Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 - Trường THCS Đạ Long

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN

 

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Biết kể lại một câu chuyện đã học trước đám đông.

 - Mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đám đông

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Nắm vững nhân vật, cốt truyện, các sự việc chính.

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện

2. Kĩ năng:

 - Nhớ và kể lại truyện bằng lời văn của mình.

 - Rèn cách kể chuyện diễn cảm, to, rõ ràng và nhận xét đánh giá câu chuyện của người khác

3. Thái độ: Vui vẻ, yêu thích kể chuyện

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Thi đua nhóm và cá nhân, thuyết trình. Gv bầu ban giám khảo cuộc thi, có thưởng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng lời văn của mình.
 - Rèn cách kể chuyện diễn cảm, to, rõ ràng và nhận xét đánh giá câu chuyện của người khác
3. Thái độ: Vui vẻ, yêu thích kể chuyện
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Thi đua nhóm và cá nhân, thuyết trình. Gv bầu ban giám khảo cuộc thi, có thưởng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 
 - Lớp 6A1: Sĩ sốVắng(PKP.)
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
3. Bài mới: 
 - Ở chương trình ngữ văn lớp sáu có rất nhiều truyện hay mà các em đã học. Xung quanh các em cũng có rất nhiều mẫu chuyện mà các em đã chứng kiến. Hôm nay cô hi vọng các em sẽ mang lại cho hội thi kể chuyện của lớp nhiều câu chuyện hay, ý nghĩa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Tổ chức
- Gv viên cho 4 đội thi ngồi vào bốn bàn, cúng hướng lên bục giảng
- Ban giám khảo là 4 Hs đại diện cho 4 nhóm, lên ngồi 1 bàn bên phải bục giảng.
- Gv dẫn chương trình: Nêu mục đích lí do, thể lệ cuộc thi.
* Hoạt động 2: Thi kể chuyện
- Câu chuyện tự chọn, nêu ý nghĩa của truyện
+ Chuyện đời thường
+ Chuyện tưởng tượng
Truyện có trong chương trình học: Bốc thăm để chọn.
HẾT TIẾT 65 SANG TIẾT 66
Đề 2: GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý
*Dàn ý chi tiết:
MB: 
- Nhắc lại nguồn gốc mối thù dai dẳng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Thời gian xảy ra cuộc giao chiến. (Ví dụ: Mùa lũ năm 2006 ở đồng bằng sông Hồng)
TB: 
- Tả cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:
+ Khung cảnh trước trận đấu:
- Bầu trời tối đen, chớp rạch loang loáng, sấm nổ đì đùng...
- Sơn Tinh bình tĩnh chuẩn bị mọi phương tiện hiện đại để sẵn sàng đánh trả.
+ Trong trận đấu:
- Thủy Tinh hoá phép hô gió gọi mưa. Giông tố nổi lên ầm ầm, mưa như trút. Nước sông Hồng dâng lên cuồn cuộn đe dọa phá vỡ đê...
- Sơn Tinh bày binh bố trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện để chống đỡ, đẩy lùi các đợt tấn công của Thủy Tinh.
+ Kết thúc trận đấu:
- Sau nhiều ngày đêm giao tranh, Thủy Tinh thua trận phải rút quân về.
- Nhân dân vui mừng trước thắng lợi to lớn, càng tin tưởng vào tài năng và đức độ của Sơn Tinh.
KB:
Cảm nghĩ của em:
- Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh phản ánh ước mơ chế ngự thiên nhiên, chiến thắng thiên tai của người xưa.
- Cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác, đó là chân lí, là ước mơ ngàn đời của nhân dân ta.
* Hoạt động 3: Đánh giá và trao giải cá nhân, đồng đội
- Gv nhận xét và trao thưởng cho Hs, khích lệ tinh thần tham gia hoạt động của các em
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện theo yêu cầu bên.
I. Tổ chức:
II. Thi kể chuyện:
Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm ý nghĩa đó.
* Dàn ý chi tiết:
MB: 
