Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 38 - Bài 35: Ưu Thế Lai

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS trình bày được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai

- Nêu được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai

- Giải thích vì sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống

- Nêu được các biện pháp thường dùng để tạo duy trì ưu thế lai

- Nêu được khái niệm lai kinh tế, phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở Việt Nam

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.

- Rèn kĩ năng làm việc với SGK

3. Thái độ

- Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ

 Tranh ảnh về hiện tượng ưu thế lai ở một số cây trồng và vật nuôi

2. Học sinh: Tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp quan sát và Phương pháp vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống? Vì sao?

Câu 2: Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

2. Bài mới: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần là bước trung gian nhằm tạo ra dòng thuần để chuẩn bị lại khác dòng tạo ưu thế lai. Vậy ưu thế lai là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2699 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 38 - Bài 35: Ưu Thế Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9/01/2009
Tiết 38
Bài 35: ưu thế lai
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS trình bày được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
- Nêu được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai
- Giải thích vì sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống
- Nêu được các biện pháp thường dùng để tạo duy trì ưu thế lai
- Nêu được khái niệm lai kinh tế, phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở Việt Nam
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng làm việc với SGK
3. Thái độ
- Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ
 Tranh ảnh về hiện tượng ưu thế lai ở một số cây trồng và vật nuôi
2. Học sinh: Tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp.
Iii. phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát và Phương pháp vấn đáp
IV. Tiến trình dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống? Vì sao?
Câu 2: Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
2. Bài mới: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần là bước trung gian nhằm tạo ra dòng thuần để chuẩn bị lại khác dòng tạo ưu thế lai. Vậy ưu thế lai là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: hiện tượng ưu thế lai
- GV treo tranh hình 35 và giới thiệu tranh
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình trả lời câu hỏi ở phần lệnh
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
? ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp nào? Vì sao?
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
? Vì sao ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
? Cho biết sự khác nhau giữa ưu thế lai và thoái hoá giống? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau này?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
à HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
 ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ
à HS nhận xét
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng, vì các cơ thể lai F1 đều là các cơ thể dị hợp tử trong đó các gen lặn có hại bị các gen trội lấn át
à HS nhận xét
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Vì từ F2 trở đi tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, đồng hợp tử tăng làm ưu thế lai giảm dần
à HS nhận xét
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
+ Thoái hoá giống: Các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống giảm dần sinh trưởng phát triển chậm, năng suất giảm dần
+ ưu thế lai: Cơ thể lai có sức sống cao hơn sinh trưởng phát triển mạnh, năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội so với cả 2 bố mẹ
Tiểu kết: ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ
Hoạt động 2: nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/ 102, 103
? Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất? Nêu ví dụ?
- GV gọi HS trả lời
- GV goị HS nhận xét
- GV nhận xét
? Để duy trì ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
à HS nghiên cứu thông tin
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Vì lúc đó các gen trội có lợi được biểu hiện lấn át sự biểu hiện của các gen lặn gây hại
à HS nhận xét
à HS hoạt động cá nhân
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Sử dụng phương pháp nhân giống vô tính
Tiểu kết: Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể F1 là 1 nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
Hoạt động 3: các phương pháp tạo ưu thế lai
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK/103.
? Người ta dã làm như thế nào để tạo ưu thế lai ở cây trồng?
-GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
? Vì sao người ta phải làm như vậy?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Vì sao người ta chỉ sử dụng cây lai F1 làm sản phẩm chứ không dùng làm giống?
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- GV gọi đại diện nhóm nhận xét
- GV nhận xét
? Lai khác thứ, ở đời con thường có hiện tượng phân tính mạnh, vì sao?
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
? So sánh sự khác nhau cơ bản giữa lai khac dòng và lai khác thứ
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- GV gọi đại diện nhóm nhận xét
- GV nhận xét
? Người ta sử dụng phương pháp nào để tạo ưu thế lai ở vật nuôi? Phương pháp đó được tiến hành như thế nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
? Vì sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
? Phép lai kinh tế ở nước ta thường được tiến hành như thế nào? Cho ví dụ?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
? Để tạo được giống mới từ con F1 người ta tiến hành như thế nào?
- GV gọi HS trả lời
? Người ta đã kết hợp những phương pháp nào để tạo giống vật nuôi, cây trồng mới đáp ứng được nhu cầu của con người?
- GV gọi HS trả lời
- GV nêu ví dụ 1 số thành tựu của Việt Nam về lai.
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): 
+ Tạo 2 dòng tự thụ phấn.
+ Giao phấn cho 2 dòng tự thụ phấn trên.
à HS nhận xét.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Để tạo 2 dòng thuần chủng làm nguyên liệu cho lai khác dòng.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Vì nếu dùng F1 làm giống thì ở các thế hệ tiếp theo có sự phân li dẫn đến xuất hiện thể đồng hợp lặn có hại.
à HS nhận xét.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Vì khác thứ thì khác nhau về thành phần gen.
à HS nhận xét.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Lai khác dòng không sử dụng con lai F1 làm giống, lai khác thứ kết hợp lai với chọn lọc qua nhiều thế hệ.
à HS nhận xét.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Phương pháp lai kinh tế.
+ Cho 2 dòng vật nuôi thuần chủng giao phối với nhau à dùng làm sản phẩm, không dùng làm giống.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Vì ở các thế hệ tiếp theo xuất hiện thể đồng hợp lặn có hại cho vật nuôi.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Đực ngoại thuần chủng có năng xuất cao, phẩm chất tốt lai với cái tốt nhất ở địa phương à F1 vừa có đặc điểm thích nghi của mẹ, vừa có năng suất cao của bố.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Đực F1 lai với cái P thực hiện liên tiếp qua 7-8 thế hệ khi đó con lai đã mang bộ gen gần 100% gen ngoại mà vẫn thích nghi được với điều kiện địa phương.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Phương pháp lai kết hợp với chọn lọc.
3. Củng cố bài học
- Qua bài học này em nắm được nội dung gì?
- Đọc ghi nhớ
- Bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1: Người ta không chiếu xạ vào bộ phận nào của cây để gây đột biến
A. Hạt khô, hạt nảy mầm
B. Hạt phân, bầu nhuỵ
C. Đỉnh sinh trưởng của thân
D. Rễ
Câu 2: Tia tử ngoại là loại bức xạ:
A. Không có khả năng xuyên sâu
B. Chỉ được dùng cho vi sinh vật
C. Gây ra đột biến gen là chr yếu
4. Hướng dẫn về nhà
- Học phần ghi nhớ và vở ghi
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu trước bài 34
- - - - - & - - - - -

File đính kèm:

  • docTiet 38-S9.doc