Bài dự thi tìm hiểu “ 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân” - Hoàng Thị Ngọc Ánh

nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, bền vững mới không ngừng nâng cao đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, mới củng cố sự ổn định chính trị, nâng cao lòng tin, ý chí xả thân bảo vệ Tổ quốc của toàn dân tộc. Chỉ có một nền kinh tế hùng mạnh mới có thể trang bị cho lực lượng vũ trang vũ khí, khí tài hiện đại, đáp ứng yêu cầu đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược bằng kỹ thuật và công nghệ cao.

Do đó, phải ra sức phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Bảo vệ vững chắc Tổ quốc bằng sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là LLVT nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng quân chủng Hải quân, Phòng không-Không quân và một số binh chủng tiến lên hiện đại.

Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện và sức chiến đấu cao, để Quân đội thực sự là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc.

Bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh của đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

 

doc22 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài dự thi tìm hiểu “ 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân” - Hoàng Thị Ngọc Ánh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch, về phía Việt Nam có: Thiếu tướng Nguyễn Bằng Giang – Tư lệnh; Thiếu tướng: Trần Độ - Chính ủy.
Sau hơn một tháng chuẩn bị, kết hợp đột phá với bao vây vu hồi, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với bộ đội Pathét Lào giải phóng Mường Sinh, Nậm Thà, phát triển tấn công, truy kích địch. Ngày 12-5, chiến dịch kết thúc. Được sự hỗ trợ của Quân tình nguyện Việt Nam, bộ đội Pathét Lào diệt 137 tên địch, bẳt 1.424 tên, thu 400 súng, 596 tấn đạn, 1.500 phuy xăng, mở rộng vùng giải phóng Thượng Lào (800km2,với 76.000 dân).
Chiến dịch Nậm Thà đánh dấu bước trưởng thành của quân đội ta về tổ chức hành quân, xây dựng địa phòng ngự, đột phá, thọc sâu, bao vây, vu hồi, truy kích trong chiến dịch tiến công địch ở vùng rừng núi. 
2. Chiến dịch 128 (2-1964).
3. Chiến dịch 74A (Xuân hè 1964).
4. Chiến dịch Bình Giã: Diễn ra từ ngày 2 tháng 12 năm 1964 đến ngày 3 tháng 1 năm 1965 tại Bình Giã, miền Nam Việt Nam.
5. Chiến dịch Đồng Xoài: Diễn ra từ ngày 10 tháng 6-11 tháng 6 năm 1965 tại Đồng Xoài, Nam Việt Nam.
6. Chiến dịch Ba Gia: Diễn ra từ ngày 29 tháng 5 - 31 tháng 5 năm 1965 tại Ba Gia, Quảng Ngãi, Nam Việt Nam. 
7. Chiến dịch Plâyme: Từ 19/10 đến 16/11/1965, bộ đội ta tấn công cứ điểm Plây-Me, buộc quân địch ra ứng cứu. Ta đánh quân tiếp viện địch ở thung lũng I-a-đơ-răng, buộc quân Mỹ phải vào ứng cứu. Quân ta tập kích đánh phủ đầu diệt quân Mỹ. Sư đoàn kỵ binh bay số 1 Mỹ cơ động bằng máy bay lên thẳng lần đầu tiên xuất hiện ở miền Nam đã bị đánh bại. 
8. Chiến dịch Bàu Bàng – Dầu Tiếng: Chiến thắng Bầu Bàng - Dầu Tiếng củng cố niềm tin đánh thắng Mỹ, mở ra phong trào "Tìm Mỹ mà diệt, nắm thắt lưng Mỹ mà đánh" trong các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam.
9. Chiến dịch Đồng Dương (12-1965).
10. Chiến dịch Tây Sơn Tịnh (Xuân 1966).
11. Chiến dịch Tây Ninh (Thu đông 1966).
12. Chiến dịch Sa Thày (Thu đông 1966).
13. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Junction City của Mỹ: Diễn ra từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 15 tháng 4 năm 1967 tại Chiến khu C, Tây Ninh.
14. Chiến dịch Đắc Tô: Diễn ra từ ngày 3–22/11/1967 tại Đắk Tô, tỉnh Kontum.
15. Chiến dịch Nậm Bạc (cuối 1967 đầu 1968).
16. Chiến dịch đường 9 Khe Sanh: Diễn ra từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 15 /7 / 1968.
17. Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968): Thời gian diễn ra; Đợt 1: 30-1 đến 28-3, Đợt 2: 5-5 đến 15-6, Đợt 3: 17-8 đến 30-9 /1968 tại miền Nam Việt Nam.
18. Chiến dịch Tây Ninh (Thu 1968).
