7 yếu tố cần thiết giúp học tốt môn Lịch sử
Điểm trung bình thi Đại học môn Lịch Sử năm 2007 chỉ đạt 2,09/10, còn năm 2008 số điểm chênh lệch so với năm trước không đáng kể. Vậy để có kết quả cao môn Lịch sử chúng ta cần chú ý những gì?
Theo hocmai.vn
1. Niềm đam mê là yếu tố rất cần thiết khi bạn muốn học tốt môn Lịch sử. Bạn hãy quan niệm, học Lịch sử không phải để thi đại học mà học nó để yêu cuộc sống, tìm hiểu các kiến thức quy luật trong quá khứ
2. Nếu bạn mới bắt đầu học Lịch sử thì không nên tìm đọc sách cao siêu, mà nên chú ý lắng nghe thầy cô giảng dạy trên lớp và học theo sách giáo khoa, vì kiến thức đó sẽ làm nền tảng cơ bản cho kiến thức Lịch sử của bạn. Và nguyên nhân thứ hai là vì hiện nay các sách Lịch sử có rất nhiều ý kiến khác nhau về các sự kiện lịch sử, cho nên nghe lời thầy cô giúp bạn tìm được một hướng đi đúng.
3. Khi ban học khá môn Lịch sử rồi bạn có thể tìm đọc các loại sách như: Lịch sử Việt Nam đại cương (3 tập), Lịch sử thế giới đại cương (3 tập), Những sự kiện Việt Nam - Thể giới (NXB Quân đội Việt Nam), Những bài thi đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia Lịch sử Những cuốn sách này giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất đối với môn Lịch sử.
4. Bạn nên chăm chỉ viết bài, đôi khi bạn có thể tự tìm đề để viết rồi đưa cho thầy cô sửa giúp, sau đó viết lại nhuần nhuyễn. Cách này giúp tăng khả năng trình bày, diễn đạt của bạn và tạo nên kỹ năng ứng phó tốt với mọi loại đề.
7 yếu tố cần thiết giúp học tốt môn Lịch sử Điểm trung bình thi Đại học môn Lịch Sử năm 2007 chỉ đạt 2,09/10, còn năm 2008 số điểm chênh lệch so với năm trước không đáng kể. Vậy để có kết quả cao môn Lịch sử chúng ta cần chú ý những gì? Theo hocmai.vn 1. Niềm đam mê là yếu tố rất cần thiết khi bạn muốn học tốt môn Lịch sử. Bạn hãy quan niệm, học Lịch sử không phải để thi đại học mà học nó để yêu cuộc sống, tìm hiểu các kiến thức quy luật trong quá khứ 2. Nếu bạn mới bắt đầu học Lịch sử thì không nên tìm đọc sách cao siêu, mà nên chú ý lắng nghe thầy cô giảng dạy trên lớp và học theo sách giáo khoa, vì kiến thức đó sẽ làm nền tảng cơ bản cho kiến thức Lịch sử của bạn. Và nguyên nhân thứ hai là vì hiện nay các sách Lịch sử có rất nhiều ý kiến khác nhau về các sự kiện lịch sử, cho nên nghe lời thầy cô giúp bạn tìm được một hướng đi đúng. 3. Khi ban học khá môn Lịch sử rồi bạn có thể tìm đọc các loại sách như: Lịch sử Việt Nam đại cương (3 tập), Lịch sử thế giới đại cương (3 tập), Những sự kiện Việt Nam - Thể giới (NXB Quân đội Việt Nam), Những bài thi đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia Lịch sử Những cuốn sách này giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất đối với môn Lịch sử. 4. Bạn nên chăm chỉ viết bài, đôi khi bạn có thể tự tìm đề để viết rồi đưa cho thầy cô sửa giúp, sau đó viết lại nhuần nhuyễn. Cách này giúp tăng khả năng trình bày, diễn đạt của bạn và tạo nên kỹ năng ứng phó tốt với mọi loại đề. 5. Khi viết bài nhớ lập dàn ý chi tiết, ghi rõ các mục I, II, a, b Nhớ giữ lại các dàn ý đó nhé, vì nó sẽ làm đề cương ôn tập rất tốt cho bạn đấy! 6. Trong bài viết nên hạn chế đưa ý kiến bình luận của giáo sư này, giáo sư kia vì nó sẽ làm “loãng” bài của bạn. Bạn có thể mạnh dạn đưa ý kiến phát biểu của mình (tất nhiên ý kiến đó theo định hướng của Đảng và Nhà nước). Ý kiến đó dù đúng, dù sai người chấm bài cũng sẽ rất hoan nghênh ý kiến của bạn. 7. Ba điều quan trọng trong khi làm bài thi là: chữ sạch đẹp, viết nhanh, và phân chia thời gian làm bài hợp lý. Khi ôn tập môn lịch sử phải luôn tự đặt và trả lời ba loại câu hỏi cơ bản: 1. “Như thế nào?” (trình bày, nêu khái quát, tóm tắt, chứng minh, so sánh) 2. “Tại sao?” (giải thích) 3. “Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích, so sánh, nhận xét/đánh giá, phê phán) Những kỹ năng để làm bài thi môn lịch sử đạt kết quả tốt nhất: 1. Kỹ năng phân tích đề: Trước hết phải hiểu đúng mỗi câu hỏi trong đề thi, chú ý từng từ trong câu hỏi. Một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là thừa. Đọc kỹ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi: trình bày, so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá... 2. Phân bố thời gian cho hợp lý. Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp. 3. Kỹ năng viết bài: hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội dung, chỉ nên kết luận thật ngắn gọn. ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN NĂM HỌC 2008-2009 Môn thi: Lịch sử 8 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu1: (3,0 điểm) Đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây (giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX) Nhật Bản đã làm gì để thoát khỏi họa xâm lăng, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản rồi chuyển sang chủ nghĩa đế quốc? Câu 2: (7,0 điểm) Trong lịch sử Việt Nam, giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Em hãy làm rõ: Hoàn cảnh lịch sử, nội dụng cơ bản của các Hiệp ước đầu hàng mà triều đình Huế đã ký với thực dân Pháp. Hiệp ước nào đã thay thế chế độ phong kiến triều Nguyễn bằng chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng 8 năm 1945. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG Ghi chú: Cán bộ coi không được giải thích gì thêm.
File đính kèm:
- ai muon hoc tot lich su nao'.doc