Tài liệu ôn tập thi học kì I môn Ngữ văn 7

Phần I: Tiếng Việt:

Yêu cầu:

+ Học thuộc lòng phần lí thuyết

+ Xem và làm lại các bài tập trong SGK

+ Nội dung ôn tập lí thuyết:

1. Từ ghép, từ láy:

a, Từ ghép:

+ Từ ghép đẳng lập:

- Từ ghép đẳng lập là từ ghép có các tiếng bình đẳng nhau về ngữ pháp.

- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa: Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

+ Từ ghép chính phụ:

- Từ ghép CP là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng) bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

- Trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

- Từ ghép CP có tính chất phân nghĩa: Nghĩa của từ ghép CP hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

b, Từ láy:

- Khái niệm:

+ Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn (nhỏ nhỏ, xiêu xiêu) hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hòa về âm thanh. (nho nhỏ, đèm đẹp)

+ Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần

- Đặc điểm:

+ Nghĩa của từ láy được tạo bởi đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh gữa các tiếng.

+ Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc có nghĩa thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng với tiếng gốc: biểu cảm, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập thi học kì I môn Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Các loại từ ĐN: 
+ ĐN hoàn toàn: ko phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa.
+ ĐN ko hoàn toàn: có sắc thái ý nghĩa khác nhau.
b. Từ trái nghĩa: 
- K/n: là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Tác dụng: dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
c,Từ đồng âm: 
- K/n: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có nghĩa khác xa nhau, ko liên quan gì đến nhau.
- Sử dụng từ đồng âm: trong giao tiếp cần chú ý đến ngữ cảnh để hiểu đúng nghĩa của các từ và dùng từ đồng âm cho đúng.
5. Thành ngữ:
- K/n: Là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của TN: có thể được suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ đó, nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng.
- Chức năng ngữ pháp: Trong câu, có thể đảm nhiệm vai trò chức vụ ngữ pháp giống thực từ: làm CN, VN; trong cụm từ, thành ngữ có thể làm phụ ngữ.
- Đặc điểm: ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
6. Điệp ngữ: 
- K/n: khi nói hoặc viết người ta có thể sử dụng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Các loại ĐN:
+ ĐN cách quãng
+ ĐN vòng (chuyển tiếp)
+ ĐN nối tiếp
7. Chơi chữ:
- K/n: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,  làm cho câu văn thêm hấp dẫn, thú vị.
- Các lối chơi chữ:
+ Dùng từ đồng âm.
+ Dùng lối nói trại.
+ Dùng cách điệp âm
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa.
- Tác dụng: dùng nhiều trong cuộc sống, trong thơ văn, đặc biệt là văn thơ trào phúng, câu đối.
Phần II: Văn bản
Yêu cầu:
- Học thuộc các bài thơ, thơ chữ Hán học phần phiên âm và dịch thơ.
- Phần Ca dao-dân ca: xem lại và học thuộc 8 bài trong 4 nhóm
- Nội dung cần ôn tập:
1. VB: Cổng trường mở ra _Lí Lan
a. Nội dung: 
Bài văn giúp chúng ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
b. Nghệ thuật:
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
c. Ý nghĩa:
Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
2. VB: Mẹ tôi _E. A-Mi-Xi
a. Nội dung:
Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho những kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
b. Nghệ thuật:
- Sáng tạo hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Lồng trong câu chuyện một bức thư.
- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp
c. Ý nghĩa:
- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
3. VB: Cuộc chia tay của những con búp bê _ Khán Hoài
a. Nội dung:
Cuộc chia tay đau đớn và cảm động của hai em bé khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất kỳ lí do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
b. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống tâm lí.
- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất
- Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ
- Lời kể tự nhiên theo trình tự câu chuyện
c. Ý nghĩa: 
Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi suy nghĩ cho những bậc làm cha mẹ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.
4. VB: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) _Lí Thường Kiệt
a. Nội dung:
Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược.
b. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.
- Thiên về nghị luận, trình bày
- Giọng thơ đĩnh đạc, hào hùng.
c. Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc.
- Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
5. VB: Tụng giá hoàn kinh sư (Phò giá về kinh)_Trần Quang Khải
a. Nội dung
Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời Trần.
b. Nghệ thuật:
