Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Nam Tiến

I. MụC TIÊU

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

- Y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung van bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái đo:

- Tôn trọng, kính yêu, học tập, noi theo tấm gương, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

- Có ý thức trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập với thế giới.

 

doc267 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Nam Tiến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kiều ?
 + Tả cảnh : “Trước lầu .... xuân
 Cát vàng .... dặm kia”
 + Tả nội tâm : “Bên trời .... bơ vơ
 Có khi ... người ôm”
- GV: Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu tả cảnh đoạn sau tả nội tâm?
- Những câu thơ tả cảnh có quan hệ như thế nào với thể hiện tâm trạng ?
 + Không gian, cảnh sắc : hoang vắng, mênh mông không bóng người -> gợi hoàn cảnh cô đơn, trơ trọi tội nghiệp của Kiều
- Đọc 6 câu thơ nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều ? Từ đó em có nhận xét gì về tác dụng của miêu tả nội tâm ?
 + Hiểu vễ nỗi nhớ của Kiều với người yêu và cha mẹ.
 + Tâm trạng đau buồn, xót xa về thân phận cô đơn, bơ vơ, lòng xót thương cha mẹ ngày trông ngóng tin con, không ai phụng dưỡng, chăm sóc.
 + Phẩm chất cao đẹp, lòng vị tha nhân hậu của Kiều
GV: liên hệ đoạn trích " cảnh ngày xuân"
-GV: miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật?
- Đọc đoạn văn : “Mặt lão ... con nít” (SGK-117). Nhận xét cách tả ?
 + Tả cử chỉ, vẻ mặt bên ngoài của lão Hạc giúp người đọc hình dung vẻ bề ngoài đó chứa đựng tâm hồn đau khổ, dằn vặt, đau đớn của lão trước sự việc bán con Vàng -> tả bên ngoài ta biết được tâm trạng nhân vật. Cụ thể là đặc điểm, tính cách nhân vật lão Hạc.
- 6 câu “Bên trời ... cho phai” là miêu tả nội tâm trực tiếp hay gián tiếp ?
 + Trực tiếp diễn tả ý nghĩ, cảm xúc của Kiều chứ không thông qua cử chỉ, nét mặt, hành động như đoạn văn trên.
- Như vậy miêu tả nội tâm có vai trò to lớn trong văn bản tự sự? Đó là những tác dụng cụ thể nào ?
- HS đọc ghi nhớ.
 + Đối tượng của miêu tả nội tâm (tình cảm, tâm trạng, cảm xúc ...)
 + Vai trò tác dụng (xây dựng nhân vật).
 + Miêu tả nội tâm bằng cách nào (trực tiếp hay gián tiếp).
- Bài tập nâng cao :
 + 8 câu cuối trong Kiều ở lầu Ngưng Bích.
 + Không thuần tuý là tả cảnh mà thể hiện tâm trạng đau buồn,lo lắng, ghê sợ của Kiều.
 + Mỗi cảnh được nhìn qua tâm trạng, trạng thái tình cảm của Kiều.
( Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình -> Đặc điểm của văn thơ trung đại)
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS luyện tập (20 phút)
- Hoạt động nhóm :
 Nhóm 1 + 2 : Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều chú ý miêu tả nội tâm Kiều.
 Nhóm 3 + 4 : Đóng vai Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán. Chú ý bộc lộ trực tiếp tâm trạng Kiều.
- Tâm trạng Kiều khi gặp Hoạn Thư (lúc chưa gặp, lúc bắt đầu nhìn thấy, khi nghe Hoạn Thư nói, kết quả cuối cùng)
- Đại diện nhóm trả lời
- GV nhận xét - chốt lại.
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
1. Bài tập: Đoạn thích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Tả ngoại cảnh: “Trước lầu .... xuân
 Cát vàng .... dặm kia”
- Tả nội tâm: “Bên trời .... bơ vơ
 Có khi ... người ôm”
- Đoạn văn tập trung miêu tả suy nghĩ của Kiều: về thân phận, quê hương, cha mẹ.
- Tả cảnh bên ngoài gợi tâm trạng bên trong của nhân vật.
- Hiểu rõ hơn về nhân vật.
=> Miêu tả nội tâm tái hiện tư tưởng tình cảm của nhân vật.
2. Bài 2: 
- Miêu tả nội tâm qua nét mặt cử chỉ -> Miêu tả nội tâm gián tiếp.
