Giáo án hóa lớp 9 bài 4

I. Mục đích, yêu cầu

1. Về tư tưởng

- Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy trừu tượng, khả năng khái quát.

- Giúp học sinh nắm được kiến thức từ đó biết vận dụng vào thực tế học đi đôi với hành.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa lớp 9 bài 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 2
Tên bài: Nhôm
Dùng cho: Lớp tạo nguồn CĐSP
Thời gian	: Ngày 15/05/2006
Giáo viên	: Nguyễn Thị Ngọc Vinh
Đơn vị công tác	: Tổ Hoá học 
(Khoa học tự nhiên - Trường Đại học Hồng Đức)
I. Mục đích, yêu cầu
1. Về tư tưởng
- Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy trừu tượng, khả năng khái quát.
- Giúp học sinh nắm được kiến thức từ đó biết vận dụng vào thực tế học đi đôi với hành.
2. Về kiến thức
Học sinh nắm được các tính chất lí hoá học của nhôm, các hợp chất của nhôm và ứng dụng, điều chế nhôm cũng như các hợp chất của nhôm trong thực tế.
II. Nội dung
Nội dung
Hoạt động thầy và trò
A. Vị trí của nhôm trong bảng HTTH
- Cấu hình electron:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
+ Ô: 13
+ Chu kì 3
+ Nhóm IIIA
B. Tính chất lý hoá học
ứng dụng và sản xuất nhôm
I. Tính chất vật lý: Tự đọc SGK
- Màu trắng bạc, dẻo
II. Tính chất hoá học
Tính khử mạnh
Al – 3e à Al3+
Tác dụng với phi kim
- Al tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim: 
4Al + 3O2 à 2Al2O3 + Q
2. Tác dụng với axit
a. Axit thường
- Giải phóng H2
2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2ư
b. Axit có tính oxi hoá mạnh
Al + 4HNO3 à Al(NO3)3 + NO + 2H2O
- Al bị thụ động trong H2SO4, HNO3 đặc nguội.
c. Tác dụng với oxit kim loại ở nhiệt độ cao Al khử được nhiều ion kim loại trong oxit.
VD: 2Al + FeO3 à Al2O3 + 2Fe
d. Tác dụng với nước:
- Vật dụng bằng nhôm không tác dụng với nước, vì có lớp Al2O3 bảo vệ.
Khi phá lớp bảo vệ, Al có phản ứng với nước:
Al + 3H2O à Al(OH)3¯ + 3/2H2ư
Tóm lại: Al là chất khử khá mạnh
III. ứng dụng
- Al có ứng dụng nhiều trong sản xuất và đời sống
IV. Sản xuất nhôm
1. Nhôm trong tự nhiên
- Nhôm có trong đất sét, quặng mica, boxit
2. Sản xuất nhôm:
a. Nguyên liệu
- Từ quặng boxit
(Al2O3. n H2O)
Loại bỏ tạp chất không tan là Fe2O3
b. Sản xuất nhôm:
- Nguyên tắc: Al3+ + 3e à Al
- Phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
Cực âm: Al3+ + 3e à Al
đpnc
Cực dương: 2O-2 – 4e = O2
Al2O3 2Al + 3/2O2ư
C. Một số hợp chất quan trọng của nhôm:
I. Nhôm oxit Al2O3
- Chất rắn, màu trắng
- Là hợp chất rất bền
- Al2O3 là hợp chất lưỡng tính
Al2O3 + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2O
II. Nhôm hidroxit
- Là hợp chất kém bền
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
- Là hợp chất lưỡng tính
Al(OH)3 + 3HCl à AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + NaOH = NaAlO2 + 2H2O
III. Muối nhôm
- Phèn chua
K2SO4 . Al(SO4)3 . 24H2O
- Nhôm Clorua: AlCl3
GV: Cho học sinh tự phát biểu
Hỏi: Nêu tính chất vật lí của nhôm?
Hỏi: Nêu các tính chất hoá học đặc trưng của kim loại?
Hỏi: Nêu tính chất thụ động của nhôm?
Hỏi: Nêu hiện tượng quan sát được trong phản ứng giữa Al và Fe2O3.
Hỏi: Tại sao vật dụng bằng Al không tác dụng với H2O?
GV: Cho học sinh tự phát biểu
Hỏi: Nêu nguyên liệu sản xuất nhôm?
Hỏi: Viết phương trình điện phân Al2O3?
Hỏi: Kể tên một số hợp chất quan trọng của nhôm và nêu những tính chất của từng chất?
Hỏi: Thế nào là hợp chất lưỡng tính, những hợp chất nào của nhôm lưỡng tính?
III. Củng cố
- Làm các bài tập 4, 5 – SGK – T130

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9(69).doc