19. Chiến dịch Đắc Tô II (hè 1969).
20. Chiến dịch Long Khánh (hè 1969).
21. Chiến dịch Mường Sủi (hè 1969)
22. Chiến dịch Búp Răng – Đức Lập (thu đông 1969).
23. Chiến dịch 139 (cuối 1969 đầu 1970).
24. Chiến dịch Phước Bình – Bù Đốp (cuối 1969).
25. Chiến dịch đường 9 – Nam Lào: Diễn ra từ ngày 30/ 1 đến ngày 23 /3 năm 1971.
26. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân “Toàn thắng 1-71” (Xuân hè 1971)
27. Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ đường 22 (thu 1971).
28. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân “Chenla 2” (Thu đông 1971).
29. Chiến dịch Cánh đồng Chum (mùa khô 1971-1972). 
30. Chiến dịch Bắc Tây Nguyên: Diễn ra từ ngày 30/ 3- 5/6/1972 tại Kon Tum.
31. Chiến dịch Trị-Thiên: Diễn ra từ ngày 30/ 3 đến ngày 27 /6 năm 1972.
32. Chiến dịch Nguyễn Huệ: Diễn ra từ ngày 31 tháng 3 năm 1972 - 28 tháng 1 năm1973 tại Đông Bắc miền Đông Nam Bộ.
33. Chiến dịch Cánh đồng Chum (mùa mưa 1972).
34. Chiến dịch tiến công tổng hợp Quân (hè thu 1972).
35. Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (6.1972 – 1.1973).
36. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Sorya (thu 1972).
37. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Ăng Kor Chay (8-1972).
38. Chiến dịch phòng không Hà Nội – Hải Phòng: Diễn ra từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 12 năm 1972.
39. Chiến dịch Nông Sơn – Thượng Đức (hè thu 1974).
40. Chiến dịch Hưng Long (cuối 1974 đầu 1975).
41. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long: Diễn ra từ ngày 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 6 tháng 1 năm 1975.
42. Chiến dịch Tây Nguyên: Diễn ra từ ngày 4 đến ngày 24 tháng 3 năm 1975.
43. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: Diễn ra từ ngày 5 tháng 3 - 2 tháng 4 năm 1975 tại Huế, Đà Nẵng và các tỉnh Trung trung bộ, Miền nam Việt Nam.
44. Chiến dịch Xuân Lộc: Diễn ra từ ngày 9 - 20 tháng 4, 1975 tại Xuân Lộc.
45. Chiến dịch Hồ Chí Minh: Diễn ra từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn - Gia Định và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Bản chất, truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội ta được Bác Hồ khái quát như thế nào? Câu nói đó được Bác Hồ nói ở đâu, thời gian nào? Yếu tố quyết định bản chất cách mạng của quân đội ta là gì?
Trả lời:
Là người trực tiếp tổ chức thành lập, giáo dục và rèn luyện quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo xây dựng quân đội trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Ngày 22-12-1964, nhân dịp kỷ niệm quân đội ta tròn 20 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và khen ngợi "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đầy đủ, sinh động bản chất cách mạng, chức năng nhiệm vụ, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung thành tuyệt đối với Đảng, hiếu nghĩa với nhân dân là bổn phận của một quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, do Đảng tổ chức xây dựng và lãnh đạo. Người khẳng định: "Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, được sự giúp đỡ hết lòng của nhân dân, quân đội ta hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ trao cho, đã có truyền thống vẻ vang là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, chiến đấu anh dũng, công tác và lao động tích cực, tiết kiệm, cần cù, khiêm tốn giản dị, đoàn kết nội bộ, đồng cam cộng khổ với nhân dân, luôn luôn sẵn sàng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ".
