936 câu trắc nghiệm hữu cơ và đáp án
1. Stiren ( ) có công thức tổng quát là:
a) CnH2n-6 b) CnH2n-8 c) CnH2n-10 d) CnH2n-6-2k
2. Naptalen ( ) có công thức phân tử là:
a) C10H6 b) C10H10 c) C10H12 d) Tất cả đều không đúng
dung dịch brom. Khi cho X tác dụng Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1 (có bột sắt làm xúc tác) thì được một chất hữu cơ duy nhất là dẫn xuất monoclo. X là: a) Neopentan b) 1,4-Đimetylbenzen c) Benzen d) o-Xilen (C = 12; H = 1) 460. Hợp chất A là một hiđrocacbon thơm. Hơi A nặng hơn khí metyl axetilen 2,65 lần. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp của A? a) 4 chất b) 3 chất c) 5 chất d) 6 chất (C = 12; H = 1) 461. Hỗn hợp A gồm etan, etilen và propin. Cho 12,24 gam hỗn hợp A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi phản ứng xong, thu được 14,7 gam kết tủa. Mặt khác 4,256 lít hỗn hợp A (đktc) phản ứng vừa đủ 140 mL dung dịch Br2 1M. Số mol etan có trong 12,24 gam hỗn hợp A là: a) 0,1 b) 0,2 c) 0,15 d) 0,25 (C = 12; H = 1; Ag = 108) 462. Có dãy chuyển hóa sau: B1 Toluen Cl2 as dd NaOH t 0 B2 CuO t 0 B3 B ddAgNO3/NH3 4 CH3OH H SO , t 0 B5 2 4 B5 là: a) Rượu benzylic b) CH3C6H4OH c) Metyl benzoat d) Axit benzoic 463. A là một hỗn hợp gồm hai chất thuộc dãy đồng đẳng stiren, có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC. Đốt cháy hoàn toàn m gam A bằng oxi dư. Cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 300 mL dung dịch NaOH 2M. Khối lượng bình đựng dung dịch xút tăng 22,44 gam và thu được dung dịch D (có chứa cả muối trung tính lẫn muối axit). Cho BaCl2 dư vào dung dịch D, thu được 35,46 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. CTPT hai hiđrocacbon trong hỗn hợp A là: a) C9H10; C10H12 b) C8H8; C9H10 c) C10H12; C11H14 d) C11H14; C12H16 (C = 12; H = 1; Ba = 137; O = 16) 464. A là một xicloankan có khối lượng riêng dạng hơi bằng 2,5 g/L ở 136,5ºC; 912 mmHg. A là: a) Xiclopropan b) Xiclobutan c) Xiclopentan d) Xiclohexan (C = 12; H = 1) 465. A là một hiđrocacbon. Tỉ khối hơi của A so với nitơ bằng 2. A có thể ứng với bao nhiêu chất? a) 1 b) 4 c) 5 d) 6 ( C = 12; H = 1; N = 14) 466. A là hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hết 1,68 lít hơi A (đktc) rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng dung dịch nước vôi lượng dư, khối lượng bình tăng 17,05 gam và trong bình có 27,5 gam kết tủa. Phần trăm số mol mỗi chất trong hỗn hợp A là: a) 33,33%; 66,67% b) 35%; 65% c) 40%; 60% d) 44,44%; 55,56% (C = 12; H = 1) 467. Một lượng khí xiclopropan ở 27ºC, áp suất 960 torr có thể tích là 2 m3. Ở 177ºC, 800 torr thì lượng khí này chiếm thể tích bằng bao nhiêu? a) 2,5 m3 b) 3,6 m3 c) 1,6 m3 d) Tất cả đều sai 468. Cho 100,8 gam xiclohexan tác dụng với 24,64 lít khí clo (đktc) với sự hiện diện ánh sáng, thu được chất hữu cơ là một dẫn xuất monoclo có khối lượng là 118,5 gam. Hiệu suất của phản ứng giữa xiclohexan với clo là: a) 83,33% b) 80% c) 95% d) 90,91% (C = 12; H = 1; Cl = 35,5) 469. Các nhiệt độ: -33ºC; 12,5ºC; 49ºC; 80,74ºC là nhiệt sôi của các chất sau (không chắc đúng theo thứ tự sắp sẵn): (I): xiclopropan (II): xiclobutan (III): xiclopentan (IV): xiclohexan Nhiệt độ sôi các chất giảm dần là: a) (I), (II), (III), (IV) b) (IV), (III), (II), (I) c) (II), (IV), (I), (III) d) (IV), (III), (I), (II) 470. Người ta cho toluen vào xăng nhằm tăng chỉ số octan của xăng. Tỉ số thể tích giữa không khí (coi oxi chiếm 20% thể tích không khí) và hơi toluen để có thể đốt cháy hoàn toàn toluen là: a) 37,5 : 1 b) 45 : 1 c) 36 : 1 d) 107,5 : 1 471. Hai khí metan và xiclopropan được chứa trong hai bình riêng có