15 Đề thi thử vào Đại học môn Sinh học
ĐỀ SỐ 1
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?
A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn. B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn.
C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn. D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.
Câu 2: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên bằng
A. 3 thế hệ. B. 4 thế hệ. C. 5 thế hệ. D. 6 thế hệ.
Câu 3: Cho 2 cây P đều dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau thu được F1 có 600 cây, trong đó có 90 cây có kiểu hình mang 2 tính lặn. Kết luận đúng là
A. một trong 2 cây P xảy ra hoán vị gen với tần số 40% cây P còn lại liên kết hoàn toàn.
B. hai cây P đều liên kết hoàn toàn.
C. một trong 2 cây P có hoán vị gen với tần số 30% và cây P còn lại liên kết gen hoàn toàn.
D. hai cây P đều xảy ra hoán vị gen với tần số bất kì.
Câu 4: Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi. B: mắt xám, trội hoàn toàn so với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là
vào nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. C. Các chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. D. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. Câu 45: Tại sao gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường? A. Vì tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y. B. Vì phần lớn các gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. C. Vì chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới hoạt động. D. Vì gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội. Câu 46: Bằng chứng tiến hóa nào dưới đây khác với tất cả các bằng chứng tiến hóa còn khác? A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng hóa thạch. C. Bằng chứng phôi sinh học. D. Bằng chứng phân tử và tế bào. Câu 47: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì? A. Các gen qui đinh cơ quan thoái hóa không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên B. Các gen qui định cơ quan thóai hóa vẫn cần thiết cho sinh vật C. Các gen qui định cơ quan thoái hóa được di truyền từ tổ tiên D. Các gen qui định các cơ quan thoái hóa là những gen trội Câu 48: Một nhà chọn giống chồn vizon cho các con chồn của mình giao phối ngẫu nhiên với nhau. Ông ta đã phát hiện ra một điều là tính trung bình, thì 9% số chồn của mình có lông ráp. Loại lông này bán được ít tiền hơn. Vì vậy ông ta chú trọng tới việc chọn giống chồn lông mượt bằng cách không cho các con chồn lông ráp giao phối. Tính trạng lông ráp là do alen lặn trên nhiễm sắc thể thường qui định. Tỷ lệ chồn có lông ráp mà ông ta nhận được trong thế hệ sau theo lý thuyết là bao nhiêu %? Biết rằng tình trạng lông ráp không làm ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của chồn. A. 7.3 B. 2.5 C. 5.3 D. 1.2 Câu 49: Lai ruồi giấm cái thuần chủng mắt tím, thân nâu với ruồi đực thuần chủng mắt đỏ, thân đen người ta thu được F1 tất cả đều có mắt đỏ, thân nâu. Cho các con ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được đời F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 860 ruồi mắt đỏ, thân nâu: 428 ruồi mắt tím, thân nâu: 434 ruồi mắt đỏ, thân đen. Điều giải thích nào dưới đây về kết quả của phép lai trên là đúng? A. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. B. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết hoàn toàn với nhau. C. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết với nhau. Không thể tính được chính xác tần số hóan vị gen giữ hai gen này. D. Gen qui định màu mắt và gen qui định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau. Tần số hoán vị giữa hai gen là 10%. Câu 50: Trình tự các loài nào trong số trình tự các loài nêu dưới đây được sắp xếp đúng theo trình tự thời gian tiến hóa? A. Homo erectus; Homo sapiens; Homo habilis; Homo neanderthalensis B. Homo habilis; Homo erectus; Homo neanderthalensis; Homo sapiens C. Homo neanderthalensis; Homo habilis; Homo sapiens; Homo erectus D. Homo habilis; Homo neanderthalensis; Homo erectus; Homo sapiens ----------- HẾT ---------- ĐỀ SỐ 8 Phần chung: Thí sinh bắt buộc phải làm( Từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Trong quá trình nhân đôi AND, Guanin dạng hiếm bắt đôi với nucleotit bình thường nào dưới đây gây đột biến gen: A. Adenin B. Timin C. Xitozin D. 5-BU Câu 2: Đột biến nào dưới đây làm thay đổi nhóm gen liên kết: A. Mất đoạn B. Đảo đoạn C. Chuyển đoạn D. Lặp đoạn Câu 3: Nếu cho cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thì xác suất thu được ít nhất 1 cây có kiểu hình trội của một hoặc hai gen là bao nhiêu: A. 63,5% B. 75,25% C. 93,75% D. 83,75% Câu 4: Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau: Chất có màu trắng A sắc tố xanh B sắc tố đỏ. Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B qui định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A,B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1. Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra cây F2. Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là bao nhiêu: A. 0,4375 B. 0,250 C. 0,650 D. 0,1875 Câu 5: Cho cây hoa đỏ quả tròn tự thụ phấn, người ta thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình phân li: 510 cây hoa đỏ, quả tròn: 240 cây hoa đỏ, quả dài: 242 cây hoa trắng, quả tròn: 10 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra là đúng: A. Alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả tròn cùng thuộc 1 NST B. Alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả dài cùng thuộc 1 NST C. Alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả tròn liên kết không hoàn toàn D. Alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả tròn liên kết hoàn toàn Câu 6: Lai ruồi giấm cái mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực mắt trắng thuần chủng người ta thu được ở F1 100% ♀ mắt đỏ tía; 100% ♂ mắt đỏ tươi. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên ở đời F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới như sau: 3/8 mắt đỏ tía: 3/8 mắt đỏ tươi: 2/8 mắt trắng. Kết luận nào sau đây là đúng: A. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen trên NST giới tính X qui định B. Màu mắt của ruồi giấm do 2 gen trên NST giới tính X qui định C. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen trên NST giới tính X và 1 gen trên NST thường qui định D. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen trên NST giới tính X và 1 gen trên NST thường tương tác theo kiểu bổ sung Câu 7: Người ta có thể dễ dàng phát hiện ra 1 gen đột biến lặn nào đó nằm trên NST giới tính X hơn là phát hiện một gen đột biến lặn nằm trên NST thường của người là vì: A. tất cả các alen lặn trên X đều có thể biểu hiện ra kiểu hình B. phần lớn các gen trên X không có alen tương ứng trên Y C. NST X hoàn toàn không có vùng tương đồng trên Y D. Tất cả các alen lặn trên NST thường cần tới 2 alen mới biểu hiện ra KH, còn alen lặn trên X chỉ cần 1 alen đã biểu hiện ra KH Câu 8: Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn chéo có thể dẫn đến điều gì: A. Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử B. Thế hệ con có nhiều kiểu gen dị hợp tử C. Thế hệ con giảm sức sống D. Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử và có thể bị giảm sức sống Câu 9: Giải thích nào dưới đây là đúng về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ưu thế lai: A. Do con lai không chứa gen lặn B. Do con lai chứa toàn gen trội C. Do kiểu gen dị hợp có kiểu hình vượt trội hơn so với các kiểu gen đồng hợp tử D. Do gen trội và gen lặn tác động với nhau theo kiểu cộng gộp Câu 10: Để chuyển 1 gen của người vào vi khuẩn Ecoli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển cho phiên mã ngược thành AND rồi mới gắn AND này vào plasmid và chuyển vào vi khuẩn. Người ta cần phải làm như vậy là vì: A. Gen của người quá lớn nên không vào được tế bào vi khuẩn B. Nếu không làm như vậy thì gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn C. Nếu không làm như vậy thì gen của người không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn D. Nếu không làm như vậy thì sản phẩm của gen sẽ không bình thường, không có giá trị sử dụng Câu 11: Các cơ quan tương tự được hình thành ở các loài khác nhau là do: A. Các loài được hưởng cùng 1 loại gen từ loài tổ tiên B. các loài sống trong điều kiện sống giống nhau C. đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có cách sống giống nhau D. CLTN đã duy trì các gen tương tự nhau ở các loài khác nhau Câu 12: Câu nào nói về CLTN là đúng: A. tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu cho chọn lọc B. Chỉ có nhân tố tiến hóa là CLTN mới giúp tạo nên loài mới C. Những biến dị di truyền nào có liên quan đến khả năng sinh sản mới được CLTN giữ lại cho thế hệ sau D. CLTN giúp duy trì sự đa dạng di truyền của quần thể Câu 13: Từ một quần thể của 1 loài cây được tách ra thành 2 quần thể riêng biệt. Hai quần thể này chỉ trở thành hai loài khác nhau trong trường hợp nào: A. giữa chúng có sự sai khác về thành phần kiểu gen B. giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm hình thái C. giữa chúng có sự khác biệt về tần số alen D. giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về thời gian ra hoa Câu 14: Sự sống đầu tiên trên trái đất chỉ được hình thành khi có sự xuất hiện của: A. một cấu trúc có màng bao bọc, có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và tự nhân đôi B. một cấu trúc có màng bao bọc, bên trong có chứa AND và protein C. một tập hợp các đại phân tử gồm AND, protein, lipit D. một cấu trúc có màng bao bọc, có khả năng trao đổi chất và sinh trưởng Câu 15: Gen đa hiệu là: A.Gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình khác nhau B. gen có thể tạo ra nhiều sản phẩm C. gen có thể tác động làm ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau D. gen có nhiều bản sao trong hệ gen Câu 16: Đặc điểm của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới: A. có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể cao B. có ổ sinh thái rộng và mật độ quần thể cao C. có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể thấp D. có ổ sinh thái rộng và mật độ quần thể thấp Câu 17: Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất: A. Thu nhặt, tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt B. hạn chế nguồn thức ăn của chúng C. tìm kiếm và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành D. Nhân nuôi thiên địch( nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống Câu 18: Đồ thị biểu diễn sự sinh trưởng của quần thể (QT)trong tự nhiên thường có dạng hình chữ S. Giải thích nào dưới đây là đúng: A. tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể còn tương đối ít B. tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể đạt gần kích thước tối đa C. tốc độ sin
File đính kèm:
- tap de thi thu dh 2011 mon Sinh.doc