Phần một : Đề cương ôn thi THPT quốc gia lớp 10

Nguyên tử gồm 2 bộ phận

 Vậy nguyên tử gồm 3 loại hạt cơ bản: p, n , e.

- Vì nguyên tử luôn trung hòa điện, nên trong nguyên tử: số hạt p = số hạt e.

 

doc137 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phần một : Đề cương ôn thi THPT quốc gia lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ mà phân tử có nhóm –CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H.
	Tên thay thế của các anđehit no đơn chức mạch hở: Tên hidrocacbon no tương ứng mạch chính + al.
	Tên thông thường: Anđehit + tên axit tương ứng.
Ví dụ: HCHO (anđehit fomic), CH3CHO (anđehit axetic).
2. Tính chất hóa học: Vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
a. Phản ứng cộng H2 tạo thành ancol bậc I.
b. Tác dụng với các chất oxi hóa như dung dịch AgNO3 trong NH3, Cu(OH)2/OH-
R–CHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 → R–COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
R–CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH RCOONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O.
	Các phản ứng trên dùng để nhận biết anđehit.
3. Điều chế
	Để điều chế anđehit ta đi từ ancol bằng phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với CuO đun nóng. Đi từ anken bằng phản ứng oxi hóa hữu hạn với O2.
II. XETON
1. Định nghĩa: là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C=O liên kết trực tiếp với hai nguyên tử C ở hai bên.
	Ví dụ: CH3–CO–CH3 (đimetyl xeton).
2. Tính chất hóa học: Cộng H2 tạo thành ancol bậc II. Xeton không tham gia phản ứng tráng gương.
3. Điều chế: Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II.
III. AXIT CACBOXYLIC
1. Định nghĩa – Danh pháp
	Axit cacboxylic là những phân tử hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H.
	Tên thay thế của các axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở: Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic.
2. Tính chất vật lí
	Axit tan nhiều trong nước do tạo được liên kết H với nước và độ tan giảm dần khi số nguyên tử C tăng lên.
	Nhiệt độ sôi cao hơn ancol tương ứng do liên kết H giữa các nguyên tử bền hơn liên kết H giữa các phân tử ancol.
3. Tính chất hóa học:
a. Tính axit: Có đầy đủ tính chất của một axit, tác dụng với kim loại giải phóng khí hidro, tác dụng với oxit bazơ, bazơ tạo muối và nước; tác dụng với muối của axit yếu hơn.
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.
2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O.
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O.
2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2↑.
	Trong dãy đồng đẳng của axit no, đơn chức, mạch hở, tính axit giảm dần nếu số C tăng.
b. Phản ứng thế nhóm –OH (phản ứng este hóa):
RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O.
4. Điều chế axit axetic
a. Lên men giấm
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O.
b. Oxi hóa anđehit axetic
2CH3CHO + O2 2CH3COOH + H2O.
c. Từ metanol: CH3OH + CO CH3COOH.
	Đây là phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
B1. CẤP ĐỘ BIẾT
Câu 1: Một anđehit có công thức tổng quát là CnH2n + 2 – 2a – m (CHO)m. Các giá trị n, a, m lần lượt được xác định là
A. n > 0, a 0, m 1.	B. n 0, a 0, m 1.	
C. n > 0, a > 0, m > 1.	D. n 0, a > 0, m 1.
Câu 2: Axit không no, đơn chức có một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon có công thức phù hợp là
A. CnH2n+1-2kCOOH ( n 2).	B. RCOOH.
C. CnH2n-1COOH ( n 2).	D. CnH2n+1COOH ( n 1).
Câu 3: Hợp chất CH3CH(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên quốc tế là
A. axit 2-etyl-5-metyl hexanoic.	B. axit 2-etyl-5-metyl nonanoic.
C. axit 5-etyl-2-metyl hexanoic.	D. tên gọi khác.
Câu 4: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là 
A. 2% →5%.	B. 5→9%.	C. 9→12%.	D. 12→15%.
Câu 5: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. CH3CHO.	B. C2H5OH.	C. CH3COOH.	D. C2H6.
B2. CẤP ĐỘ HIỂU
Câu 6: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 7: Có bao nhiêu xeton có công thức phân tử là C5H10O ? 
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 8: Cho các chất CH3CH2COOH (X) ; CH3COOH ( Y) ; C2H5OH ( Z) ; CH3OCH3 (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiệt độ sôi là
	A. T, X, Y, Z.	B. T, Z, Y, X.	C. Z, T, Y, X.	D. Y, T, Z, X.
Câu 9: Cho dãy các chất : HCHO, CH3COOH, HCOONa, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3.	B. 6.	C. 4.	D. 5.
Câu 10: Oxi hóa 17,4 gam một anđehit đơn chức được 16,65 gam axit tương ứng (H = 75%). Anđehit có công thức phân tử là
	A. CH2O.	B. C2H4O.	C. C3H6O.	D. C3H4O.
B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit đơn chức no, mạch hở A cần 17,92 lít O2 (đktc). Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 40 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại có 10 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử A là
	A. CH2O.	B. C2H4O.	C. C3H6O.	D. C4H8O.
