Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác phương tiện thiết bị dạy học trong tiết dạy văn bản Ngữ văn 7

- Thực hiện theo tinh thần nghị quyết trung ương khóa VII đã đề ra với nhiệm vụ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học”; “Đổi mới phương pháp gi¸o dục, đào tạo, khắc phục lối mòn truyền thụ một chiều; rèn luyện hình thành nếp tư duy sáng tạo cho người học”

- Trên cơ sở của tinh thần đó, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã tiến hành thay đổi chương trình sách giáo khoa ở các cấp học. Và đặc biệt quan trọng trong lần đổi mới này là một đổi mới mang tính đột phá đó là đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong quá trình đổi mới giáo dục, đổi mới thiết bị, phương tiện dạy học là một trong những yếu tố cơ bản bên cạnh nội dung và phương pháp dạy học nhằm thực hiện cho mục tiêu giáo dục. Khác với trước, thiết bị, phương tiện dạy học không chỉ là công cụ hỗ trợ trong quá trình dạy học mà nó còn là nguồn kiến thức, tư liệu giúp giáo viên rất nhiều trong việc tổ chức cho học sinh học tập một cách chủ động, sáng tạo Từ đó hình thành cho học sinh các kĩ năng cần thiết trong việc cảm thụ một tác phẩm văn học nói riêng và các kĩ năng tư duy nói chung.

 - Với vị trí và tầm quan trọng như thế cho nên việc sử dụng, khai thác các phương tiện, thiết bị dạy học đã và đang được hầu hết các giáo viên quan tâm. Đó là sử dụng phương tiện, thiết bị như thế nào để giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách chủ động, sáng tạo mà không mất nhiều thời gian của tiết học; sử dụng thế nào để học sinh hiểu rõ và khắc sâu tri thức, để học sinh cảm thấy ham học và yêu thích văn chương, Để làm được điều này, theo tôi, đòi hỏi phải có sự khai thác triệt để, đúng mực các đồ dùng, phương tiện, thiết bị dạy học.

 - Thế nhưng trong thực tế giảng dạy phân môn Văn bản, các giáo viên chúng ta chủ yếu là giảng giải, phân tích rồi từ đó định hướng cho học sinh cách hiểu, cách cảm thụ một tác phẩm văn học. Đó là cách cảm thụ theo mô hình Nghe Cảm thụ Hiểu (viết). Việc sử dụng mô hình, phương tiện, đồ dùng và thiết bị dạy_học vào sẽ giúp cho mô hình của chúng ta sinh động hơn rất nhiều. Đó sẽ là Nghe + Đọc + Nói + Nhìn Cảm thụ Hiểu (viết)

 

