Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử tại các trường tiểu học thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

Việc ĐMCTGDPT theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 là một quá trình đổi mới đã được triển khai thực hiện bắt đầu từ năm học 2002-2003 bằng việc thay sách lớp 1, đến hết năm học 2006-2007, việc thay sách ở cấp TH đã thực hiện xong ở toàn cấp. Việc ĐMCTGDPT – trong đó có cấp TH đòi hỏi phải đồng thời tiến hành đổi mới về hệ thống giáo dục, về nội dung và phương pháp dạy học. Tuy việc ĐMPPDH đã được ngành giáo dục triển khai thực hiện từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, nhưng trong thực tế thì việc ĐMPPDH chưa thật sự được chú ý một cách thực chất. Do vậy, việc ĐMPPDH chưa góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giáo dục ở các trường phổ thông, trong đó có cấp tiểu học.

Mục tiêu giáo dục được quy định như sau: ”Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [13]

 

doc99 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3607 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử tại các trường tiểu học thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử liệu, PP tư duy phải đúng, các suy luận phải có lý và phải được chứng minh chặt chẽ, theo đúng các nguyên tắc quy định của phương pháp nghiên cứu sử học.
HS cần được trình bày (bằng cách nói hay viết), ý kiến cá nhân của các em cần được trao đổi, tranh luận tự do, dân chủ, hiểu biết lẫn nhau với GV và các bạn khác trong lớp, trong nhóm. Ý kiến của HS cần được tôn trọng, lắng nghe với thái độ khuyến khích, trân trọng và đưỡc đánh giá (khẳng định hay phủ định) bằng những ý kiến có cơ sở khoa học vững chắc.
d. Kết luận vấn đề:
Tổ chức cho HS đánh giá các ý kiến thảo luận, kết quả làm việc của các bạn hoặc các nhóm.
GV kết luận, khẳng định những kết quả học tập của HS, những điều cần lĩnh hội qua tiết học; sắp xếp những điều đó vào hệ thống tri thức đã có của các em về thời đại lịch sử.
3. Phương pháp dạy từng loại bài cụ thể trong chương trình Lịch sử cấp tiểu học:
3.1. Dạy học loại bài cung cấp kiến thức mới:
3.1.1. Khái niệm: 
Loại bài cung cấp kiến thức mới là phần chủ yếu trong chương trình Lịch sử cấp TH, nội dung trình bày các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong từng thời kỳ lịch sử.
3.1.2. Phân loại nội dung:
Bài cung cấp kiến thức mới đề cập đến các nội dung cơ bản sau:
- Tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội.
- Hoạt động của một số nhân vật lịch sử điển hình.
- Các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, phản công, tiến công …
3.1.3. Lưu ý về phương pháp dạy học:
a. Dạng bài về xây dựng Nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền
Những bài thuộc dạng này có nhiều ở Lịch sử lớp 4, tiêu biểu có 5 bài:
+ Bài 1: “Nước Văn Lang”.
+ Bài 2: “Nước Âu Lạc”.
+ Bài 12: “Nhà Trần thành lập”.
+ Bài 17: “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước”.
+ Bài 27: “Nhà Nguyễn thành lập”.
Một số lưu ý khi dạy học:
- GV phải cho HS biết hoàn cảnh ra đời, lãnh thổ, thời gian ra đời và tồn tại của nhà nước, tên vua, nơi đóng đô, quốc hiệu…
- GV phải hướng dẫn HS vẽ sơ đồ hoặc mô tả được tổ chức bộ máy nhà nước (chính quyền); đứng đầu nhà nước (chính quyền trung ương) là ai, gồm những tầng lớp nào, bên dưới chính quyền trung ương là những đơn vị hành chính nào, gồm mấy cấp, đứng đầu mỗi cấp là tầng lớp nào?...
- Mô tả được những nét chính của đời sống kinh tế, vật chất, tinh thần của con người trong xã hội; cách tổ chức quân đội, thể chế pháp luật…
Để dạy tốt dạng bài này thì PPDH chủ đạo không phải là tường thuật hay kể chuyện vì các tình tiết trong bài không có sự liên quan chặt chẽ theo thứ tự thời gian. Vì thế, GV phải biết sắp xếp các kiến thức thành từng ý, gợi mở vấn đề về tổ chức, dẫn dắt cho HS tìm hiểu thông qua đàm thoại. Trong tiến trình lên lớp, việc miêu tả, giải thích, phân tích của thầy là hết sức quan trọng vì nó liên quan đến nhiều thuật ngữ, khái niệm lịch sử khó cũng như nhiều kiến thức trừu tượng.
