Giáo án hóa học 12 tiết 59 Bài 39: thực hành : tính chất hóa học của sắt, crom, đồng và hợp chất của chúng

I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức :

Biết được: Mục đích , các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:

- Điều chế FeCl2, Fe(OH)2 và FeCl3, Fe(OH)3 từ sắt và các hóa chất cần thiết.

- Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7.

- Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

2.Kĩ năng :

- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hh.Rút ra nhận xét.

- Viết tường trình thí nghiệm.

3.Thái độ tình cảm:

Ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường .

II.TRỌNG TÂM :

- Điều chế một số hợp chất của sắt.

- Tính oxi hóa của Cr+6 và tính khử của Cu.

III.CHUẨN BỊ :

- Hóa chất : Đinh sắt sạch(2 cái), dd HCl, dd NaOH , FeSO4, dd H2SO4

loãng , dd K2Cr2O7, dd H2SO4 đặc, nóng, mảnh đồng. x 6 nhóm

- Dụng cụ : 6 ống nghiệm, 2 kẹp gỗ, 1 giá ống nghiệm, 1 đèn cồn

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 31868 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tiết 59 Bài 39: thực hành : tính chất hóa học của sắt, crom, đồng và hợp chất của chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58: Ngày soạn 14 tháng 3 năm 2014
Bài 39: THỰC HÀNH : TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SẮT, CROM, 
ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức :
Biết được: Mục đích , các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
- Điều chế FeCl2, Fe(OH)2 và FeCl3, Fe(OH)3 từ sắt và các hóa chất cần thiết.
- Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7.
- Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
2.Kĩ năng :
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hh.Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3.Thái độ tình cảm:
Ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường .
II.TRỌNG TÂM :
- Điều chế một số hợp chất của sắt.
- Tính oxi hóa của Cr+6 và tính khử của Cu.
III.CHUẨN BỊ :
- Hóa chất : Đinh sắt sạch(2 cái), dd HCl, dd NaOH , FeSO4, dd H2SO4 
loãng , dd K2Cr2O7, dd H2SO4 đặc, nóng, mảnh đồng. x 6 nhóm
- Dụng cụ : 6 ống nghiệm, 2 kẹp gỗ, 1 giá ống nghiệm, 1 đèn cồn 
IV.PHƯƠNG PHÁP:
 Thí nghiệm, trực quan, hoạt động theo nhóm.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp:2'
2.Kiểm tra:3'
 Sự chuẩn bị của GV và HS.
3. Nội dung :
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung cần đạt
- Gv hướng dẫn HS chọn 
dụng cụ và hóa chất , cách 
tiến hành thí nghiệm bảo 
đạm an toàn và các hiện 
tượng xảy ra rõ ràng.
- Gv yêu cầu HS quan sát ,
 mô tả, giải thích hiện 
tượng mỗi phản ứng và 
viết PTHH.
-GV HDHS điền đúng kết
 quả vào bài tường trình.
Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2
+Phản ứng xảy ra, bọt khí ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dd có màu lục nhạt.
+ khi gần kết thúc phản ứng, màu của dd chuyển sang màu vàng( do một phần Fe2+ bị oxi hóa trong không khí Fe3+).
Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2
+ Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng Fe(OH)2.
+ Để lâu đến cuối buổi thấy màu kết tủa chuyển sang màu vàng Fe(OH)2;Fe(OH)3, rồi tiếp tục chuyển sang màu nâu Fe(OH)3.
Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7
+ Màu da cam của dd K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm( Cr2O Cr3+), đồng thời dd trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng (Fe2+ Fe3+).
Thí nghiệm 4 : Phản ứng của Cu với H2SO4 đặc, nóng:
+ Bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.
+ Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh Cu2+.
+ Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh Cu(OH)2; đồng thời phản ứng chậm lại(do nồng độ H2SO4 giảm).
