Giáo án Sinh học 10 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

- Có một cái nhìn tổng quát về chương trình sẽ học và logic của chương trình (từ lớp 10 đến lớp 12 và của riêng lớp 10).

- Phân biệt được giữa sinh vật và vật vô sinh thông qua các biểu hiện sống sống của sinh vật.

- Có được một hệ thống cơ bản, chính xác về các cấp độ tổ chức sống.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Có khả năng phân loại trước một loạt các vấn đề, sự kiện.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 6753 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20
Tiết thứ: 1
Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
(Levels of organization)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
- Có một cái nhìn tổng quát về chương trình sẽ học và logic của chương trình (từ lớp 10 đến lớp 12 và của riêng lớp 10).
- Phân biệt được giữa sinh vật và vật vô sinh thông qua các biểu hiện sống sống của sinh vật.
- Có được một hệ thống cơ bản, chính xác về các cấp độ tổ chức sống.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Có khả năng phân loại trước một loạt các vấn đề, sự kiện.
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-- Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu khoa học sinh học.
- Hình thành được nguyên lý phát triển sơ khai trong nhận thức.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II. Kiến thức trọng tâm:
 Phần II: Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
III. Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1. Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2. Phương tiện:
 Phiếu học tập	
IV. Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Phổ biến nội quy giờ học
 2. Tổ chức học bài mới:	
HOẠT ĐỘNG 1:
Giới thiệu khái quát chương trình SHPT – Xác định đối tượng nghiên cứu của sinh học
GV (Đặt vấn đề): Sinh vật có ở đâu? (cho HS thảo luận)
HS: Có ở khắp mọi nơi, kể cả những nơi khắc nghiệt nhất(miệng núi lửa, dưới đáy biển, trong lòng đất), và cả xung quanh chúng ta ?
GV: Vậy nó có mối quan hệ nào với con người không?
HS: có liên quan chặt chẽ (VD), và chính con người là một loài sinh vật tồn tại trong mối liên hệ khăng khít với các loài sinh vật khác trong quá trình tồn tại của mình.
GV: Vậy nghiên cứu học, học tập bộ môn sinh học nhằm mục đích gì? VD? (Cho HS thảo luận)
HS: Như mọi môn khoa học khác đều nhằm một mục đích là phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của con người. Và một đặc điểm nổi bật của nó so với các ngành khoa học khác là đảm bảo cho sự phát triển về đời sống vật chất, tinh thần của con người luôn bền vững (VD).
GV:Trong chương trình sinh học THPT chúng ta đề cập tới những nội dung sau:
 (Giáo viên nêu sơ qua các phần học trong chương trình sinh học THPT)
GV: Những dấu hiệu nào để phân biệt vật sống với vật không sống ? Cho VD ?
Phần một: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
TG
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 2:
Nghiên cứu về các cấp độ của tổ chức sống
GV: Nghiên cứu Hình1/7 SGK, cho biết: Tổ chức sống được chia thành các cấp độ nào ? Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống đó ?
GV: Trong các cấp độ tử chức sống trên, cấp độ tổ chức sống nào cơ bản nhất? Vì sao?
GV: Đơn vị cấu tạo nên cơ thể là gì ?
GV: (Khắc sâu) Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật ?
HOẠT ĐỘNG 3:
Nghiên cứu bản chât, ý nghĩa của các cấp tổ chức sống
GV: (Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một đặc điểm)
HOẠT ĐỘNG 4:
Tìm hiểu ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu các cấp độ tổ chức sống
GV: Nghiên cứu các cấp độ tổ chức sống có ý nghĩa gì ?
I. CÁC CẤP ĐỘ 
- Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Sinh quyển
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống:
tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
- Đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật: Tế bào.
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG	
Đặc điểm chung	Bản chất	Ý nghĩa	VD
1.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc	
2.Là hệ thống mở, tự điều chỉnh	
3.Liên tục tiến hoá	
III. Ý NGHĨA KHOA HỌC:
Nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống, đó là khả năng duy trì và thực hiện các chức năng của cơ thể.
-Sinh vật đơn bào: Nghiên cứu từ mức độ tế bào trở xuống.
-Sinh vật đa bào: Nghiên cứu tất cả các cấp độ.
 3. Củng cố:
Nghiên cứu trả lời câu hỏi trắc nghiệm 4 trang 9 SGK ?
 4. BTVN:
- Soạn bài.
- Học bài trả lời câu hỏi cưôi bài	
V. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-1-Lesson 1- Levels of organization.doc
Giáo án liên quan