b. Dạng bài về tình hình kinh tế-chính trị, văn hoá-xã hội:
Những bài tiêu biểu thuộc dạng này:
- Lớp 4 có 01 bài: bài 15 “ Nước ta cuối thời Trần “
- Lớp 5 có 04 bài:
+ Bài 12: “ Vượt qua tình thế hiểm nghèo”.
+ Bài 14: “ Thu – đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”.
+ Bài 16: “ Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới”.
+ Bài 19: “ Nước nhà bị chia cắt”.
Các bài thuộc dạng này nhằm cung cấp cho HS những hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta sau mỗi thời kỳ hoặc mỗi giai đoạn nhất định. Để dạy tốt dạng bài này, GV cần thực hiện trình tự bài dạy theo các ý cơ bản sau:
- Phải mô tả cho được tình hình nổi bật của đất nước ta (cuối thời kỳ, cuối giai đoạn hay sau thời kỳ, sau giai đoạn nào đó…) như thế nào ,tình hình đất nước, quan lại, chính quyền; cuộc sống nhân dân ?…
- Trong tình cảnh đó, chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm gì? làm như thế nào, và kết quả của những việc làm đó ra sao?
Ví dụ 1.3: trong chương trình Lịch sử lớp 4, bài 15 “ Nước ta cuối thời Trần”, GV phải giúp HS nắm được:
- Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào? (Đất nước suy yếu, vua quan triều đình ăn chơi sa đọa, đời sống nhân dân khổ cực, bị áp bức bóc lột, nhân dân và một bộ phận quan lại bất bình…).
- Trước tình hình đó, Hồ Quý Ly đã làm gì? (Truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ, dời đô về thành Tây Đô, đổi quốc hiệu là Đại Ngu, ban hành nhiều chính sách cải cách mới…).
- Kết quả cuối cùng ra sao? (quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ sụp đổ, nước ta bị giặc Minh đô hộ).
 Ví dụ 2.3: trong chương trình Lịch sử lớp 5, bài 12 “ Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, GV phải giúp HS nắm được:
- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám như thế nào? (khó khăn chồng chất: đế quốc thực dân và các thế lực phản động bao vây chống phá, nạn đói, nạn dốt…).
- Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt và nạn ngoại xâm? (Lập hũ gạo cứu đói, tổ chức “Ngày đồng tâm”, phát động “Tuần lễ vàng”, phát động phong trào xóa mù chữ, thực hiện chính sáh ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo…).
- Kết quả? (từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm).
Trên cơ sở các ý cơ bản đó, GV vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào từng bài cụ thể để đảm bảo đạt mục tiêu bài học. GV cần khai thác triệt để tranh ảnh trong SGK và các tư liệu tham khảo khác để làm cho bài giảng, làm cho tiết dạy thêm phong phú và sinh động. 
c. Dạng bài về nhân vật lịch sử:
Những bài tiêu biểu thuộc dạng này:
- Lớp 4 có 02 bài: 
+ Bài 7: “ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân “
+ Bài 26: “ Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung”.
- Lớp 5 có 05 bài:
+ Bài 1: “ Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định”.
+ Bài 2: “ Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước”.
+ Bài 3: “ Cuộc phản công ở kinh thành Huế”.
+ Bài 5: “ Phan Bội Châu và phong trào Đông du”.
+ Bài 6: “ Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”.
Trong phân môn Lịch sử lớp 4, 5 không giới thiệu tiểu sử của các nhân vật lịch sử, mà thông qua cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của các nhân vật để làm sáng tỏ những sự kiện cơ bản của lịch sử dân tộc. Như Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước vào năm 968; “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định chống lệnh bãi binh của triều đình Huế để ở lại cùng nhân dân chống giặc năm 1862; Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước vào đầu thế kỷ XX. Chúng ta thấy rằng, nhân vật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với sự kiện lịch sử, GV cần phải biết khai thác tất cả các sự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của nhân vật.
