Bài dự thi: Bài giảng tích hợp kiến thức liên môn môn Hóa học lớp 9 - Phúc Hồ Thị A

1. Tên hồ sơ dạy học

Tích hợp chủ đề rèn luyện kỹ năng tính toán và giáo dục tính cẩn thận thông qua kiến thức các môn: Hoá học,Toán học và Giáo dục công dân vào giảng dạy bài: “Chuyến đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất” môn Hóa học 8

2. Mục tiêu dạy học

Để nâng cao chất lượng học tập, lòng yêu thích bộ môn khoa học tự nhiên, phát triển tư duy sáng tạo trong học tập cho học sinh. Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức các môn học toán, hóa, sinh, giáo dục công dân để giải quyết tốt các vấn đề về “Chuyến đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất” môn Hóa học 8

* Kiến thức.

 - Giúp các em nắm được và hiểu rõ chuyển đổi lượng chất (số mol) sang khối lương chất .

 - Giúp các em nắm được và hiểu rõ chuyển đổi khối lượng chất sang lương chất ( số mol).

* Kỹ năng:

 - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các ví dụ để xác định biểu thức tính.

 - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.

* Thái độ:

 - Giáo dục ý thức tự giác, tích cực, cẩn thận, say mê trong học tập

 - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.

3. Đối tượng dạy học của bài học

 *Đối tượng dạy học là học sinh khối 8

 - Số lượng học sinh: 35 em

 - Số lớp thực hiện: 01 lớp

 * Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức hóa học 8 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 8 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.

 - Thứ nhất: các em học sinh lớp 8 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn Toán nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.