cùng thể tích, nhiệt độ. Bình đựng metan có áp suất gấp đôi so với bình đựng xiclopropan. Chọn kết luận đúng về lượng metan, xiclpropan trong hai bình: a) Khối lượng metan gấp đôi so với khối lượng xiclopropan b) Thể tích metan gấp đôi so với xiclopropan c) Số mol xiclopropan gấp đôi so với metan d) Thể tích xiclopropan bằng một nửa thể tích metan nếu đo trong cùng điều kiện 472. X, Y, Z là ba hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng, công thức phân tử Y hơn X ba nhóm metylen, Z hơn Y ba nhóm metylen. Khối lượng phân tử Z gấp ba lần khối lượng phân tử của X. Đốt cháy hết a mol Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng dung dịch xút lượng dư thì khối lượng bình xút tăng bao nhiêu gam? a) 372a b) 248a c) 204a d) 230a (C = 12; H = 1; O = 16) 473. X, Y, Z là ba hiđrocacbon đều có mạch cacbon không phân nhánh, đều hiện diện dạng khí ở điều kiện thường. Đốt cháy hết 2,24 lít mỗi khí X, Y, Z (đktc) rồi cho sản phẩm cháy mỗi chất đi qua ba bình đựng dung dịch H2SO4 đậm đặc, khối lượng mỗi bình đều tăng 7,2 gam. X, Y không làm mất màu nước brom, còn Z làm mất màu nước brom. Y, Z tham gia phản ứng cộng hiđro. Z không có đồng phân lập thể. Chọn kết luận đúng nhất: a) X, Y, Z chứa số nguyên tử H bằng nhau trong phân tử và số nguyên tử cacbon trong phân tử nhỏ hơn hoặc bằng 4 b) X: n-Butan; Y: Xiclobutan; Z: Buten-1 c) X: Propan; Y: Xiclobutan; Z: But-2-en d) X: Propan; Y: Xiclobutan; Z: But-1- en (H = 1; O = 16) 474. Hỗn hợp A có khối lượng a gam, gồm ba chất X, Y, Z là ba aren có công thức tương ứng là: X (CnH2n – 6 ) ; Y (Cn’H2n’ – 6); Z (CmH2m – 6) Trong đó n < n’ < m. Hai chất X, Z có số mol bằng nhau trong hỗn hợp và cách nhau k chất trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy a gam hỗn hợp A, thu được b mol CO2 Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A, nếu a = 38,2 gam; k = 2; b = 2,9 mol và chất Y không có đồng phân là hợp chất thơm. a) 20,42%; 48,17%; 31,41% b) 20%; 30%; 50% c) 21,15%; 45,27%; 33,58% d) 22,35%; 47,23%; 30,42% (C = 12; H = 1) 475. Hỗn hợp khí A gồm xiclopropan và xiclobutan. Tỉ khối hơi của hỗn hợp A so với khí hiđro bằng 23,8. Nếu đốt cháy hết 4,48 lít hỗn hợp A (đktc) thì thu được m gam CO2. Trị số của m là: a) 25,48 b) 29,92 c) 30,17 d) 35,98 (C = 12; H = 1) 476. Hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng. Bình B đựng dung dịch được tạo ra do hòa tan 44,8 gam CaO trong nước. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A rồi cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình B. Khối lượng bình B tăng 57,66 gam. Trong bình thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa, phần dung dịch thu được nhỏ hơn phần dung dịch trước khi hấp thụ sản phẩm cháy là 9,34 gam. Đun nóng phần dung dịch này thấy xuất hiện kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là: a) 5,69 b) 9,45 c) 13,02 d) 14,74 (Ca = 40; O = 16; C = 12; H = 1) 477. Hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng benzen. Bình B đựng dung dịch được tạo ra do hòa tan 68,85 gam BaO hòa tan trong nước. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A rồi cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình B. Khối lượng bình B tăng 45,06 gam, trong bình B thấy có chất rắn. Lọc bỏ chất rắn, khối lượng dung dịch thu được lớn hơn phần dung dịch trước khi hấp thụ sản phẩm cháy là 33,24 gam. Đem đun nóng phần dung dịch này, thấy có tạo chất không tan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol mỗi chất có trong m gam hỗn hợp A là: a) 0,05; 0,06 b) 0,08; 0,09 c) 0,12; 0,10 d) 0,07; 0,06 (Ba = 137; O = 16; C = 12; H = 