doc16 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Khai thác phương tiện thiết bị dạy học trong tiết dạy văn bản Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vẽ một số tranh, ảnh có chất lượng phục vụ cho giờ dạy của mình. Ngày nay, hầu hết Ban giám hiệu ở các trường đều khuyến khích các giáo viên có kế hoạch vẽ tranh và sử dụng các phương tiện, thiết bị tự tạo và nhà trường sẽ hỗ trợ về mặt kinh phí cho những phương tiện, thiết bị, tranh ảnh có chất lượng (Ở trường tôi kinh phí sẽ là 100% nếu tranh ảnh có chất lượng)
	+ Tùy vào thực tế từng bài mà giáo viên chuẩn bị loại tranh cho phù hợp. Các loại tranh có thể là tranh phóng to từ sách giáo khoa, tranh minh họa cho cảnh quan trong bài, tranh tưởng tượng,
 - Phiếu học tập: Đây là một loại phương tiện khá phổ biến, dễ làm và dễ sử dụng. Phiếu này có thể sử dụng cho học sinh lúc giáo viên yêu cầu, tổ chức cho các em thảo luận nhóm. Phiếu sẽ được giáo viên chuẩn bị trước, in sẵn và phát cho mỗi nhóm, tổ. Sau khi các em thảo luận, trình bày, giáo viên có thể thu các phiếu này lại và làm cơ sở để ghi điểm cho các em.
 - Mô hình văn học: Đây là đồ dùng trực quan tương đối phức tạp; tùy vào từng tiết học cụ thể (giáo viên phải nghiên cứu trước đó) mà sẽ có những mô hình riêng cho từng bài. (Thể loại này sẽ được minh họa cụ thể ở phần sau)
	b/ Cách sử dụng phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học.
	Do điều kiện và khả năng hạn chế, tôi chỉ xin phép được trình bày cách sử dụng phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học trong tiết dạy văn bản 7. 
 Tuần 14. Tiết 53. TIẾNG GÀ TRƯA (Xuân Quỳnh)
Bước 1: Sử dụng bảng phụ
 - Như đã trình bày ở phần trước, bảng phụ là phương tiện không thể thiếu được của mỗi giáo viên khi lên lớp. Ở bài dạy này, tôi sử dụng bảng phụ cho phần kiểm tra bài cũ.
 - Bảng phụ sẽ được sử dụng để ghi sẵn câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để học sinh được kiểm tra có thể đọc rõ và có thời gian chuẩn bị cho câu trả lời được lâu hơn (vì học sinh được đọc ít nhất 2 lần) do đó khả năng tái hiện kiến thức sẽ có hiệu quả hơn.
	Câu hỏi cụ thể được ghi trong bảng ở bài này sẽ là:
 Câu hỏi 1: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được Bác Hồ sáng tác vào thời điểm nào? (2đ)
Trước CMT8/1945
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Sau 1954
 Câu hỏi 2: Nêu nhận xét của em về tính cách, tâm hồn và con người của Bác được thể hiện qua hai bài thơ. (8đ)
Bước 2: Sử dụng mô hình văn học: 
 - Trong bài “Tiếng gà trưa”, sau khi hướng dẫn học sinh phân tích thấy được tác dụng của tiếng gà trưa, tôi sẽ trình bày mô hình để giúp học sinh thấy rõ hơn về vai trò, tác dụng của âm vang tiếng gà trưa, thấy được mạch cảm xúc của tác giả xuất phát từ đâu, đồng thời tích hợp phân môn tiếng Việt giúp học sinh bước đầu hiểu được khái niệm, tác dụng của phép điệp ngữ.
 - Sử dụng mô hình dạy học ở bước này, ngoài việc kích thích sự tìm tòi của học sinh (vì các em sẽ tự hoàn thiện mô hình) sẽ còn tạo hứng thú học tập của các em (vì đây là loại hình mới), và hơn nữa, đó là sản phẩm mà chính các em góp phần tạo ra. Các em sẽ dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn rất nhiều.
Bước 3: Sử dụng tranh minh họa
 - Tranh minh họa được sử dụng trong bài “Tiếng gà trưa” sẽ là tranh được phóng to từ sách giáo khoa. Tuy nhiên nó có sự cách điệu đôi nét và được thêm thắt vài chi tiết nho nhỏ (có hình ảnh của đứa cháu) để giúp học sinh có cảm nhận rõ nét hơn về tình bà cháu cũng như hình ảnh người bà sẽ luôn ở trong tâm trí cháu.
- Tranh minh họa sẽ được dùng để học sinh quan sát, nhận xét, bình phẩm và rút ra nhận xét của riêng mình.
Bước 4: Sử dụng phiếu học tập
 - Phiếu học tập trong bài này có thể sử dụng đồng thời cùng với bước 3. Tức là sau khi treo tranh minh họa, giáo viên có thể phát kèm phiếu học tập cho học sinh và tổ chức cho các em thảo luận nhóm , nêu những nhận xét của mình về hình ảnh người bà và tình bà cháu được thể hiện trong tranh.
 - Sau khi học sinh hoàn thành yêu cầu, giáo viên thu lại các phiếu này và ghi điểm tượng trưng cho cả nhóm.
Bước 5: Tái sử dụng bảng phụ
 - Sau các thao tác diễn giảng, phân tích để tìm hiểu các giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và hình thành tri thức, sự cảm thụ của học sinh về tác phẩm thì khâu củng cố kiến thức là khâu rất quan trọng trong các bước dạy học trên lớp. Một lần nữa bảng phụ sẽ phát huy vai trò và tác dụng của nó.
 - Như đã trình bày ở bước 1, bảng phụ sẽ có tác dụng giúp học sinh đọc kĩ được nội dung câu hỏi, có thời gian tái hiện tri thức và đặc biệt sẽ giúp cả lớp nghe, nhìn một cách tốt nhất, đồng thời nó cũng giúp giáo viên giảm đi một lượng thời gian chuẩn bị rất đáng kể (ở phần câu hỏi, bài tập củng cố)
 - Ngoài ra bảng phụ còn được sử dụng để giáo viên giao những nhiệm vụ cụ thể mà học sinh cần phải làm khi về nhà, những nội dung kiến thức trọng tâm cần phải nắm vững, học thuộc ở bài cũ, kiến thức cần chuẩn bị ở bài mới,(ở khâu hướng dẫn học sinh tự học ở nhà)
c/ Thiết kế bài học minh họa
	Để cụ thể hóa cho việc sử dụng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học trong tiết dạy văn bản 7, tôi xin trình bày cụ thể một thiết kế bài học cho bài dạy 
