Giáo án lớp 5 - Tuần 34 năm 2012

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép.

- HS biết được tác dụng của dấu ngoặc kép để đặt câu và điền đúng dấu ngoặc kép trong các đoạn văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: vở TV buổi chiều.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

A. Bài cũ: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 34 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Chữa bài
- 2 HS lên bảng làm bài. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bài 2 HS yếu chỉ yêu cầu các em viết khoảng 3- 4 câu hoặc các em có thể đặt câu.
 + HS có thể nêu dấu ngoặc kép trong câu có tác dụng gì?
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS về xem lại bài và ôn lại dấu gạch ngang CB cho tiết sau.
Luyện Toán
Luyện giải một số dạng toán đã học 
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục củng cố cách giải 1 số dạng toán đã học.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn đã học.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. đồ dùng dạy học: 
 Vở BTT- Tập 2. 
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: HS nhắc lại các bước giải BT Tổng- tỉ; hiệu- tỉ.
- Nêu cách tính vận tốc; quãng đường; thời gian. Nêu cách giải BT chuyển động ngược chiều, cùng chiều.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr 115; 116.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở. Gọi 1 HS đọc kết quả và nêu cách làm.
- HS khác nhận xét. GV chốt lại kết quả đúng.
	Đáp án: 40km/ giờ; 7,5km; 2,4 giờ.
Bài 2: HS đọc BT và làm vào vở BT; 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
	Củng cố về giải toán hai vật chuyển động cùng chiều.
Bài 3: 1 HS đọc BT; 1 HS khá nêu cách làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài; HS cả lớp làm vào vở BT.
- HS nhận xét bài trên bảng; Gv chốt lại lời giải đúng.
Bài giải
	a) Tổng vận tốc của hai ô tô là: 162 : 2 = 81 (km/ giờ)
	Coi vận tốc của ô tô đi từ A là 4 phần bằng nhau thì vận tốc của ô tô đi từ B là 5 phần bằng nhau như thế. Vậy tổng số phần bằng nhau là: 4 + 5 = 9 (phần)
	Vận tốc của ô tô đi từ A là: 81 : 9 x 4 = 36 (km/ giờ)
	Vận tốc của ô tô đi từ B là: 81 - 36 = 45 (km/ giờ)
	b) Điểm gặp nhau cách A là: 36 x 2 = 72 (km)
	Đáp số: a) 36km/ giờ; 45km/ giờ; b) 72km/ giờ.
	Củng cố về giải toán hai vật chuyển động ngược chiều.
C. Củng cố dặn dò: 
- Qua tiết ôn tập cần lưu ý cách giải những dạng toán nào?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại cách giải các dạng toán đã học.
Luyện Tiếng việt
Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức đã học về dấu gạch ngang.
- HS vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập.
- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II. đồ dùng dạy học: 
 Vở Tiếng Việt buổi chiều.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Làm bài cá nhân
- GV ghi các BT lên bảng.
- HS đọc và xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1. Đặt dấu gạch ngang vào chỗ thích hợp trong các đoạn thơ sau:
a) Con yêu mẹ bằng ông Trời
 Rộng lắm không bao giờ hết
 Thế thì làm sao con biết
 Là trời ở những đâu đâu
 Trời rất rộng, rất cao
 Mẹ mong, bao giờ con tới! 
b) Nay cháu về nhà mới
 Bao cánh cửa ô trời
 Mỗi lần tay đẩy cửa
 Lại nhớ bà khôn nguôi!
Bài 2. Hãy đặt dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy vào vị trí cần thiết trong đoạn văn sau:
 Mới đây toà báo có một liên hoan nhỏ. Ngài Tôm người thích nói một mình mà tôi đã kể với các bạn bận tiếp khách nên giao cho bọn tôi lo giùm khoản bánh ga tô. Vì vôi ngài chỉ đưa một mảnh giấy nhỏ trên đó ghi: " Cô Giên nướng anh Smith mời cô Kít cắt anh Giô thu dọn khách ra về anh Pê-tơ cùng tôi đi tiễn". Chúng tôi xúm vào đọc. Đến khi hiểu được nội dung phân công thì khách về mất rồi!
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài; Gv chốt lại đáp án đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách thực hiện phép tính cộng, trừ các số tự nhiên, số TP và PS.
- HS vận dụng để giải các BT có liên quan đến phép cộng và phép trừ.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. đồ dùng dạy học: 
 Vở BTToán- Tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và trừ.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong VBT- Tr. 124; 125. HS yếu chỉ yêu cầu làm bài 1, 2.
Bài 1. HS tự làm bài vào vở; Gọi 1 số HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét và nêu cách làm
	Củng cố phép nhân, chia số TP, phân số và số đo thời gian.
Bài 2. HS làm vào vở; 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
	Củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép tính nhân, chia.
Bài 3. HS đọc BT. GV hỏi BT thuộc dạng toán gì?
- 1 HS lên bảng làm bài; HS nhận xét, chữa bài. GV chốt lời giải đúng.
 Đáp số: 80 ha
	Củng cố về giải toán về tỉ số phần trăm.
Bài 4. HS tự làm bài vào vở; 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
	Số tiền lãi là: 600 000 : 100 x 25 = 150 000 (đồng)
	Số tiền vốn là: 600 000 - 150 000 = 450 000 (đồng)
	Đáp số 450 000 đồng
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2
- HS làm các BT trên bảng; GV quan sát HDHS yếu làm bài.