 - Thứ hai: Đối với kiến thức bài “Chuyến đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất ” các em đã học ở bài trước các kiến thức liên quan khái niệm mol, khối lượng mol và thể tích mol chất khí.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi: Bài giảng tích hợp kiến thức liên môn môn Hóa học lớp 9 - Phúc Hồ Thị A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tin, phân tích các ví dụ để xác định biểu thức tính.
	- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
* Thái độ:
	- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực, cẩn thận, say mê trong học tập
	- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
3. Đối tượng dạy học của bài học
	*Đối tượng dạy học là học sinh khối 8
	- Số lượng học sinh: 35 em
	- Số lớp thực hiện: 01 lớp
	* Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức hóa học 8 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 8 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
	- Thứ nhất: các em học sinh lớp 8 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn Toán nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
	- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “Chuyến đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất ” các em đã học ở bài trước các kiến thức liên quan khái niệm mol, khối lượng mol và thể tích mol chất khí.
	- Thứ 3: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Hóa học, Giáo dục công dân, Toán học.. các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn Hóa học trong đó có kiến thức về “Chuyến đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất” . Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào vào bộ môn Hóa học để giải quyết vấn đề trong bài học các em không cảm thấy bỡ ngỡ. Ví dụ: Đối với học sinh lớp 6,7 mà kết hợp kiến thức môn Hóa học vào môn toán học là không thể được. Như vậy chỉ có học sinh lớp 8 mới có thể tích hợp được kiến thức của các môn học này để giải quyết vấn đề trong môn học một cách thuận lợi nhất.
4. Ý nghĩa của bài học
Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
	Đối với việc tích hợp kiến thức các môn toán, hóa học, giáo dục công dân vào bài dạy “Chuyến đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất” sẽ giúp các em nắm đươc, hiểu rõ và xây dựng được công thức tính n, m, và M, ý nghĩa của từng đại lượng, vận dụng để giải bài tập một cách nhanh chóng và chính xác, rèn luyện đượckir nang tính toán, giáo dục đức tính cẩn thận trong từng bài tập. Từ đó, các em dễ yêu thích bộ môn, nâng cao chất lượng trong học tập.
	Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
	* Giáo viên:
	- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằng chương trình word (bảng phụ )
	- Kiến thức toán học về lập luận, chứng minh.
	- Kiến thức hóa học liên quan khối lượng mol.
	- Kiến thức giáo dục công dân về tính cẩn thận, tinh thần tự giác trong học tập.
	* Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
- Bảng phụ (bảng nhóm)
* Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 
	Đối với bài “Chuyến đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất” giáo viên thực hiện theo các bước sau:
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
	- Giúp các em nắm được và hiểu rõ chuyển đổi lượng chất (số mol) sang khối lương chất .	
 - Giúp các em nắm được và hiểu rõ chuyển đổi khối lượng chất sang lương chất ( số mol).	
 - Biết vận dụng kiến thức của các môn học toán, hóa, giáo dục công dân để xây dựng biểu thức tính n, m và M
 2. Kỹ năng
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các ví dụ để xác định biểu thức tính.
	- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
 3. Thái độ
	- Giáo dục tính chụi khó, cẩn thận, lòng say mê học 
	- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
1. Giáo viên:
	Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằng chương trình word (bảng phụ )
2. Mỗi nhóm học sinh: 
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
Bảng nhóm.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Ổn định lớp ( 1phút)
Kiểm tra bài cũ: (6 phút) Nêu khái niệm mol, khối lượng mol.Tìm khối lượng của 1 mol CO2 và 1 mol Fe2O3 ( C = 12, Fe = 56, O = 16)
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới ( 3 phút)
- Giới thiệu bài mới: 
+ 1 mol CO2 có khối lượng là 44g/mol
 4 mol CO2 có khối lượng có khối lượng là bao nhiêu gam
Hay ngược lại có 44g khí CO2 thì có bao nhiêu mol CO2
Trong tính toán hóa học, chúng ta thường phải chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi này
+ yêu cầu học sinh đưa ra câu trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe: 