- Thời gian, địa điểm viết thư.
- Lời chào gửi đầu thư.
- Lí do viết thư.
TB:
- Hỏi thăm tình hình trong những năm qua ( học tập, cuộc sống, công tác của bạn và một số bạn khác trong lớp ).
- Giới thiệu về hoàn cảnh hiện tại của bản thân ( công việc, gia đình)
- Kể lại tình huống về thăm trường:
+ Lí do về thăm trường cũ ( đi ngang qua, có chủ định về thăm)
+ Thời gian ( mùa hè); đi một mình hay đi với ai?
+ Tâm trạng trước khi về thăm ( nếu là chủ định ): bồi hồi, xúc động, hồi hộp
- Quang cảnh ngôi trường khi đếm thăm:
+ Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy trường.
+ Cảnh vật, thiên nhiên, sự thay đổi của cảnh vật ( hàng cây, cổng trường)
+ Quang cảnh ngôi trường khi đến thăm: miêu tả đôi nét về ngôi trường ( các dãy nhà, các phòng học, phòng chức năng, cơ sở vật chất của trường)
+ Cảnh vật gợi nhớ đến những hình ảnh xưa của bạn bè, thầy cô ( những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò)
( Chú ý: Lồng cảm nghĩ và nhận xét về sự thay đổi của ngôi trường)
- Kể lại những cuộc gặp gỡ: đã gặp ai ( thầy cô, bạn bè)? Nói chuyện gì? (tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong quá khứ)? Cảm nghĩ sau buổi trò chuyện?
- Kết thúc buổi thăm trường: cảm xúc về buổi thăm trường; những suy tưởng; tình cảm; những động lực thúc đẩy bản thân trong tương lai
KB:
- Lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn.
- Ký tên.
Đề 2: Tưởng tượng lại trận đánh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng vũ khí hiện đại.
III. Đánh giá, trao giải:
IV. Hướng dẫn tự học:
- Về nhà tiếp tục luyện tập kể chuyện, tìm tòi mẫu chuyện có ý nghĩa để kể
- Chuẩn bị bài “Kiểm tra Tiếng Việt”.
E. RÚT KINH NGHỆM:
Tuần: 17	 Ngày soạn: /12/2012
Tiết: 67 Ngày dạy: /12/2012
	 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng về Tiếng Việt. Kiểm tra khả năng hiểu bài, khả năng vận dụng, sử dụng từ của các em.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra trên lớp 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
 - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng trong phần tiếng Việt
 - Giới hạn nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
 - Xác định khung ma trận.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Từ vựng
- Nhận biết: Khái niệm từ, từ mượn.
Số câu
Số điểm
2
 1.0
 2 
 1.0 
Từ loại
- Chức năng cú pháp của động từ. 
- Khái niệm số từ
- Nhận diện được cụm danh từ, tính từ, số từ.
- Hiểu về nhóm từ thường đi kèm với động từ.
- Tạo lập văn bản có danh từ, động từ, tính từ.
Số câu
Số điểm
4
 3.5
1
 0.5
1 5.0
6 9.0
Tổng số
Số câu
Số điểm
6
 4.5
1
 0.5
1
 5.0
8
 10.0
IV. CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA
A.Trắc nghiệm: (3.0 điểm) (Khoanh tròn chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng)
Câu 1: Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu là: 
 A. Tiếng. 	 B. Từ.	 C. Ngữ.	 D. Câu. 
Câu 2: Từ mượn là từ:
A. Do nhân dân sáng tạo ra. 
B. Mượn hoàn toàn của tiếng Hán. 
C. Mượn của tiếng nước ngoài khi Tiếng Việt không có từ biểu thị thích hợp. D. Mượn từ của một số ngôn ngữ như tiếng Pháp, Anh, Nga...
Câu 3: Từ loại nào sau đây có chức năng điển hình là làm chủ ngữ?
 A. Danh từ.	 B. Chỉ từ.	 C. Tính từ.	 D. Động từ.
Câu 4: Động từ thường kết hợp với nhóm từ nào dưới đây để tạo cụm động từ?
 A. Một, hai, ba, bốn,..	 B. Những, một số, tất cả,
 C. Sắp, sẽ, đang, đã,	 D. Rất, quá, hơi,
Câu 5: Câu “ Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn” có mấy cụm danh từ?
 A. 1 	 B. 2	 C. 3	 D. 4. 
Câu 6: Chỉ ra tính từ trong câu: “Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp”.