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ có lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, mà dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta còn làm tròn chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, Người nói: "Quân đội ta là quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng. Mới ra đời với gậy tầm vông, súng kíp đã cùng toàn dân đánh Pháp, đánh Nhật, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công". Hay trong những ngày ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Bác lại khen ngợi: "Quân đội ta anh dũng trong kháng chiến, mà cũng anh dũng trong hòa bình; đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, đập tan mọi hành động khiêu khích, phá hoại của đế quốc Mỹ và tay sai; đã giáng trả lại đế quốc Mỹ những đòn đích đáng như ngày 5 tháng 8 năm 1964".
Bác còn chỉ rõ là quân đội cách mạng phải biết vượt qua khó khăn thử thách, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Người nói: "Bộ đội ta là bộ đội nhân dân, bộ đội cách mạng có truyền thống anh dũng, khắc khổ, kiên nhẫn, cần cù, chất phác, việc khó khăn nguy hiểm mấy cũng không sợ, nhất định làm cho kỳ được. Đó là truyền thống, đạo đức, tác phong tốt, phải luôn được giữ vững và phát triển"...
Thực tiễn đã chứng minh trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo Đảng và Bác, sự nuôi dưỡng của nhân dân, lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành lời thề danh dự đối với quân đội trong đấu tranh cách mạng, cũng như trong xây dựng hòa bình hiện nay. Điều đó được thể hiện trong bất luận hoàn cảnh nào, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng luôn luôn một lòng trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn giương cao ngọn cờ bách chiến, bách thắng, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng cao cả của Đảng, của giai cấp, của dân tộc. Mục tiêu cách mạng của Đảng, chính là mục tiêu chiến đấu của quân đội; bản chất giai cấp công nhân của Đảng, chính là bản chất chính trị của quân đội. Quân đội ta đã cùng với toàn dân hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vươn lên chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu; thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, bảo vệ thành quả cách mạng, viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc, xây đắp nên truyền thống vẻ vang của quân đội anh hùng sinh ra từ một dân tộc anh hùng.
Sự quan tâm của Bác đối với lực lượng vũ trang nhân dân thể hiện bằng những việc làm cụ thể, bình dị nhưng chứa chan tình cảm của Bác kính yêu. Và cũng vinh dự và tự hào thay, lực lượng chính quy, tinh nhuệ này đã được gọi với cái tên hết sức thân mật - Bộ đội Cụ Hồ.
Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) là nhân tố quyết định nội dung chính trị, tư tưởng và tổ chức của quân đội. Quân đội ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính dân tộc, tính nhân dân là biểu hiện đặc sắc bản chất cách mạng của quân đội ta.
Bản chất giai cấp của quân đội ta là bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Bản chất đó được biểu hiện tập trung ở mục tiêu chiến đấu của quân đội, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Bản chất giai cấp công nhân là yếu tố quy định tính tiên tiến, cách mạng triệt để của quân đội và là đặc điểm để nhận biết sự khác nhau căn bản giữa quân đội ta với quân đội của các giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử, là nguồn gốc để QĐNDVN tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc, nhân dân. 
Bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân của quân đội ta là một thể thống nhất bền vững. Tiền đề của sự thống nhất này là sự thống nhất giữa lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân trong đường lối cách mạng của Đảng. Quân đội chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng để giành độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong đó, chỉ có đấu tranh giành được độc lập dân tộc mới có điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội - con đường duy nhất đúng đắn để giữ vững độc lập dân tộc và ấm no, hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Vì vậy, trong mục tiêu cách mạng do Đảng ta xác định, lợi 

File đính kèm:

  • docBai dui thi tim hieu 70 nam.doc
Giáo án liên quan