Giáo trình Nhạc lý cơ bản

I. Âm thanh có tính nhạc

- Thế nào là âm thanh có tính nhạc? Những âm thanh có tính nhạc được xác định bởi bốn thuộc tính đó là: Độ cao; Độ dài; Độ mạnh, nhẹ và Âm sắc.

+ Độ cao thấp của âm thanh phụ thuộc vào tần số giao động của thể rung. Độ giao động càng nhiều âm thanh càng cao và ngược lại.

+ Độ dài của âm thanh phụ thuộc vào thời gian cũng như quy mô giao động lúc âm thanh bắt đầu vang lên.

+ Độ mạnh, nhẹ của âm thanh phụ thuộc vào sức mạnh của những giao động. Các cao độ có biên độ càng rộng âm thanh càng to.

+ Âm sắc là màu sắc của âm thanh. Những âm thanh có cùng một độ vang nhưng do những loại nhạc cụ khác nhau phát ra thì mỗi trường hợp lại có màu sắc khác nhau.

 

doc52 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Nhạc lý cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trưởng xây dựng trên âm Đô gọi là giọng Đô trưởng. Ký hiệu là C-dur. (dur theo tiếng La tinh có nghĩa là cứng)
a) Các giọng trưởng có dấu thăng
 2T 2T 2t 2T 2T 2T 2t
 1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2 c
+ Giọng Son trưởng: (G- dur)
+ Giọng Rê trưởng: (D – dur)
+ Giọng La trưởng: (A – dur)
+ Giọng Mi trưởng: (E – dur)
+ Giọng Si trưởng: (H – dur)
+ Giọng Pha thăng trưởng: (Fis – dur)
+ Giọng Đô thăng trưởng: (Cis – dur)
b) Các giọng trưởng có dấu giáng
+ Giọng Pha trưởng: (F – dur)
+ Giọng Si giáng trưởng: (B – dur)
+ Giọng Mi giáng trưởng: (Es – dur)
+ Giọng La giáng trưởng: (As – dur)
+ Giọng Rê giáng trưởng: (Des – dur)
+ Giọng Son giáng trưởng: (Ges- dur)
+ Giọng Đô giáng trưởng: (Ces – dur)
c) Điệu trưởng hoà thanh và điệu trưởng giai điệu
c.1. Điệu trưởng hoà thanh.
- Trong âm nhạc người ta thường thấy âm bậc VI của điệu trưởng hạ thấp xuống nửa cung. Điệu trưởng dạng này gọi là điệu trưởng hoà thanh. Do bậc VI hạ thấp nên sức hút về âm ổn định (bậc V) càng mạnh mẽ hơn. Bậc VI hạ thấp làm cho điệu trưởng hoà thanh có tính chất độc đáo gần với màu sắc của điệu thứ.
Ví dụ: Giọng Đô trưởng hoà thanh
c.2. Điệu trưởng giai điệu.
- Điệu trưởng giai điệu là điệu trưởng mà cả bậc VI và bậc VII đều bị giáng xuống. Điệu trưởng giai điệu ít dùng và hầu như chỉ dùng khi giai điệu đi xuống.
Ví dụ: Giọng Đô trưởng giai điệu
----------------------------------------------------------
BÀI 8:
ĐIỆU (ĐIỆU THỨC) – GAM – GIỌNG
IV. ĐIỆU THỨ
1. Điệu thứ tự nhiên
- Là điệu thức có ba âm ổn định âm bậc I, âm bậc III, âm bậc V. Các âm này cách nhau quãng 3 tạo thành hợp âm ba thứ.
+ Âm bậc I và âm bậc III cách nhau quãng 3 thứ (3t)
+ Âm bậc III và âm bậc V cách nhau quãng 3 trưởng (3T)
+ Âm bậc I và âm bậc V cách nhau quãng 5 đúng (5Đ)
 2T 2t 2T 2T 2t 2T 2T
2. Điệu thứ hoà thanh và điệu thứ giai điệu