 Tiết 53“TIẾNG GÀ TRƯA” (Xuân Quỳnh)
 ***********************************
TIẾNG GÀ TRƯA
(XUÂN QUỲNH)
Tuần 14. Bài:13 .Tiết 53
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: 
Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ. 
2/ Kĩ năng: 
Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
Có kĩ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng,...
3/ Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, yêu quí ông bà
II/ CHUẨN BỊ
 GV: Ảnh tác giả, tranh minh họa, bảng phụ, phiếu học tập, mô hình
 HS: Tham khảo SGK và trả lời các câu hỏi ở phần Đọc- hiểu văn bản
III/ TIẾN TRÌNH
*/ Ổn định tổ chức và kiểm diện (2p) 
* / Kiểm tra miệng (5p) (GV sử dụng bảng phụ)
@ Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được sáng tác vào thời gian nào? (2đ)
Trước CMT8/1945
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Sau 1954
- Nêu nhận xét của em về tính cách, tâm hồn và con người của Bác qua hai bài thơ. (8đ)
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
K HS chọn đáp án B
K Hai bài thơ cho thấy Bác có tâm hồn lãng mạn của một thi nhân, cũng yêu thích, đắm say trước cảnh đẹp thiên nhiên nhưng ở Bác vượt trội hơn cả là tấm lòng yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh của nước nhà
 */ Bài mới: (30p) 
- GV giới thiệu và ghi lên bảng
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: HDHS Tìm hiểu chung về văn bản.
- GV chỉ định học sinh đọc chú thích SGK/150 giới thiệu tác giả, tác phẩm.
-GV đính ảnh Xuân Quỳnh lên bảng và giới thiệu thêm vài nét về bà.
- Tháng 2 năm 1955 Xuân Quỳnh được tuyển vào đoàn văn công nhân dân TW, đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã đi biểu diễn nhiều lần ở nước ngoài và dự Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 ở Áo. Xuân Quỳnh làm thơ từ thuở tuổi đôi mươi khi còn là diễn viên múa, giọng thơ tài hoa đằm thắm và chân tình. Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ tài năng, năng lực sáng tác dồi dào, nguồn thi hứng của bà rộng mở, bền bỉ, Ngày 29/8/1988 bà mất trong một vụ tai nạn giao thông thảm khốc cùng chồng là Lưu Quang Vũ và con là Lưu Quỳnh Thơ ở Hải Dương lúc trên đường đi công tác.
HĐ2: HDHS Đọc- phân tích văn bản
-GV hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu và gọi 2 HS đọc lại một lượt.
- GV nhận xét cách đọc của 2 em HS này và tuyên dương (nếu đọc tốt)
- Bài thơ có mấy khổ? Theo em bài thơ có kết cấu như thế nào?
(Kĩ thuật trình bày 1 phút)
- Bài thơ gồm 8 khổ. Có thể xem bài thơ có kết cấu như sau: 
Khổ 1: Tiếng gà trưa gọi về kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ trên đường hành quân.
Khổ 2,3,4,5,6: Những kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ.
Khổ 7,8: Mơ ước tuổi thơ và mơ ước hiện tại của người cháu người chiến sĩ trẻ.
? Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì?
- Từ việc nghe âm vang của tiếng gà trưa 
 “Tiếng gà ai nhảy ổ
 Cục, cục tác, cục ta”
? Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào?
- Giáo viên trình bày mô hình.
- GV hướng dẫn HS hoàn thiện mô hình.
 (gắn những mũi tên và chữ “Tiếng gà trưa”)
Trên đường hành quân nghe tiếng gà (hiện tại)
Nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ
(quá khứ)
Nghĩ về những kỉ niệm. Mục đích chiến đấu của người cháu (hiện tại)
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận. (GV phát phiếu và qui định thời gian) (Giáo dục kĩ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ)
Câu hỏi thảo luận: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh, kỉ niệm nào của tuổi thơ? Nêu nhận xét của em về những kỉ niệm đó.
- HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận và ghi điểm tượng trưng.
- GV treo tranh và hướng dẫn học sinh xem tranh, bình tranh.
- GV giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
- Qua những kỉ niệm ấy, bài thơ đã biểu hiện tình cảm gì của tác giả?
- GV chốt ý, tích hợp phần tiếng Việt bài “Điệp ngữ” và sơ kết tiết học
I/ Tìm hiểu văn bản
 1/ Tác giả
- Xuân Quỳnh (1942- 1988), tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở làng La Khê ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ trưởng thành trong thời chống Mĩ.
- Thơ Xuân Quỳnh giản dị, tinh tế mà sâu sắc, thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình, biểu lộ những rung cảm chân thành, những khát vọng cao đẹp.
 2/ Tác phẩm:
 Bài thơ “Tiếng gà trưa” được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, được in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968) – tập thơ đầu tay của tác giả.
II/ Đọc_phân tích văn bản
 1/ Đọc
2/ Phân tích văn bản
a/ Âm vang tiếng gà trưa và mạch cảm xúc của tác giả.
 - Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà đã:
 +Làm xao động nắng trưa
 +Xoa dịu nỗi mệt nhọc
 +Đưa người chiến sĩ trở về với những kỉ niệm của tuổi thơ
 - Mạch cảm xúc của bài thơ: Hiện tạiàquá khứ à hiện tại
	 tiếng
 gà
 trưa
b/ Những kỉ niệm và tình cảm của người cháu
 - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh (khổ 2)
 - H

File đính kèm:

  • docKHAI THAC PHUONG TIEN THIET BI DAY HOC TRONG TIETDAY VAN BAN NGU VAN 7.doc
Giáo án liên quan