Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 13

A. Mục tiêu bài học:

*MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Biết đọc-hiểu một văn bản nhật dụng .

 - Hiểu được việc hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người .

 - Thấy được sự kết hợp của phương thức tự sự và lập luận tạo nên sức thuyết phục của bài viết .

 - Thấy được cách trình bày một vấn đề của đời sống có tính chất toàn cầu trong văn bản .

*TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

 - Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “ tồn tại hay không tồn tại”của loài người.

 - Sự chặt chẽ, khải năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2. Kĩ năng:

 - Tích hợp với phần tập làm văn , vận dụng kiến thức đã học ở bài phương pháp thuyết minh để đọc – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản .

 - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

3. Thái độ: Đồng tình với việc thực hiện KHH gia đình là yêu cầu cấp thiết của XH.

B.Chuẩn bị :.

1. Học sinh đọc và trả lời các câu hỏi.

2. Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, tham khảo tài liệu, tìm hiểu một số tranh ảnh về sự gia tăng của dân số .

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học hai dấu này ở Tiểu Học.
*TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức:
 Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm .
2. Kĩ năng:
 -Sử dụng dấu ngoặc đơn, và dấu hai chấm .
 -Sữa lỗi về dấu ngoặc đơn, và dấu hai chấm.
B.Chuẩn bị :
1.Giáo viên:Chuẩn bị nội dung lên lớp, bảng phụ.
2.Học sinh :Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 * Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (3')
?Trình bày các mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép?Làm bài tập 4 sgk.
 *Hoạt động 2: Khởi động (1')
Chúng ta đã được tìm hiểu công dụng của rất nhiều loại dấu câu trong chương trình ngữ văn lớp 6,7 để giúp các em có hiểu biết phong phú hơn về các loại dấu câu và biết sử dụng đúng chức năng của các dấu câu ,chúng ta cùng tìm hiểu một loại dấu câu mới đó là:dấu ngoặc đơn,dấu hai chấm.
 *Hoạt động 3: Bài mới( 40' )
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV đọc các ví dụ sgk/80.
Bảng phụ.
Chú ý các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc đơn.
GV giới thiệu các đoạn trích.
? Các phần được đặt trong dấu ngoặc đơn có nội dung gì?
GV: bỏ các phần trong dấu ngoặc đơn và đọc lại các đoạn văn.
?Nhận xét gì về ý nghĩa của các đoạn văn lược bỏ so với đoạn văn ban đầu?vì sao?
?Như vậy ta thấy dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên có tác dụng gì?
GVKQ toàn phần rút ra ghi nhớ.
GV lưu ý: có trường hợp dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi (?) để tỏ ý hoài nghi và dấu ngoặc đơn với dấu chấm than (!) để tỏ ý mỉa mai.
VD:Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ(?) thì phải kể đến việc bán rượu ti cưỡng bức !.
GV cho h/s làm bài tập vận dụng.GV nêu yêu cầu BT
?Phần nào trong các câu sau có thể để trong dấu ngoặc đơn được?Tại sao?
(Phiếu học tập)
GV cho h/s đại diện trình bày khái quát ý đúng.
GVKQ chuyển ý.
GV cho h/s đọc bài tập.
Quan sát các câu sau dấu hai chấm.
?Quan sát và cho biết nội dung của các câu sau dấu hai chấm ?
?Vậy dấu hai chấm trong các đoạn trích có tác dụng gì?
? Quan sát các câu trên ta thấy khi viết các câu sau dấu hai chấm cần lưu ý điều gì?
GVKQ ghi nhớ
? Dấu hai chấm có tác dụng gì?
GV cho h/s đọc ghi nhớ.
GV nêu yêu cầu bài tập 1 phát phiếu cho h/s làm theo nhóm.
?Cho biết các nội dung của các từ ngữ trong dấu ngoặc đơn?
?Từ đó xác định công dụng của dấu ngoặc đơn.
GV khái quát ý đúng.
GV nêu yêu cầu bài tập 2.
?Nội dung sau phần dấu hai chấm là gì?
?Nêu công dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp cụ thể?
GV cho h/s trình bày ý kiến và khái quát ý đúng.
GV nêu yêu cầu BT 3
GV đọc đoạn văn
?Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích được không?Trong đoạn trích này tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
GV cho h/s trình bày ý kiến.
GV khái quát ý đúng
GV nêu yêu cầu bài tập 4.
?Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được hay không?
?Nếu thay thì ý nghĩa của câu có thay đổi không?
?Nếu viết lại là Phong Nha gồm:Động khô và Động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không?Vì sao?
GV hướng dẫn h/s làm bài tập 5.
Cách viết như đoạn văn đúng hay sai?Vì sao?
I/Dấu ngoặc đơn: ( 15')
1.Bài tập sgk/134
a.Giải thích rõ họ ngụ ý chỉ ai : những người bản xứ.
b.Thuyết minh về một loại động vật mà tên của nó là ba khía
c.Bổ sung thông tin về năm sinh, năm mất của tác giả Lí Bạch và giải thích rõ Miên Châu thuộc tỉnh nào.
-Nếu bỏ các phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của các đoạn văn không thay đổi.
+Vì các phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là bổ xung các thông tin kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của VB.
->Dùng để đánh dấu phần chú thích(giải thích,thuyết minh,bổ xung thêm)
2. Ghi nhớ:SGK/134.
*Bài tập.
-Nam (Lớp trưởng lớp 8b)có một giọng hát hay.
-Mùa xuân ( mùa đầu tiên trong một năm) cây cối xanh tươi mát mắt.
Vì: đó là các phần có tác dụng giải thích thêm.
II/ Dấu hai chấm.( 10')
1.Bài tập.
a.Là lời thoại của dế Mèn với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với mèn.
b.Là một lời dẫn trực tiếp của tác giả Thép Mới dẫn lại của người xưa.
c.Giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
Dấu hai chấm
-Báo trước một lời thoại,một lời dẫn,hay một lời thông báo.
-Đánh dấu phần giải thích,thuyết minh.
-Viết hoa khi báo trước một lời thoại, có thể không viết hoa khi giải thích một nội dung.
2.Ghi nhớ sgk/135
III/ Luyện tập.( 15')
Bài tập 1/135
- Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích.
a.Các cụm từ trong dấu ngoặc đơn giải thích ý nghĩa cho các từ:tiệt nhiên,định phận tại thiên thư,hành khan thủ bại hư.
-Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích.
b.Phần đặt trong dấu ngoặc đơn thuyết minh cụ thể cho chiều dài của cây cầu.
-Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần thuyết minh.
c.Phần đặt trong dấu bổ xung ý cho phần trước.
-Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần bổ xung.
Bài tập 2/136
- Giải thích công dụng của dấu hai chấm.
a.Giải thích rõ cho ý:họ thách cưới nặng.
-Dấu hai chấm báo trước phần giải thích.
b.Báo trước một lời thoại.
c.Thuyết minh đủ màu là những màu nào.
-Dấu hai chấm báo trước phần thuyết minh.
Bài tập 3/136
-Có thể bỏ dấu hai chấm được
song phần sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng khi sử dụng dấu hai chấm.
Bài tập 4/137
- Có thể thay dẫu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được.
- Ý nghĩa của câu văn không thay đổi nhưng người viết chỉ coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt dấu hai chấm.
- Nếu viết lại là Phong Nha gồm:Động khô và Động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được.vì trong câu này vế Động khô và Động nước không thể coi là phần thuộc phần chú thích.
Bài tập 5/137
-Cách viết như thế là sai vì dấu ngoặc đơn cũng như dấu ngoặc kép bao giờ cũng được dùng thành cặp.
-Đặt thêm một dấu ngoặc đơn nữa.
D.Hoạt động tiếp nối ( 1' ):
- Học bài theo nội dung ghi nhớ.
- Làm các bài tập còn lại.
- Viết một đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
- Đọc và chuẩn bị bài : Dấu ngoặc kép.
E. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 09/11/2012
Ngày dạy: ...................
Tiết 51: ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học:
B.Chuẩn bị :
1 Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ; tham khảo tài liệu sgv, stk.
2 Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
 * Hoạt động 1 :Kiểm tra bài cũ (3')
?Trình bày các phương pháp thuyết minh?
 *Hoạt động 2: Khởi động (1')