- Ngoài điệu thứ tự nhiên, điệu thứ hoà thanh và điệu thứ giai điệu cũng được dùng rộng rãi.
+ Điệu thứ hoà thanh: Điệu thứ hoà thanh khác với điệu thứ tự nhiên ở bậc VII tăng lên nửa cung. Việc nâng cao bậc VII là do sự cần thiết tăng sức hút dẫn về âm chủ. Do vậy các quãng hai trong điệu thứ hoà thanh như sau:
 1c 1/2c 1c 1c 1/2c 1.1/2c 1/2c
+ Điệu thứ giai điệu: Điệu thứ giai điệu khác với điệu thứ tự nhiên ở bậc VI và bậc VII được tăng lên nửa cung theo chuyển động đi lên. Khi đi xuống âm bậc VI và âm bậc VII quay trở về độ cao của điệu thứ tự nhiên, (hãn hữu cũng có trường hợp điệu thứ giai điệu duy trì cả trong chuyển động đi xuống)
3. Các giọng thứ có dấu thăng
- Từ giọng la thứ tự nhiên, nếu lấy bậc V của giọng trước làm âm chủ của giọng tiếp theo ta sẽ được một hệ thống các giọng thứ có dấu thăng.
+ Giọng Mi thứ: (e – moll)
+ Giọng Si thứ: (h- moll)
+ Giọng Pha thăng thứ: (fis – moll)
+ Giọng Đô thứng thứ: (cis – moll)
+ Giọng Son thăng thứ: (gis – moll)
+ Giọng Rê thăng thứ: (dis – moll)
+ Giọng La thăng thứ: (ais – moll)
4. Các giọng thứ có dấu giáng
- Cũng như cách làm với điệu trưởng có dấu giáng, ta lấy bậc V đi xuống của giọng thứ trước, bắt đầu từ giọng la thứ, làm âm chủ của giọng tiếp theo. Ta sẽ có hệ thống các giọng thứ có từ 1 đến 7 dấu giáng.
 I II III IV V VI VII (I)
 2T 2t 2T 2T 2t 2T 2T
+ Giọng Rê thứ: (d-moll)
+ Giọng Son thứ: (g-moll)
+ Giọng Đô thứ: (c-moll)
+ Giọng Pha thứ: (f-moll)
+ Giọng Si giáng thứ: (b-moll)
+ Giọng Mi giáng thứ: (es –moll)
+ Giọng La giáng thứ: (as –moll)
-Bài tập
- Bạn hiểu thế nào là Giọng? Bạn nhận biết các giọng trưởng và các giọng thứ có hoá biểu dấu thăng và hoá biểu dấu giáng.
- Bạn làm bài tập sau đây:
+ Giọng G – dur có hoá biểu là: 1 dấu pha thăng.
+ Giọng a – moll có hoá biểu là: 
+ Giọng F –dur có hoá biểu là: 
+ Giọng e – moll có hoá biểu là: 
+ Giọng C –dur có hoá biểu là: 
+ Giọng d – moll có hoá biểu là: 
+ Giọng D –dur có hoá biểu là: 
+ Giọng b – moll có hoá biểu là: 
+ Giọng Bb –dur có hoá biểu là: 
+ Giọng g – moll có hoá biểu là: 
Câu hỏi Chương IV
1. Thế nào là điệu thức Trưởng. Gam là gì. Những âm thanh hợp thành gam được gọi là gì. Ký hiệu của điệu Trưởng?
2. Các bậc trong gam Trưởng sắp xếp theo thứ tự và ký hiệu nào?
3. Những bậc nào là bậc chính của mỗi gam. Những bậc nào là bậc ổn định. Những bậc nào là bậc không ổn định?
4. Thế nào là giọng. Tên của giọng căn cứ vào những yếu tố nào?
5. Hãy thành lập những giọng Trưởng có dấu thăng theo thứ tự từ 1 đến 7 dấu?
6. Thế nào là điệu Trưởng hoà thanh và điệu Trưởng giai điệu?
7. Hãy thành lập những giọng thứ có dấu thăng theo thứ tự từ 1 đến 7 dấu?
8. Hãy thành lập những giọng Trưởng có dấu giáng theo thứ tự từ 1 đến 7 dấu?