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Nhịp thơ phù hợp 
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan.
c. Ý nghĩa: 
Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần.
6. VB: Bánh trôi nước _Hồ Xuân Hương
a. Nội dung:
Tác giả trân trọng vẻ đẹp , phẩm chất trong trắng sắc son của người phụ nữ Việt Nam xưa , vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
b. Nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện quy tắc thơ Đường luật
- Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh mang nhiều tầng ý nghĩa.
c. Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ, đồng thời thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
7. Vb: Qua đèo Ngang (Bà huyện Thanh Quan)
a. Nội dung:
Bài thơ cho thấy cảnh đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
b. Nghệ thuật:
- Thể thơ đường luật.
- Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả.
c. Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ, của nhà thơ trước cảnh đèo Ngang.
8. VB: Bạn đến chơi nhà _ Nguyễn Khuyến
a. Nội dung;
Bài thơ dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà để rồi hạ một câu kết: “Bác đến đây chơi, ta với ta” nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh, chưa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiệt.
b. Nghệ thuật:
- Sáng tạo tình huống khó xử
- Lập ý bất ngờ.
- Vận dụng ngôn ngữ thể loại điêu luyện.
c. Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống con người hôm nay.
9.VB: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh_Lí Bạch
a. Nội dung:
Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
b. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh gần gũi
- Sử dụng nghệ thuật đố
c. Ý nghĩa: 
Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.
10. VB: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê_Hạ Tri Chương
a. Nội dung:
Bài thơ thể hiện một cách chân thực, sâu sắc , hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
b. Nghệ thuật:
- Sử dụng các yếu tố tự sự.
- Cấu tứ độc đáo
- Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả.
- Giọng điệu bi hài
c. Ý nghĩa:
Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.
11. VB: Cảnh khuya (HCM)
a. Nội dung:
Bài thơ miêu tả cảnh đẹp của đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm của tác giả.
b. Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
- Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo
- Sử dụng các phép tu từ: so sánh, điệp từ.
c. Ý nghĩa
Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên với con người.
12. VB: Rằm tháng Giêng (HCM)
a. Nội dung:
Bài thơ miêu ra cảnh đêm trăng rằm tháng Giêng ở chiến khu Việt Bắc, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
b. Nghệ thuật:
- Theo thể thất ngôn tứ tuyệt
- Sử dụng điệp ngữ có hiệu quả
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.
c. Ý nghĩa:
Văn bản toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ HCM trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều gian khổ.
13. VB: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)
a. Nội dụng:
Văn bản đã gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình cảm bà cháu.Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
b. Nghệ thuật:
- Sử dụng điệp ngữ hiệu quả
- Viết theo thể thơ 5 chữ
c. Ý nghĩa:
Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
14. VB: Một thức quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)
a. Nội dung: 
Tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc – cốm.
b. Nghệ thuật:
- Lời văn trang trọng, giàu cảm xúc.
- Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng
- Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả.
c. Ý nghĩa:
Văn bản là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
15. VB: Mùa xuân của tôi _ VŨ Bằng
a. Nội dung:
Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của người con xa quê. Bài tùy bút đã bộc lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
b. Nghệ thuật:
- Trình bày nội dung theo mạch cảm súc.
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt
- Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phú.
c. Ý nghĩa:
Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương xứ sở - một biểu hiện cụ thể của tình yêu nước.
16. Ca dao – dân ca:
- Những câu hát về tình cảm gia đình: Bài 1,4.
- Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người: Bài 1,4	
- Những câu hát than thân: Bài 2,3
- Những câu hát châm biếm: Bài 1,2
Yêu cầu: 
+ Học thuộc các bài ca dao, dân ca (8 bài)
+ Thuộc nội dung chính của từng bài
Phần III: Tập làm văn
1. Khái niệm:
Văn BC là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm súc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi sự đồng cảm ở người đọc.
2. Đặc điểm của văn BC:
- Mỗi bài văn BC tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Để bộc lộ tình cảm người viết có thể có các cách BC

File đính kèm:

  • docon tap Ngu van 7 HK 1.doc
Giáo án liên quan