm urê

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn : hoá học lớp 8 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 
Môn : Hoá học lớp 8
Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết tên gọi của các chất có công thức hoá học ghi dưới đây:
a. KClO3	b. H2SO3	c. H3PO4	d. HBr
e. Mg(OH)2	f. ZnS	g. Na2HPO4	h. NaH2PO4.
	Viết công thức hoá học của các chất có tên gọi sau:
a. Axit nitric	b.Cacbon đioxit	c.Kali pemanganat	d.Natri hiđrocacbonate
e. Nhôm hiđroxit	f. Xút ăn da	g. Muối ăn	h. Phân đạm urê	
Câu 2: (2.0 điểm)
	Hoàn thành các phương trình phản ứng (nếu có phản ứng xảy ra)
a. Fe3O4 + . . . ® Fe + CO2
b. Al + . . . ® Al2(SO4)3 + H2
c. KMnO4 
d. P + O2 ® 
e. N2O5 + H2O ®
f. Al + Fe2O3 ®
g. CO2 + C ®
h. CaO + H3PO4 ®
Câu 3: (2.0 điểm)
	Khử hoàn toàn hỗn hợp A gồm Fe3O4 và CuO người ta dùng một lượng vừa đủ CO là 13,44lít (đktc). Chất rắn tạo thành sau phản ứng tác dụng với dung dịch HCl dư thì thấy thoát ra 6,72 lít khí hyđrô (đktc). Tính khối lượng hỗn hợp A biết rằng Cu không tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 4: (2.0 điểm)
	a. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế để có 400ml dung dịch H3PO4 0,2M từ P2O5 và nước.
b.Cho mẩu natri nặng 115gam vào bình đựng 1kg nước thì thấy mẩu natri tan hoàn toàn. Tính nồng độ % của dung dịch tạo thành sau phản ứng.
Câu 5: (2.0 điểm)
	Trộn hiđrô và ôxi theo tỷ lệ 1: 4 về khối lượng ta được hỗn hợp khí A. Cho nổ hỗn hợp khí A thì thấy thể tích khí còn 2,24 lít (đktc). Tính thể tích hỗn hợp khí A(đktc).
Hướng dẫn chấm môn hoá học lớp 8
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết tên gọi của các chất có công thức hoá học ghi dưới đây:
a. KClO3	b. H2SO3	c. H3PO4	d. HBr
e. Mg(OH)2	f. ZnS	g. Na2HPO4	h. NaH2PO4.
	Viết công thức hoá học của các chất có tên gọi sau:
a. Axit nitric	b.Cacbon đioxit	c.Kali pemanganat	d.Natri hiđrocacbonate
e. Nhôm hiđroxit	f. Xút ăn da	g. Muối ăn	h. Phân đạm urê	
( Viết đúng tên, công thức mỗi chất cho 0,125 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
	Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. Fe3O4 + 4CO = 3Fe + 4CO2
b. 2Al + 3H2SO4 = Al2(SO4)3 + 3H2
c. 2KMnO4 = K2MnO4 + MnO2 + O2.
d. 4P + 5O2 = 2P2O5
e. N2O5 + H2O = 2HNO3
f. 2Al + Fe2O3 = 2Fe + Al2O3 
g. CO2 + C = 2CO
h. 3CaO + 2H3PO4 = Ca3(PO4)2 + 3H2O
( Hoàn thành mỗi phương trình phản ứng cho 0,25 điểm)
Câu 3: (2.0 điểm)
- Các phương trình phản ứng:
	Fe3O4 + 4CO = 3Fe + 4CO2	(1)
	CuO + CO = Cu + CO2	(2)
	Fe + 2HCl = FeCl2 + H2	(3)
- Số mol Fe tham gia (3) = số mol Fe tạo ra ở (1) và bằng (mol)
- Số mol Fe3O4 đã tham gia (1): (mol)
- Số mol CO đã tham gia (1): (mol)
- Số mol CO tham gia (2): (mol)
- Số mol CuO tham gia (2):(mol)
- Tính được khối lượng : 0,2(64+16) + 0,1(56.3+16.4) = 39,2 (gam)
(Mỗi ý cho 0,25 điểm – Riêng ý 1 cho 0,50 điểm)
Câu 4: (2.0 điểm)
- Số mol H3PO4 có trong 400ml dung dịch H3PO4 là: (mol)
- Phương trình phản ứng: P2O5 + 3H2O = 2H3PO4 .Tính được khối lượng P2O5 cần: (g)
- Cách pha chế: Lấy 56,8 g P2O5 cho vào cốc chia độ ( dung tích 500ml hoặc 1000ml), cho khoảng 300ml nước vào cốc, khuấy đều để H3PO4 tan hoàn toàn, tiếp tục cho thêm nước vào cốc cho đủ 400ml.
- Phương trình phản ứng:	2Na + 2H2O = 2NaOH + H2 	(1)
- Tính theo (1) lượng NaOH tạo thành là: (g)
- Tính theo (1) lượng H2 tạo thành là: (g)
- Khối lượng dưng dịch sau phản ứng: 1000 + 115 – 5 = 1110 (g)
- Nồng độ % của NaOH: 
(Mỗi ý cho 0,25 điểm)
Câu 5: (2.0 điểm)
- Phương trình phản ứng:	2H2 + O2 = 2H2O	(1)
- Tỷ lệ khối lượng giữa hiđrô và ôxi cần là 4 : 32 = 1: 8
- Hỗn hợp khí A có tỷ lệ 1: 4 nên lượng ôxi thiếu (hiđrô thừa).
- Gọi x là số mol khí ôxi tham gia (1) => số mol hiđrô tham gia (1) là 2x
- Khối lượng hiđrô trong hỗn hợp A là: 2x.2 + = 4x + 0,2
- Khối lượng ôxi trong hỗn hợp A là 32x
- Lập được phương trình:	
(mol)
- Thể tích hỗn hợp khí A: 3.x.22,4 + 2,24 = 5,6 (lít)
(Mỗi ý cho 0,25 điểm )

File đính kèm:

  • docDe HSG hoa 8 Dap an.doc