9. Hãy thành lập những giọng thứ có dấu thăng theo thứ tự từ 1 đến 7 dấu?
10. Thế nào là điệu thứ hoà thanh và điệu thứ giai điệu?
---------------------------------------------------------------
BÀI 9:
CHƯƠNG V:
DỊCH GIỌNG – QUAN HỆ HỌ HÀNG
GIỮA CÁC GIỌNG
I. Các giọng song song
1. Thế nào là giọng song song?
- Các giọng trưởng và thứ có số dấu hoá theo khoá giống nhau gọi là các giọng song song. Các giọng song song có thành phần âm thanh giống nhau do vậy, đây là quan hệ họ hàng gần gũi nhất.
+ Ví dụ:
Đô trưởng (C- dur)
La thứ (a- moll)
II. Các giọng cùng tên
1. Giọng cùng tên là: Các giọng trưởng và thứ có cùng âm chủ, gọi là các giọng cùng tên.
- Giọng trưởng tự nhiên khác với giọng thứ tự nhiên cùng tên ở bậc III, bậc VI và bậc VII.
+ Ví dụ:
Giọng Đô trưởng (C-dur)
Giọng Đô thứ (c –moll)
III. Chuyển giọng
1. Chuyển giọng là: Chuyển giọng là một bản nhạc hay một đoạn nhạc bắt đầu bằng một giọng, sau đó lại chuyển sang một giọng khác và kết thúc bản nhạc hay đoạn nhạc ở giọng mới.
- Ví dụ 1: Ca khúc “Tiếng chuông và ngọn cờ” của Phạm Tuyên. 16 nhịp đầu viết ở giọng Rê thứ (d - moll) sau đó chuyển sang giọng Rê trưởng (D –dur) và kết thúc ở giọng Rê Trưởng.
Ví dụ 2: Ca khúc “Bác Hồ Người cho em tất cả” của Hoàng Long – Hoàng Lân. Mở đầu ca khúc viết ở giọng Đô Trưởng (C –dur) sau đó chuyển sang giọng Son trưởng (G –dur) và kết thúc ở giọng Son Trưởng.
b) Chuyển giọng tạm là gì? Chuyển giọng tạm là trong một bản nhạc hay trong một đoạn nhạc có chuyển sang giọng mới nhưng ở một thời gian ngắn và không có phần củng cố giọng mới, sau đó lại quay trở về giọng cũ.
- Ví dụ: Ca khúc (trích)
----------------------------------------------------------------------
BÀI 10: 
DỊCH GIỌNG – QUAN HỆ HỌ HÀNG
GIỮA CÁC GIỌNG (tiếp)
V. Cách xác định giọng
1. Cách xác định giọng: Muốn xác định giọng của một bản nhạc hay một đoạn nhạc (theo hệ thống ghi âm nhạc phương Tây – điệu thức 7 âm) dùng phương pháp đơn giản như sau:
+ Nhìn hoá biểu có số lượng dấu hoá để biết tên của hai giọng song song.
+ Nhìn giai điệu kết thúc bằng âm chủ để xác định bản nhạc thuộc giọng Trưởng hay giọng thứ. 
Ví dụ: Bài “Chúc mừng sinh nhật” Nhạc Anh. Nhìn hoá biểu có một dấu Pha thăng vậy hai giọng song song là Son trưởng và Mi thứ. Nhìn giai điệu kết thúc nốt Son, vậy bài hát này thuộc giọng Son trưởng.
Chú ý: Phương pháp xác định giọng nêu trên sẽ có những trường hợp ngoại lệ khi nốt nhạc kết thúc không bằng âm chủ. Đó là những trường hợp bản nhạc viết ở điệu thức 5 âm – dân ca, hoặc bản nhạc kết không hoàn toàn, hoặc bản nhạc kết có chuyển sang điệu tính khác.
- Ví dụ: Bài hát “Chim chích bông” kết ở bậc V của giọng Đô trưởng.
VI. Cách dịch giọng