2- Ghi nhớ :
SGK 117
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình -> Đặc điểm của văn thơ trung đại
II- Luyện tập
1- Bài tập 1 (92) :
- Tả ngoại hình -> tính cách của Mã.
- Tả nội tâm -> nỗi đau đớn, tủi hổ của Kiều.
 2- Bài 2 (92)
	4- Củng cố :	 ( 3phút) vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
	5- Hướng dẫn về nhà : (2 phút) làm bài tập 3 (117). Soạn Lục Vân Tiên gặp nạn
Ngày soạn: 10/ 10 /2010
Ngày giảng: 11/ 10/ 2010	 
 Tiết 41 – Bài 9
	LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN 
	(Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) 	
I.. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
Kiến thức:
Sự đối lập giữa cái thiện – cái ác, thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình thường mà nhân hậu.
Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích.
Kĩ năng:
Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học trung đại.
Nắm được sự việc trong đạon trích.
Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện - ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
III- CHUẨN BỊ : 
	- GV: SGV- SGK - Bình giảng văn 9 - phiếu học tập.
	- HS:Tóm tắt cốt truyện, soạn bài vị trí đoạn trích.
IV- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức : 1phút)
2. Kiểm tra : ( 5 phút)
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về đoạn trích (9 phút)
GV: hướng dẫn cách đọc.
- HS đọcvà nêu vị trí đoạn trích ?
-GV: Thông qua sự việc kể trong đoạn trích em hãy nêu ý chính của đoạn ?
- Căn cứ vào nội diễn biễn sự việc để chia đoạn và ý chính của từng đoạn ?
 - GV chuyển ý :
 Trong truyện Lục Vân Tiên, lực lượng đại diện cho cái ác, cái xấu khá mạnh (thái sư, cha con Võ Công, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm ...). Chúng đại diện cho nhiều tầng lớp trong xã hội. Qua các nhân vật ta có thể hình dung ra sự khủng hoảng nghiêm trọng của xã hội phong kiến khi đã ở giai đoạn suy tàn. Kỷ cương trật tự xã hội lỏng lẻo, đạo đức xã hội xuống cấp, cái ác cái xấu ngang nhiên hoành hành. ở đoạn trích này cái ác hiện qua chân dung nhân vật Trịnh Hâm
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu về nhân vật Trịnh Hâm- kẻ đại diện cho cái ác, lực lượng phi nghĩa (12phút)
- Đọc đoạn 1 (118).Trịnh Hâm đã ra tay hại Vân Tiên vào thời gian nào?
HS: tìm chi tiết.
- GV: em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn trích? 
- Nhận xét về hành động này ?
- Điều gì khiến Trịnh ra tay hại Lục Vân Tiên ?
 + Vì lòng đố kỵ ganh ghét tài năng của Lục Vân Tiên, lo cho con đường tiến thân tương lai của mình.
- Câu hỏi gợi mở : Sự ganh ghét đố kỵ với tài năng của bạn là một điều xấu, vì đố kỵ mà Trịnh đã hại Vân Tiên. Nhưng điều đáng nói ở đây là tình huống mà Nguyễn Đình Chiểu đưa ra : Lục Vân Tiên gặp nạn rất cần một chỗ dựa để bấu víu. TH không những không giúp mà còn hại. Vậy nguyên nhân hại Vân Tiên có còn chỉ là sự ganh ghét đố kỵ không ?
- Đây còn là hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa ? Tại sao? Hãy dựa vào tình cảnh của Lục Vân Tiên và mối quan hệ giữa họ với nhau để giải thích ?
 + Lục đang trong cơn hoạn nạn, mù mắt, bơ vơ nơi đất khách, không nơi nương tựa, không có gì để chống đỡ.
 + Vân Tiên vốn là bạn đã từng làm thơ, uống rượu với nhau. Mặt khác khi gặp Vân Tiên bơ vơ Trịnh Hâm đã nói lời tình nghĩa “Đương cơn hoạn nạn gặp nhau
 Người lành nỡ bỏ người đau sao đành”. Vân Tiên nghe vậy cũng nhờ cậy “Tiên rằng tình trước ngãi sau
 Có thương xin khá giúp nhau phen này”
- Tám câu thơ vừa tả cảnh, vừa kể việc đã lột tả được chân dung của Trịnh Hâm ?
- GV bình nâng cao :
