Bài giảng Tiết 3: Một số oxit quan trọng - Canxi oxit (CaO)

- HS hiểu được hững tính chất hóa học của Caxi oxit (CaO)

- Biết được các ứng dụng của Canxi oxit.

- Biết được các phương pháp để điều chế CaO trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO.

- Viết được các PTTHH minh hoạ tính chất hoá học của CaO.

- Phân biệt được một số oxit cụ thể.

II. CHUẨN BỊ

- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá gỗ, kẹp, cốc thủy tinh, ống hút, đũa thủy

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3: Một số oxit quan trọng - Canxi oxit (CaO), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 22 / 8 / 2011 - Tiết 3,4,5- Lớp 9A5, 9A6, 9A1	
I. MỤC TIÊU:
1.KiÕn thøc: 
- HS hiểu được hững tính chất hóa học của Caxi oxit (CaO)
- Biết được các ứng dụng của Canxi oxit.
- Biết được các phương pháp để điều chế CaO trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 
	2. KÜ n¨ng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO.
- Viết được các PTTHH minh hoạ tính chất hoá học của CaO.
- Phân biệt được một số oxit cụ thể.
II. CHUẨN BỊ
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá gỗ, kẹp, cốc thủy tinh, ống hút, đũa thủy tinh.
- Hóa chất: CaO, nước cất.
- Tranh ảnh lò nung vôi trong công nghiệp và thủ công.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ, sửa bài tập 
Dự kiến tên HS: ..
- Nêu tính chất hóa học của oxit bazơ, viết PTHH minh họa. (HS viết ở góc bảng và lưu lại cho bài mới).
- Sửa bài tập 1 trang 6 SGK
Döï kieán traû lôøi:
* Tính chất hóa học của oxit bazơ:
- Làm quì tím hóa xanh, làm phemolphtalein hóa đỏ.
- Tác dụng với axit ® muối + H2O;	PTHH: CuO(r)+2HCl(dd)→CuCl2(dd)+ H2O(l)
- Tác dụng với nước ® dung dịch bazơ;	PTHH: BaO(r) + H2O(l) → Ba(OH)2(dd)
- Tác dụng với oxit axit ® muối	PTHH: BaO(r) + CO2(k) → BaCO3(r)
* Bài tập 1 trang 6 SGK.
CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2(dd)	SO3(r) + H2O(l) → H2SO4(dd)
CaO(r)+2HCl(dd)→CaCl2(dd)+ H2O(l)	Fe2O3(r) + 6HCl(dd) ® 2FeCl3 (dd) + 3H2O (l)
SO3 (k) + 2NaOH (dd) ® Na2SO4 (dd) + H2O (l)
3.Bài mới; 
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI GHI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
GV: Caxi oxit là một oxit bazơ, nó có những tính chất hoá học nào. Dựa vào tính chất nào mà người ta dùng CaO để khử chua đất trồng?
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của CaO
- Các nhóm HS quan sát một mẫu CaO và nêu nhận xét về tính chất vật lý cơ bản?
- GV thông báo tonc = 2585oC
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của oxit bazơ?
→ CaO là một oxit bazơ. Chúng ta hãy thực hiện một số TN để chứng mính CaO là một oxit bazơ.
- Yêu cầu HS các nhóm làm thí nghiệm: 
+Cho một mẫu nhỏ CaO vào 2 ống nghiệm.
+Nhỏ vài giọt nước vào ống nghiệm 1, tiếp tục cho thêm nước, dùng đũa thủy tinh khuấy đều để yên ống nghiệm.
+Nhỏ 1-2ml dung dịch HCl vào ống nghiệm 2, để yên.
- Quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTPƯ?
GV giới thiệu: 
- Phản ứng của CaO với nước được gọi là phản ứng tôi vôi; 