1) 478. A là một hợp chất hữu cơ. Đem đốt 8,8 gam A. Sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và nước. Cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình dung dịch nước vôi trong do hòa tan 16,8 gam CaO trong nước. Sau khi hấp thụ sản phẩm cháy thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam. Lọc bỏ kết tủa, lấy phần dung dịch cho tác dụng với lượng dư nước vôi, thấy tạo ra 40 gam chất không tan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a) A là một hiđrocacbon b) A là một ankan c) A là một hợp chất có mang nhóm chức d) Tất cả đều sai (C = 12; H = 1; Ca = 40; O = 16) 479. Công thức chung của chất cùng dãy đồng đẳng với rượu isoamylic là: a) CnH2n(OH)2 b) CnH2n + 1OH c) CnH2n -1OH d) CnH2n – 1(OH)3 480. A là chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng rượu alylic. Rót 3,6 gam A vào một cốc có đựng Na lượng dư, có một khí thoát ra khỏi cốc. Sau khi phản ứng kết thúc, thấy khối lượng cốc tăng thêm 3,55 gam. Công thức phân tử của A là: a) C3H6O b) C6H12O c) C5H10O d) C4H8O (C = 12; H = 1; O = 16; Na = 23) 481. Hỗn hợp A gồm hai rượu đơn chức no mạch hở đồng đẳng liên tiếp. Cho 12,12 gam hỗn hợp A tác dụng hết với kali, có 2,576 lít hiđro thoát ra (đktc). Khối lượng mỗi chất có trong 12,12 gam hỗn hợp A là: a) 5,52 g; 6,6 g b) 6,4 g; 5,72 g c) 3 g; 9,12 g d) 4,6 g; 7,52 g (C = 12; H = 1; O = 16; K = 39) 482. Hỗn hợp A gồm hai rượu đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy m gam hỗn hợp A, sau đó cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình (1) đựng P2O5 dư rồi bình (2) đựng nước vôi dư. Khối lượng bình (1) tăng 4,32 gam. Khối lượng bình (2) tăng 7,48 gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hai chất trong hỗn hợp A là: a) C2H5OH; C3H7OH b) Etanol; Propan-2-ol c) C3H7OH; C4H9OH d) Rượu etylic; Rượu n-propylic (C = 12; H = 1; O = 16) 483. A là một hợp chất hữu cơ mà khi đốt cháy chỉ tạo CO2 và H2O. Hỗn hợp gồm A và khí oxi có tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 8 trong một khí nhiên kế. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết A. Cho hơi nước ngưng tụ, số mol nước thu được bằng 4/9 số mol các chất trước khi cháy. Hỗn hợp khí còn lại (hỗn hợp B) có tỉ khối so với metan bằng 2,3. Cho hỗn hợp B đi qua bình đựng CaO dư, thì số mol khí bị hấp thụ bằng 1/3 số mol hỗn hợp khí trước khi cháy. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. A là: a) C3H8O2 b) C3H8O3 c) Propan d) Etylenglicol (C2H4(OH)2) (C = 12; H = 1; O = 16) 484. Hỗn hợp A gồm hai rượu trong dãy đồng đẳng rượu etylic, phân tử hơn kém nhau hai nhóm metylen. Thực hiện phản ứng ete hóa hoàn toàn 6,8 gam hỗn hợp A, thu được hỗn hợp gồm ba ete có khối lượng là 5,36 gam. Phần trăm khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A là: a) 67,65% C2H5OH; 32,35% C4H9OH b) 44,12% C3H7OH; 55,88% C5H11OH c) 47,06% CH3OH; 52,94% C3H7OH d) 40% CH3OH; 60% C3H7OH (C = 12; H = 1; O = 16) 485. Hỗn hợp A gồm hai rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đun nóng 13,92 gam hỗn hợp A với H2SO4 đậm đặc, thu được hỗn hợp B gồm các chất cùng dãy đồng đẳng có khối lượng 11,58 gam. Tỉ khối hơi hỗn hợp B so với hỗn hợp A bằng 1,66. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol mỗi rượu có trong 13,92 gam hỗn hợp A là: a) 0,09; 0,163 b) 0,12; 0,14 c) 0,13; 0, 15 d) 0,19; 0,17 (C = 12; H = 1; O = 16) 486. X là một chất hữu cơ chứa một loại nhóm chức, khi cháy chỉ tạo CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 42,105%. X là: a) C2H5OH b) C2H4(OH)2 c) C3H8O3 d) C3H8O
File đính kèm:
- 936 cau trac nghiem hoa huu co.doc