 A. Đi, kêu.	 B. Nghênh ngang, ồm ộp. 
 C. Thói cũ, ếch. D. Và, kêu.
B. Tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
 a. Nêu khái niệm số từ? (1.0 điểm)
 b. Gạch chân số từ trong câu sau: 
“Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc” - Trích: truyện Con hổ có nghĩa - (1.0 điểm)
Câu 2: (5.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (từ 8 -10 câu) với đề tài tự chọn có sử dụng danh từ, động từ, tính từ.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM:
A. Trắc nghiệm( 3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
B
C
A
C
A
B
B. Tự luận ( 7.0 điểm) 
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a. Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật. Khi biểu thì số lượng sự vật, số từ đứng trước danh từ. Khi biểu thị số thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ.
b. Gạch chân số từ:
“ Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc”
1.0 điểm
1.0 điểm
2
Viết đoạn văn ngắn (từ 8 -10 câu) với đề tài tự chọn có sử dụng danh từ, động từ, tính từ.
a. Yêu cầu hình thức: 
- Đoạn văn ngắn đảm bảo đủ số câu theo quy định, với chủ đề tự chọn
- Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng, liên kết.
b. Yêu cầu nội dung:
Hs viết đoạn văn chứa: Danh từ, động từ, tính từ 
1.0 điểm
4.0 điểm
* Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
Tuần: 17	 Ngày soạn: /12/2014
Tiết: 68 Ngày dạy: /12/2014
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. MỨC ĐỘ VẦN ĐẠT:
 - Hệ thống được kiến thức tiếng Việt, văn bản, tập làm văn đã học
 - Nắm vững thể loại, nội dung ý nghĩa của các truyện đã học
 - Kể lại được.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Củng cố những kiến thức đã học về phần Văn bản,Tiếng Việt ,Tập làm văn ở học kỳ I. 
2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo các kiến thức đã học về phần Văn, tập làm văn, tiếng Việt
3. Thái độ: 
 - Ôn tập kĩ lưỡng , nghiêm túc, chuẩn bị cho thi học kì sắp tới.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Tích hợp, thuyết giảng, hệ thống kiến thức, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs
 - Lớp 6A1: Sĩ sốVắng(PKP.)
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: 
 - Tới đây các em sẽ làm bài kiểm tra học kì. Để giúp các em làm bài tốt, cô và các em sẽ cùng ôn tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Phần văn bản
+ Thống kê các truyện dân gian đã học ?
 + Như thế nào là truyện truyền thuyết? truyện cổ tích? truyện cười? truyện ngụ ngôn?
+ Nhắc lại các truyện trung đđại đã học?
Tiếng Việt:
+ Các kiến thức đã học về Tiếng Việt
HS thảo luận theo 4 nhóm trong 10 phút (Nhắc lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đđã học)
Tập làm văn:
+ Học kì I chúng ta đã học những kiểu văn nào ?
+ Thế nào là văn tự sự? mục đđích của văn tự sự?
+ Dàn bài một bài văn tự sự ?
+ Ngôi kể trong văn tự sự?
+ Thứ tự kể trong văn tự sự ?
I. Phần văn bản:
1. Truyện dân gian:
-Truyện truyền thuyết: 5 truyện
-Truyện cổ tích : 4 truyện
-Truyện ngụ ngôn: 3 truyện
-Truyện cười : 2 truyện
2. Truyện trung đại:
- Con Hổ có nghĩa
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
II. Tiếng Việt:
1. Cấu tạo từ: 
- Từ đơn
- Từ phức
- Từ ghép 
- Từ láy 
2. Nghĩa của từ: 
3.Từ nhiều nghĩa: 
- Nghĩa gốc 
- Nghĩa chuyển 
4. Từ mượn: 
5. Chữa lỗi dùng từ: 
6. Từ lọai và cụm từ: 
III. Tập làm văn:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
- Mục đích: Giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ
- Dàn bài một bài văn tự sự: ba phần: Mở bài. Thân bài. Kết bài 
- Ngôi kể trong văn tự sự:

File đính kèm:

  • docVAN 6TUAN 1720142015.doc