4.HDHS về nhà:
Đọc và chuẩn bị bài 38 : LUYỆN TẬP : TÍNH CHẤT CỦA Cu, Cr, VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA CHÚNG.
VI.ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 60: Ngày soạn 23 tháng 3 năm 2014
ÔN TẬP CHƯƠNG VII
GVHDHS làm 1 số bài tập trong chương VII.
Đề bài:
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
(Cho biết: Fe = 56; O =16; Al = 27; Cu = 64; S = 32; H =1; N = 14; Cl = 35,5;
 Cr = 52; k = 39)
1.Cho dãy các kim loại :Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại cứng nhất trong dãy là
A. Fe; B. Mg; C. Cr; D. Na;
2.Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột nhôm (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là
A.8,10 gam; B.1,35 gam; C.5,40 gam; D.2,70 gam.
3.Kim loại sắt phản ứng được với dung dịch.
A. CuSO4; B. Na2CO3; C. CaCl2; D. KNO3.
4.Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III) ?
A. Dung dịch HNO3(loãng, dư); B. Dung dịch H2SO4loãng;
C. Dung dịch HCl; D. Dung dịch CuSO4.
5.Nhúng một thanh kim loại vào 100 ml CuSO4 0,15M cho đến khi dung dịch hết màu xanh thì thanh kim loại nặng thêm 0,12 gam. Kim loại đó là:
A. Zn; B. Fe; C. Mg; D. Al;
6.Trong các chất sau: Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe3O4, những chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là:
A. FeSO4 và Fe3O4 ; B. FeSO4 và Fe2(SO4)3;
C. Fe và Fe2(SO4)3 ; D.Fe và FeSO4;
7.Cho sắt phản ứng vừa đủ với 400 ml HNO3 1M.Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) sinh ra là:
A.8,96 lít; B.2,24 lít; C.11,2 lít; D.1,68 lít;
8.Cho 2,8 gam bột sắt phản ứng hoàn toàn với khí clo dư. Sau phản ứng khối lượng muối thu được là:
A. 8,125 gam; B.16,25 gam; C.6,325 gam; D.6,125gam;
9.Cho 5,6 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO( Sản phẩm khử duy nhất ở đktc). V có giá trị là
A.3,36; B.2,24; C.6,72; D.4,48;
10.Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi được 1 mol sắt oxit. Công thức sắt oxit là:
A.FeO; B.Fe2O3; C.Fe3O4; D.FeO hay Fe2O3;
11.Sắt không tan được trong dung dịch
A. NaOH đặc, nguội; B. H2SO4 đặc, nguội;
C. HNO3 đặc, nóng; D. HCl đặc, nguội;
12.Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X 1s22s22p63s23p63d64s2.Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm IIA; B. Chu kì 4, nhóm VIIIA;
C. Chu kì 4, nhóm VIIIB; D. Chu kì 4, nhóm IIB; 
13.Cấu hình electron của ion Fe3+ (Z = 26) là
A. 1s22s22p63s23p63d34s2 ; B. 1s22s22p63s23p63d44s1;
C. 1s22s22p63s23p63d64s2; D. 1s22s22p63s23p63d5; 
14.Thêm dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được bằng
A. 48,0 gam; B. 32,1 gam; C. 24,0 gam; D. 96,0 gam;
15.Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi sục không khí vào cho đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,86 gam; B. 1,03 gam; C. 1,72 gam; D. 2,06 gam;
16.Cho 5,2 gam Cr tác dung với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). V có giá trị là
A. 22,4; B. 6,72; C. 4,48; D. 3,36; 
17.Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M hóa trị II trong dung dịch HNO3 ta thu được 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại M là
A. Zn; B. Fe; C. Mg; D. Cu
18.Điều nào sau đây đúng khi nói về Fe2+ ?
A. Fe2+ chỉ có tính oxi hóa; B. Fe2+ chỉ có tính khử;
C. Fe2+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử; D. Fe2+ có tính chất lưỡng tính; 
19.Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây ?
A. Zn; B. Ni ; C. Sn ; D. Cr
20.Dẫy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần ?
A. Pb, Ni, Sn, Zn; B. Pb, Sn, Ni, Zn ; 
C. Ni, Sn, Zn, Pb ; D. Ni, Zn, Pb, Sn
HDHS về nhà:
Học và chuẩn bị các kiến thức đã học ở chương VII để tiết sau kiểm tra.
ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiết 59-12.doc