Bài văn thuyết minh là một thể loại mới được đưa vào chương trình do vậy hầu như các em chưa được làm quen và nhận diện các đề bài đó.Để giúp cho các em nhận diện được đề văn thuyết và biết cách làm bài văn thuyết minh chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 *Hoạt động 3: Bài mới (40'')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV ghi các đề văn bảng phụ.
GV đọc các đề văn thuyết minh, gọi hs đọc lại 
?Xác định các yêu cầu của đề?
GV cho h/s trình bày.
?Các đề bài có điểm chung là gì?
?Theo em đối tượng thuyết minh gồm những loại nào?
GV: Đối tượng trong đề văn thuyết minh phong phú.
?Vì sao em cho rằng các đề bài trên thuộc đề văn thuyết minh?
?Dựa vào các đề bài trên em hãy ra một đề bài văn thuyết minh?
?Đề văn thuyết minh có đặc điểm gì ?
GV khái quát đề văn thuyết minh chuyển ý.
GV đọc bài văn Xe đạp
?Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì ?
?Để thuyết minh về chiếc xe đạp người viết cần có những tri thức nào?
? Xác định các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài? Cho biết nội dung của mỗi phần?
? Theo em để trình bày được cấu tạo một chiếc xe đạp cụ thể rõ ràng người viết phải làm thế nào ?
? Hãy phân biệt văn bản trên với văn bản miêu tả một chiếc xe đạp ?
? Văn bản thuyết minh này đã sử dụng PP thuyết minh nào ?
? Để viết bài văn thuyết minh người viết phải thưc hiện yêu cầu nào ?
? Cho biết bài văn thuyết minh có bố cục thế nào ?
GV: Khái quát ghi nhớ 
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
? Lập dàn ý cho đề bài:"Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam"?
I/ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.( 25')
1.Đề văn thuyết minh.
a.Giới thiệu 1 gương mặt trẻ Việt Nam.(yêu cầu chọn 1 trong những gương mặt thể thao mà tuổi trẻ mến mộ. Sau đó tìm hiểu kĩ tên tuổi...)
b.Yêu cầu giới thiệu một tập truyện đang được ưa thích (Phải tìm hiểu kĩ tên truyện, tác giả,nhà xuất bản)
c.Yêu cầu giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Hình dáng, nguyên liệu...)...
- Các đề bài đều nêu lên đối tượng cần thuyết minh.
-Đối tượng thuyết minh gồm: con người,đồ vật, di tích, con vật, món ăn, đồ chơi.
- Các đề bài trên không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà yêu cầu thuyết minh, giới thiệu...
- Giới thiệu các di tích lịch sử ở quê hương em.
-Đề văn thuyết minh nêu lên đối tượng để người làm trình bày tri thức về đối tượng đó.
2.Cách làm bài văn thuyết minh.
Đề : Thuyết minh về chiếc xe đạp
* Tìm hiểu đề :
- Đối tượng: chiếc xe đạp.
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của xe đạp.
* Bố cục : 3 phần
+Mở bài:Từ đầu đến chuyển động nhờ sưc người Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp.
+Thân bài: tiếp đến có chuông lắp chỗ gắn tay cầm giới thiệu cấu tạo của xe đạp,nguyên tắc hoạt động của nó.
+Kết bài : còn lại nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam và trong tương lai.
- Cần tìm hiểu kĩ đối tượng.
- Ngôn ngữ :chính xác, dễ hiểu.
- Nếu miêu tả phải chú trọng đến kiểu dáng, màu sắc xe.
- Thuyết minh chú trọng trình bày cấu tạo, nguyên lí vận hành, tác dụng của xe.
- Sử dụng PP thuyết minh: giải thích, liệt kê
3. Ghi nhớ:sgk/74.
II/ Luyện tập :(15')
Bài tập 1:
1. Mở bài :
 Giới thiệu vẻ đẹp đặc trưng của chiếc nón lá VN.
2. Thân bài :
- Giới thiệu nghề làm nón, lợi ích kinh tế của nón lá.
- Giới thiệu giá trị của chiếc nón lá VN.
3. Kết bài :
- Triển vọng tốt đẹp của chiếc nón trong hiện tại và tương lai.
- Cảm nghĩ về chiếc nón lá VNam.
D.Hoạt động tiếp nối (1'):
- Học nắm nội dung bài theo ghi nhớ sgk. 
- Làm các bài tập còn lại.
- Đọc và chuẩn bị: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 (Lập dàn ý chi tiết thuyết minh về cái phích nước)
E. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 09/11/2012
Ngày dạy: .............

File đính kèm:

  • docTuan 13.doc
Giáo án liên quan