1. Dịch giọng là gì? Dịch giọng là chuyển dịch (Nâng lên hoặc hạ xuống) giai điệu của bản nhạc từ giọng này sang giọng khác. Mục đích dịch giọng nhằm thay đổi cho phù hợp với tầm cữ giọng hát hay nhạc cụ biểu diễn.
 - Dịch giọng có hai phương thức chính:
a) Dịch giọng theo một quãng đã định: Khi dịch theo một quãng đã định, cần phải xem giọng phải dịch đến là giọng nào.
Ví dụ 1: Từ giọng Đô Trưởng dịch lên một quãng 2 Trưởng, giọng phải dịch đến, đó là giọng Rê Trưởng, như vậy giọng Rê Trưởng cạnh khoá sẽ có hai dấu thăng, là hoá biểu của giọng mới. Tiếp theo tất cả các nốt nhạc sẽ chuyển lên một quãng 2 Trưởng (2 cung).
 Bài hát: Năm ngón tay ngoan (trích) Nhạc và lời của Trần Văn Thụ
- Ví dụ 2: Bài hát: “Khăn quàng thắm mãi vai em” Nhạc và lời : Ngô Ngọc Báu. Hãy dịch giọng bài hát xuống quãng 3 thứ.
b) Dịch giọng nửa cung Cơrômatic đi lên hoặc đi xuống: Dịch giọng theo cách này các nốt nhạc giữ nguyên chỉ thay đổi dấu hoá theo khoá. Ngoài ra nếu có dấu hoá bất thường sẽ phải thay đổi cho phù hợp với hoá biểu mới.
- Ví dụ: Chuyển lên nửa cung Cơromatic.
Bài ca Hà Nội
 Nhạc: Vũ Thanh
Câu hỏi Chương V
1.Thế nào là các giọng song song. Cách tìm chủ âm của điệu thức song song từ điệu Trưởng?
2. Thế nào là giọng cùng tên. Các giọng cùng tên khác nhau mấy dấu hoá theo khoá?
3. Từ một giọng Trưởng có mấy giọng quan hệ họ hàng gần. Kể tên các giọng họ hàng?
4. Từ một giọng thứ có mấy giọng quan hệ họ hàng gần. Kể tên các giọng họ hàng?
5. Thế nào là chuyển giọng. Thế nào là chuyển giọng tạm?
6. Nêu cách xác định giọng. Cho ví dụ? Hãy xác định giọng các bài hát có trong chương trình?
7. Có mấy phương pháp dịch gọng? Hãy xác định giọng rồi dịch giọng một bài hát có trong chương trình (dịch lên quãng 2 Trưởng)?
------------------------------------------------------
BÀI 11
CHƯƠNG VI: 
HỢP ÂM
I. Hợp âm
1. Thế nào là hợp âm?
- Sự kết hợp cùng một lúc 3 âm thanh trở lên theo quy luật nhất định gọi là hợp âm.
- Các âm thanh của hợp âm có thể được sắp xếp theo nhiều cách, nhưng phổ biến nhất vẫn là sắp xếp theo quãng ba.
+ Vậy hợp âm gồm 3 âm thanh sắp xếp theo quãng 3 gọi là hợp âm ba.
- Có bốn dạng hợp âm ba được tạo thành từ các quãng ba trưởng và ba thứ.
a) Hợp âm ba trưởng: Tính từ dưới lên gồm một quãng ba trưởng rồi một quãng ba thứ. Quãng giữa hai âm ngoài là quãng 5 đúng.
b) Hợp âm ba thứ: Tính từ dưới lên gồm một quãng ba thứ rồi một quãng ba trưởng. Giữa hai âm ngoài là một quãng 5 đúng.
c) Hợp âm ba giảm: Gồm hai quãng ba thứ. Giữa hai âm ngoài là quãng 5 giảm.
d) Hợp âm ba tăng: Gồm hai quãng ba trưởng. Quãng giữa hai âm ngoài là quãng 5 tăng.
II. Các thể đảo của hợp âm ba
- Hợp âm ba có hai thể đảo
1. Thể đảo một của hợp âm ba: Khi âm gốc (âm một) c

File đính kèm:

  • docNHAC LY PHO THONG.doc
Giáo án liên quan