 Từ sự ganh ghét đố kỵ -> đến toan tính mưu mô xảo quyệt -> hành động tội ác cho ta thấy tâm địa độc ác xấu xa đã ăn sâu vào tim gan máu thịt và trở thành bản chất của Trịnh. Điều đáng nói ở đây là kẻ có dã tâm độc ác này lại đội lốt một sĩ tử, có hiểu biết chữ nghĩa, từng dùi mài kinh sử, được tiếp thu đạo lý từ sách Nho. Rõ ràng sự bất nhân bất nghĩa trong hành động của Trịnh Hâm được nhân lên gấp bội. Qua nhân vật này Nguyễn Đình Chiểu muốn cảnh báo về sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức xã hội thời ấy.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu về nhân vật ông Ngư hiện thân của cái thiện (10 phút)
-GV: khi bị đẩy xuống sông Vân Tiên được cứu như thế nào?giao long có nghĩa là gì?
- Tìm chi tiết miêu tả cảnh ông Ngư và gia đình cứu Lục vân Tiên?
- Em có nhận xét gì về từ ngữ sử dụng?
 + Câu thơ mộc mạc tự nhiên, không chau chuốt kể lại sự việc một cách tự nhiên, mối chân tình của gia đình ông Ngư khẩn trương cứu người bị nạn. 
 + Thái độ ân cần, chu đáo và lòng tốt đã trở thành bản chất của gia đình lao động nghèo ấy.
- Sau khi cứu Lục, biết tình cảnh của chàng gia đình ông Ngư ra sao ?có lời nói nào?
-GV: em đánh giá như thế nào về hành động đó?
- GV bình :
 Tình huống Lục Vân Tiên gặp nạn đã toát lên nhân cách cao cả của ông Ngư không chỉ khẩn trương cứu người không so đo tính toán thiệt hơn, tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của ông tiếp tục thể hiện qua hành động sẵn sàng cưu mang dù hoàn cảnh Lục mù lòa, tứ cố vô thân, dù cuộc sống gia đình ông cũng đói nghèo thêm 1 người là thêm gánh nặng, nhưng ông vẫn chia sẻ với lời mời mộc mạc chân tình.
- Sự khác nhau giữa hình tượng nhân vật ông Ngư với hình tượng nhân vật Trịnh Hâm ?
- Vẻ đẹp của hình tượng ông Ngư còn được bộc lộ như thế nào qua cuộc sống lao động của ông ?
- Em có nhận xét như thế nào về cuộc sống lao động đó?
 - GV bình :
 Đằng sau hình ảnh người lao động bình thường ấy là bóng dáng của một ẩn sĩ, ẩn mình trong hoàn cảnh xã hội loạn lạc -> NĐC bày tỏ khát vọng về một cuộc sống đẹp, trong sạch, tự do một cuộc sống hoàn toàn đối lập với thực tế xã hội.
- Từ hình tượng hai nhân vật, em có nhận xét gì về phương thức xây dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu ?
- Nói tới cái thiện trong hành động cứu người và cuộc sống đẹp, đồng thời đối lập với cái ác ở trên tác giả muốn gửi gắm điều gì ?
 + NĐC hiểu rõ cái xấu, cái ác đang hoành hành đầy rẫy xã hội, nó được nấp sau những mũ cao áo dài để mưu danh trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên đạo lý, nhân nghĩa.
 + Cái tốt cái đẹp vẫn được tỏa sáng, nó đáng trọng, đáng khao khát, nó tồn tại bền vững nơi con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn HS tổng kết bài học (5 phút)
- Hoạt động nhóm ( GV phát phiếu học tập)
 Nhóm 1 + 2 : Trình bày ngắn gọn sự đối lập giữa thiện và ác qua hình tượng nhân vật ông Ngư và Trịnh Hâm
 Nhóm 3 + 4 : Thái độ của tác giả với người dân lao động
- Đại diện nhóm trả lời 
- GV nhận xét.
-HS đọc ghi nhớ.
- Câu hỏi nâng cao :
 (1)Dù gặp nạn rơi vào hoàn cảnh hết sức bi đát nhưng tư tưởng trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Tiên vẫn tiếp tục toả sáng. Em có nhất trí với ý kiến đó không ?
 (2) Chất hiện thực và chất lãng mạn đã được kết hợp khá hài hòa trong lời thơ ông Ngư nói về cuộc sống lao động của mình. Hãy chỉ rõ
I- Đọc – Tìm hiểu chung:
1- Đọc :
2- Vị trí đoạn trích : 
- Nằm phần thứ 2 của truyện
3- Đại ý :
Kể lại việc Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông. Sau đó Vân Tiên được Giao long và vợ chồng ông Ngư

File đính kèm:

  • docgiao an Ngu van 9CKTKN Hay.doc