- CaO ít tan trong nước được gọi là vôi tôi, phần tan là dung dịch bazơ (nước vôi trong).
- CaO hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
- Yêu cầu HS viết PTPƯ CaO với HCl.
GV: Nhờ tính chất này, CaO được dùng để khử chua đất trồng.
GV thuyết trình: Để một mẫu nhỏ CaO trong không khí thì canxi oxit hấp thụ khí cacbonic tạo thành canxi cacbonat.
- Yêu cầu HS viết PTPƯ và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS liên hệ cách bảo quản vôi sống?
→ HS quan sát một mẫu CaO và nêu nhận xét.
→ HS trả lời
→ Các nhóm làm thí nghiệm
→ HS nêu hiện tượng:
-Ở ống nghiệm 1: Phản ứng tỏa nhiệt sinh ra chất rắn màu trắng, ít tan trong nước.
-Mẩu CaO tan tạo ra dung dịch trong suốt, phản ứng toả nhiệt.
-HS viết PTPƯ.
® HS nghe và ghi bổ sung.
→ HS viết PTPƯ và kết luận.
® HS viết PTPƯ
→ Để nơi khô ráo, bảo quản trong lọ kín.
I. Tính chất của Canxi oxit (CaO)
1. Tính chất vật lý
Chất rắn, màu trắng
2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với nước
CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2(r)
b. Tác dụng với axit
CaO(r) + 2HCl(dd)→ 
	CaCl2(dd) + H2O(l)
c. Tác dụng với oxit axit
CaO(r) + CO2(k) → CaCO3(r)
Kết luận: Canxi oxit là oxit bazơ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của CaO
- Yêu cầu HS nêu ứng dụng của CaO?
 Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp sản xuất CaO
- Trong thực tế việc sản xuất CaO đi từ nguyên liệu nào?
- GV Thuyết trình về các PƯHH trong lò nung vôi.
→HS:
- Vật liệu xây dựng.
- Khử chua đất trồng.
- Diệt khuẩn .
→ Đá vôi CaCO3, chất đốt
→ HS nghe và ghi vào vở.
II. Ứng dụng của CaO
- Làm vật liệu xây dựng.
- Khử chua đất trồng.
- Khử trùng chuồng trại.
III. Sản xuất CaO
1. Nguyên liệu: Đá vôi, chất đốt
1. Các PƯHH xảy ra
C(r) + O2(k) CO2(k)
CaCO3(r)CaO(r)+CO2(k)
	4. Kiểm tra, đánh giá
GV: yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 1: Viết phản ứng hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau:
CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → CaO → CaCl2
Bài tập 2: Trình bày phương pháp để phân biệt các chất rắn sau: CaO, P2O5, SiO2
HS làm bài tập 1.
HS làm bài tập 2.
Bài tập 1:
(1) CaO(r) + H2O(l) ® Ca(OH)2(r)
(2) Ca(OH)2(dd) + CO2(k) ®
	 CaCO3(r) + H2O(l)
(3)CaCO3(r)
	CaO(r)+ CO2(k)
(4) CaO(r) + 2HCl(dd) ®
	 CaCl2(dd) + H2O(l)
Bài tập2:
- Trích các mẫu thử để phân biệt
- Hoà tan các mẩu thử vào nước
+ Mẫu thử không tan là SiO2
+ Mẫu thử tan tạo ra dung dịch làm đỏ quì tím là P2O5
P2O5(r) + 3H2O(l) ® 2H3PO4(dd)
+ Mẫu thử tan tạo dung dịch làm xanh quì tím là CaO.
CaO(r) + H2O(l) ® Ca(OH)2(r)
	5. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập SGK trang 9; Bài tập 2.2, 2.4, 2.7 trang 4 SBT 
- Đọc phần em có biết SGK trang 9
- Xem trước TCHH của lưu huỳnh đioxit.
- Hướng dẫn bài tập 3 SGK trang 9:
mol HCl = 0,7 mol
PTHH: CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
	 xmol 2x mol
	Fe2O3 + 6HCl ® 2FeCl3 + 3H2O 
	ymol	 6ymol
Ta có hệ: => 
=> 4gam; 16gam

File đính kèm:

  • docTiet_3.doc
Giáo án liên quan