 + Cá nhân HS trả lời câu hỏi nêu ra 
 + HS cả lớp theo dõi, nhận thức vấn đề cần nghiên cứu
Nội dung giới thiệu bài:
Trong tính toán hóa học, chúng ta thường phải chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta hãy tìm hiểu về sự chuyển đổi này
Họat động 2: ( 8 phút ) Ví dụ:
Mục tiêu: 
- Nắm được cách tính khối lượng mol của chất và khối lượng chất.
- Phân tích được ví dụ và rút ra được cách tính
- Trình chiếu ví dụ:
+Tính khối lượng của 0,5mol CO2, biết khối lượng mol của CO2 = 44g/mol
+ Tính khối lượng của 0,25mol CuSO4, biết khối lượng của CuSO4 =160g/mol
Vậy muốn tính khối lượng của một chất khi biết lượng chất (số mol) ta phải làm như thế nào ?
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi
- Ghi vở
I/Chuyển đôi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?
1.Ví dụ: 
Tính khối lượng của 0,5mol CO2 và 0,25mol CuSO4
Giải:
- Khối lượng của 0,5mol CO2 là:
 0,5 . 44 = 22(g)
- Khối lượng của 0,25mol CuSO4 là:
 0,25 . 160 = 40(g)
 Hoạt động 3: Công thức (8 phút)
Mục tiêu:
Sử dụng toán học để rút ra các công thức tính m, n, M
*Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n) và khối lượng (m).
*Lập công thức để tính n, m , M.
Gv: nếu gọi n: là số mol chất
 M: khối lượng mol chất
 m: là khối lượng chất
- Từ 2 ví dụ trên em hãy xây dựng công thức tính khối lượng?
- Vậy từ CT có thể tính được lượng chất (n), nếu biết khối lượng (m) & khối lượng mol (M) của chất không?
- Hãy suy ra CT tính n theo m & M.
- Tính lượng chất (số mol) có trong 28 g Fe; 3,6 g H2O?
- Tương tự, nếu biết lượng chất (n) & khối lượng (m) có thể tính được khối lượng mol M của chất không?
 Giáo viên trình chiếu câc công thức cho học sinh đối chiếu.
- Học sinh lắng nghe
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi
- Ghi vở 
2. Công thức:
-Ký hiệu n là số mol chất.
-Ký hiệu m là khối lượng.
 m = n . M (gam). (1).
Trong đó: +m là khối lượng.
+n là lượng chất (Số mol).
+M là khối lượng molcủa chất.
 (2).
 (3).
Hoạt động 4: Luyện tập (20phút)
Mục tiêu
*Khắc sâu công thức giữa n, m, M
 *Sử dung kiến thức liên môn toán học để tính 
Vận dụng môn giáo dục công dân để rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn học.
Bài tập 1:
a.Tính m của 0,15 mol Fe2O3.
b.Tính n của 10 gam NaOH.
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh làm bài tập nhóm trên phiếu học tập sau:
n(mol)
m(gam)
Số PT
CO2
0,01
N2
5,6
SO3
0,3.1023
CH4
4
Giáo viên thu bài tập của đại diện 3 nhóm, sau đó trình chiếu cho HS nhận xét cách giải của 3 nhóm.
Bài tập3
Hợp chất A có CT R2O. Biết rằng 0,25mol hợp chất A có khối lượng 15,5g. Hãy xác định CT của A .
Giáo viên hướng dẫn cách giải:
- Muốn tìm được CT của A tức là phải tìm gì?
à MA = ?
à MR = ?
à Kết luận R là?
à Công thức hóa học của hợp chất ?
HS trính bày cách tóm tắt cho n Fe2O3
Tính mFe2O3
HS trính bày cách tóm tắt cho mNaOH
Tính nNaOH
HS làm việc theo nhóm.
Nhận xét đánh giá các nhóm đại diện.
HS lắng nghe cách hướng dẫn của GV
HS trả lời và nêu cách giải bài tập
*Bài tập: 
 MB = 20/0,25 = 80 gam.
*Bài tập: 
a. 
b. 
n(mol)
m(gam)
Số PT
CO2
0,01
0,44
0,06.1023
N2
0,2
5,6
1,2.1023
SO3
0,05
4
0,3.1023
CH4
0,25
4
1,5.1023
Bài tập 3
R là kim loại Na. Công thức hợp chất A là: Na2O.
Củng cố: (4 phút) 
 Tính khối lượng của 2 mol HCl? Số phân tử? 
 Tính số mol có trong 7 g N, 7 g N2 Số hạt vi mô? 
 Tính khối lượng mol M của 1 chất biết 0,2 mol chất đó có khối lượng 20 g?
 5. Dặn dò: (1 phút) - Học kỹ các công thức chuyển đổi, nắm rõ các đại lượng trong công thức.
 	 - Làm bài tập 3a, 4 sgk. BT 19.1,4a, 5 SBT.
	 - Chuẩn bị bài mới phần còn lại của bài: Chuyển đổi giữa lượng chất & thể tích chất khí như thế nào?
.Các hoạt động dạy học diễn ra theo bài soạn, nhưng giáo viên cần lưu ý một số vấn đề trong bài để giúp học sinh tích hợp tốt kiến thức của các môn học khác hiểu sâu hơn, rõ hơn hiện tượng cần giải quyết trong hoạt động 4.
	Để dạy hoạt động 4 ta cần:
	- Sử dụng kiến thức môn toán, học sinh phải hiểu và linh hoạt sử dụng các công thức chuyển đổi giữa n, m, M và A
- Vận dụng kiến thức hóa học biết 1 mol phân tử (ng/tử) có 6.1023
- Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân trong việc rèn luyện tính cẩn thận trong tính toán.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
	* Giáo viên:
	Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi học sinh làm một bài với nội dung câu hỏi sau.
 Hãy tính:
	Câu 1: Khối lượng của 0,25 mol CaCO3 và 4,5.1023 phân tử CO2?
	Câu 2. Số mol và số phân tử của 8g CuO?
	Câu 3. Hợp chất A có công thức R2O3. Biết rằng 0,2 mol hợp chất có khối lượng là 20,4g.Hãy xác đ

File đính kèm:

  • docbai lien mon nhom hoa 20142015.doc