Câu 12: X, Y, Z, T là 4 anđehit no hở đơn chức đồng đẳng liên tiếp, trong đó MT = 2,4MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Z rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?
	A. tăng 18,6 gam.	B. tăng 13,2 gam.	C. Giảm 11,4 gam.	D. Giảm 30 gam.
Câu 13: Cho m gam ancol đơn chức no (hở) X qua ống đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được (gồm hơi anđehit và hơi nước) có tỉ khối so với H2 là 19. Giá trị m là
A. 1,2 gam.	B. 1,16 gam.	C. 0,92 gam.	D.0,64 gam.
Câu 14: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A. 43,2 gam.	B. 10,8 gam.	C. 64,8 gam. 	D. 21,6 gam.
Câu 15: Để trung hòa 40 ml giấm ăn cần 25 ml dung dịch NaOH 1M. Biết khối lượng riêng của giấm là 1 g/ml. Vậy mẫu giấm ăn này có nồng độ là
A. 3,5%.	B. 3,75%.	C. 4%.	D. 5%.
B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 16: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan.
Công thức phân tử của X là
A. C2H5COOH.	B. CH3COOH.	C. HCOOH.	D. C3H7COOH.
Câu 17: A và B là 2 axit cacboxylic đơn chức. Trộn 1,2 gam A với 5,18 gam B được hỗn hợp X. Để trung hòa hết X cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. A, B lần lượt là
A. Axit propionic, axit axetic.	B. axit axetic, axit propionic.
C. Axit acrylic, axit propionic.	D. Axit axetic, axit acrylic.
Câu 18: Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 3,54 gam.	B. 4,46 gam.	C. 5,32 gam.	D. 11,26 gam.
Câu 19: Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là
A. C3H7CHO.	B. C4H9CHO.	C. HCHO.	D. C2H5CHO
Câu 20: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 18,24.	B. 34,20.	C. 22,80.	D. 27,36.
C. ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
B
C
A
A
C
C
C
B
C
C
C
C
A
C
B
B
B
D
A
A
LỚP 12
CHƯƠNG 1: ESTE – LIPIT
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. ESTE
- Đặc điểm cấu tạo phân tử: RCOOR’
- Viết công thức cấu tạo các đồng phân este:
 	 Este no, đơn chức (CnH2nO2): số đồng phân: 2n-2 (1<n<5)
- Danh pháp (gốc – chức): tên gốc R’ + tên gốc axit RCOO + “at”
- Là chất lỏng hoặc rắn, nhẹ hơn nước, có mùi thơm , rất ít tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp ( do không tạo liên kết hiđro).
- Phản ứng thủy phân este:
 trong axit: C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O
 	 etyl axetat
 trong kiềm: CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH
- Điều chế: Đun sôi hỗn hợp gồm ancol và axit cacboxylic, có axit H2SO4 đặc làm xúc tác (phản ứng este hoá).
 RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O 
II. LIPIT
- Công thức cấu tạo chung của chất béo :
(trong đó là gốc hiđrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau)
Thí dụ :	(C17H35COO)3C3H5 : tristearoylglixerol (tristearin) ;
(C17H33COO)3C3H5 : trioleoylglixerol (triolein) ;
(C15H31COO)3C3H5 : tripanmitoylglixerol (tripanmitin).
- Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh, có tổng só nguyên tử cacbon là số chẵn ( thường từ 12C .đến 24C).
 - Thuỷ phân:
 tristearin 	 axit stearic glixerol
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
B1. CẤP ĐỘ BIẾT
Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng este hóa.
B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
D. Este chỉ bị thủy phân trong môi trường axit.
Câu 2: Cho vào 2 ống nghiệm , mỗi ống khoảng 2 ml etylaxetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20%, thêm vào ống thứ hai 2 ml NaOH 30%. Lắc đều cả 2 ống nghiệm.Lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong 5 phút. Hiện tượng thu được sẽ là:
A. Ở ống nghiệm 1 , chất lỏng phân thành 2 lớp; ở ống nghiệm 2 chất lỏng thành đồng nhất.
B. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng đều phân thành 2 lớp.
C. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng đều trở thành đồng nhất.
D. Ở ống nghiệm 1 chất lỏng thành đồng nhất; ở ống nghiệm 2 chất lỏng phân thành 2 lớp.
Câu 3:Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:
(1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COC2H5; 
(5) CH3CH(COOCH3)2; (6) HOOCCH2CH2OH; (7) CH3OOC – COOC2H5. 
Những chất thuộc loại este là
 A. (1), (2), (3), (4), (5), (6)	 B. (1), (2), (3), (5), (6), (7) 
 C. (1), (2), (3), (5), (7) 	 D. (1), (2), (3), (6), (7)
Câu 4: Chỉ ra câu nhận xét đúng :
A. Este của axit cacboxylic thường là những chất lỏng khó bay hơi.
B .Este sôi ở nhiệt độ thấp hơn so với các axit cacboxylic có cùng số cac bon.
C. Các este đều nặng hơn nước, khó tan trong nước.
D. Các este tan tốt trong nước, khó tan trong dung môi hữu cơ.
Câu 5:Hợp chất X đơn chức có công thức đơn giản nhất là CH2O. X tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na. Công thức cấu tạo của X là:
 A. HOCH2CH2COOH	 B. HOOC-CH3 C. HCOOCH3	 D.OHC-CH2OH
B2. CẤP ĐỘ HIỂU
Câu 6: Khi thủy

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi THPT 2015 tinh Bac Ninh mon Hoa hoc.doc
Giáo án liên quan