- Gọi vài HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 1. Một người đi từ nhà lên tỉnh bằng xe đạp hết 2 giờ 15 phút với vận tốc 12 km/ giờ. Lúc về người đó đi ô tô nên chỉ hết 25 phút. Tính vận tốc của ô tô.
Bài 2. Hai người đi xe máy cùng khởi hành từ A đến B cách nhau 40 phút và ngược chiều nhau. Người thứ nhất đi từ A và người thứ hai đi từ B, sau 40 phút họ gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi xe, biết rằng xe thứ nhất đi với vận tốc bằng 5/6 vận tốc của xe thứ hai.
Tiếng việt
Luyện đọc bài: Lớp học trên đường
I. Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm bài văn.
- Luyện đọc thầm và trả lời câu hỏi.
II. Chuẩn bị: Sách Tiếng việt- Tập 2, Vở TV buổi chiều.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm
- 1 HS khá đọc bài văn, GV hướng dẫn cách đọc:
 + Toàn bài đọc giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm, khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng đầy cảm xúc.
- HS luyện đọc theo cặp; GV quan sát hướng dẫn HS yếu cách đọc.
- Gọi vài HS thi đọc diễn cảm bài văn.
- GV và cả lớp nhận xét chọn bạn đọc hay nhất.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc thầm trả lời câu hỏi
- HS đọc thầm bài văn và trả lời các câu hỏi sau:
 + Cụ Vi-ta-li có sáng kiến gì khi dạy chữ cho Rê-mi?
 + Rê-mi tiến bộ hơn Ca-pi trong khi học chữ ở điểm nào?
 + Khi rê-mi đã đọc được, Cụ Vi-ta-li muốn dạy gì nữa cho Rê-mi?
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về đọc lại bài văn.	
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012
Tiếng việt
Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
I. Mục tiêu: Củng cố, mở rộng vốn từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung và của thiếu nhi nói riêng.
- Biết vận dụng để làm các bài tập.
- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi các BT.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV ghi các BT lên bảng; HS đọc xác định yêu cầu và làm vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1. Đọc bài ca dao và trả lời các câu hỏi:
	Làm trai nết đủ trăm đường
	 Trước tiên điều hiếu, đạo thường xưa nay
	Công cha, đức mẹ cao dày
	 Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
	Thức khuya dậy sớm cho cần
	 Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.
a) Nhiệm vụ con người thực hiện trong bài ca dao trên là quyền hay bổn phận?
b) Tìm các từ đồng nghĩa với từ bổn phận. Đặt một câu với từ đồng nghĩa vừa tìm được.
Bài 2. Quiyền và bổn phận khác nhau ở hai nghĩa nào trong những ý sau?
a) Tiến hành một hoạt động
b) Có sự kiểm tra của một người khác
c) Được phép yêu cầu, đòi hỏi trước khi thực hiện hoạt động
d) Được hưởng lợi
Bài 3. Tiếng "quyền" nào trong các từ sau đây không có nghĩa là :điều mà luật pháp hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm. được đòi hỏi"?
a) quyền công dân
 b) quyền được sống
 c) quyền cước
2. Hoạt động 2: chữa bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài; HS khác nhận xét, chữa bài.
- Gv nhận xét chốt lại ý kiến đúng.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- HS về học bài và cuẩn bị bài sau.
__________________________________
Toán
Luyện tập giải một số dạng toán
I. Mục tiêu: Củng cố cách giải một số dạng toán về diện tích hình chữ nhật, hình thang
- HS biết vận dụng để tìm chiều cao dựa vào cách tính diện tích hình thang.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật và hình thang.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong VBT Toán- Tr. 116; 117.
- Gv quan sát, hướng dẫn HS yếu làm bài.
Bài 1: 1 HS đọc BT; 1 HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở; 1 HS lên bảng chữa bài; Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Đáp số: 5 520 000 đồng
Bài 2: HS đọc BT; Gv hỏi: Muốn tìm chiều cao của thửa ruộng hình thang ta làm TN?
(lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho tổng độ dài hai đáy)
- HS làm bài vào vở; 1 HS khá, giỏi lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng, chữa bài.
Bài giải
	Cạnh của khu đất hình vuông là: 180 : 4 = 45 (m)	
	Diện tích khu đất hình vuông (hay diện tích thửa ruộng hình thang là:
	45 x 45 = 2025 (m2)
	 a) Chiều cao của thửa ruộng hình thang là: 2025 x 2 : 90 = 45 (m)
	 b) Đáy bé của thửa ruộng hình thang là: (90 - 12) : 2 = 38 (m)
	Đáy bé của thửa ruộng hình thang là: 90 - 38 = 52 (m)
	Đáp số: a) 45m ; b) 38m và 52 m
Bài 3: HS đọc BT kết hợp quan sát hình vẽ và làm bài tập.
- 1 HS lên bảng làm bài; Gv nhận xét chốt lời giải đúng.
	Đáp số: a) 120m ; b) 562,5m2 ; c) 281,25m2.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 1
- HS làm các BT trong vở BT Toán- Tr. 122; 123.
- GV quan tâm giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1. HS tự làm bài vào vở; 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý.
- HS nhận xét bài trên bảng; GV chốt lại cách làm đúng.
	Củng cố tính giá trị biểu thức có liên quan đến phép tính cộng, trừ.
Bài 2. HS nêu yêu cầu của BT và nêu cách làm đối với từng ý.
- 2 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét và nêu lại cách làm.
- Gv chốt cách làm đúng.
	Củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
Bài 3. HS đọc BT và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài; Gv chốt lại lời giải

File đính kèm:

  • docTuan 34.doc
Giáo án liên quan