Một số lưu ý khi giảng dạy:
- Mỗi bài học đều có hình ảnh (tranh vẽ hoặc chân dung) của nhân vật lịch sử để giúp cho HS biết được diện mạo cũng như hình thức bên ngoài của nhân vật lịch sử. GV cần sử dụng và khai thác tốt những hình ảnh này để phục vụ nội dung bài học.
- Khi trình bày về nhân vật, GV phải cho HS biết nhân vật lịch sử đó là người như thế nào? (sinh ra khi nào, ở đâu, làm gì, , có đặc điểm, tính cách gì nổi bật? đời sống nội tâm, tư tưởng tình cảm thế nào, tài năng đức độ ra sao?...).
- Phải miêu tả cụ thể và tường thuật (hay kể lại) những hoạt động của nhân vật lịch sử để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan công lao của nhân vật đối với lịch sử. Khi miêu tả, tường thuật tình tiết các hoạt động, GV có thể kết hợp phân tích để HS hiểu sâu hơn nội dung, bản chất sự kiện.
- Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, GV tiến hành việc giáo dục tư tưởng, tính cảm, thái độ cho HS về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử một cách tự nhiên, có hiệu quả.
Thông thường, đối với dạng bài này, PPDH chủ đạo là kể chuyện, miêu tả, tường thuật kết hợp với đàm thoại để khắc sâu hình ảnh nhân vật lịch sử trong tâm trí HS.
Ví dụ 3.3: Trong bài “ Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định”, GV cần chú ý:
- Trước hết, phải phân ra được các ý chính của bài, trên cơ sở đó hướng dẫn cho HS tìm hiểu:
+ Trương Định là người như thế nào?
+ Khi nhận được lệnh bãi binh của triều đình, Trương Định có những băn khoăn và suy nghĩ gì? (GV chú ý lột tả được cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật).
+ Trước những băn khoăn và suy nghĩ ấy, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân.
Như vậy, GV đã dựng lên trước mặt HS một “ Bình Tây Đại nguyên soái” rất gần gũi, có niềm vui, nỗi buồn; vượt lên cái tầm thường để vươn tới hành động phi thường. Điều này sẽ có sức thuyết phục rất lớn trong giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS.
d. Dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến dịch…:
Dạng bài này có rất nhiều trong chương trình Lịch sử lớp 4 và lớp 5.
Những lưu ý khi dạy dạng bài này:
- GV cần phải cho HS nắm được những vấn đề cơ bản sau:
+ Nguyên nhân (hoàn cảnh) dẫn đến cuộc khởi nghĩa/kháng chiến/chiến dịch…
+ Diễn biến cuộc khởi nghĩa/kháng chiến/chiến dịch…
+ Kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa/kháng chiến/chiến dịch…
- Hầu hết các bài dạng này đều có lược đồ, bản đồ cho nên GV phải hướng dẫn HS xác định và mô tả được vị trí, khu vực, địa bàn nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa/kháng chiến/chiến dịch…, đặc biệt là phải trình bày được các diễn biến đó trên lược đồ.
- GV nên kết hợp các PP miêu tả, tường thuật với đồ dùng trực quan để làm sống dậy diễn biến cuộc khởi nghĩa/kháng chiến/chiến dịch hay cuộc tiến công.
e. Dạng bài về hoạt động xây dựng, sản xuất, phát triển kinh tế:
Những bài tiêu biểu thuộc dạng này:
- Lớp 4 có 02 bài: 
+ Bài 13: “ Nhà Trần và việc đắp đê “
+ Bài 22: “ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong”.
- Lớp 5 có 03 bài:
+ Bài 21: “ Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta”.
+ Bài 22: “ Đường Trường Sơn”.
+ Bài 28: “ Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình”.
Số lượng bài dạng này tuy chiếm tỷ lệ không nhiều, nhưng có vị trí rất quan trọng trong tổng thể chương trình, từ những bài dạng này HS sẽ hiểu được bên cạnh công cuộc dựng nước và giữ nước thì nhân dân ta không ngừng đấu tranh phòng chống thiên tai, mở rộng lãnh thổ, lao động sản xuất xây dựng đất nước ngày càng hùng mạnh.
Tuy nội dung kiến thức của từng bài khác nhau, nhưng về cơ bản GV có thể tiến hành bài dạy theo một cấu trúc chung như sau:
- Phải giúp HS nắm được vì sao nhà nước/triều đại (Đảng/Chính phủ) phải tiến hành

File đính kèm:

  • docTieu luan(1).doc
Giáo án liên quan