Giáo án Hình học 11 tiết 27 đến 33

Tiết 27,28. LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: nắm vững cách hai mặt phẳng song song, các định lí, khái niệm hình lăng trụ và hình hộp

2. Về kỹ năng: Giải được các bài toán về hai mặt phẳng song song, áp dụng các định lí vào giải toán, áp dụng vào hình lăng trụ và hình hộp

3. Về tư duy và thái độ: Tích cực tham gia vào bài học

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1.GV: Phiếu học tập, Bảng phụ.

2. HS: Làm bài tập

 III. PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở kết hợp với hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

A. Bài cũ: - Định nghĩa và cách chứng minh hai mặt phẳng song song, làm bài tập 29 (SGK)

- Định nghĩa lăng trụ và hình hộp, các tính chất cơ bản, làm bài tập 30 (SGK)

 

doc13 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 tiết 27 đến 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khái niệm , tính chất , khái niệm hình biểu diễn của một hình trong không gían 
2.Về kỹ năng : Xác định được phương chiếu , mặt phẳng chiếu trong một phép chiếu song song .Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, tam giác
	tròn qua một phép chiếu song song
 3.Về tư duy thái độ : biết liên hệ các kiến thức về quan hệ song song để tìm hình chiếu song song của một hình. Biết liên hệ với thực tế.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
	Giáo viện : thứơc kẽ , bảng phụ 
	Học sinh : chuẩn bi đồ dùng học tập , học bài cũ , chuẩn bị bài mới 
III. Phương pháp dạy học 
	Gợi mở vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm 
IV.Tiến trình bài học 
A.. Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất 2 của hai mặt phẳng song song 
B . Bài mới 
 Hoạt động 1 :Định nghĩa phép chiếu song song
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
H1 : học sinh thực hiện được yêu cầu của giáo viên 
H2 : Đọc định nghĩa trong sách giáo khoa . Hiểu được khái niệm phép chiếu song song 
H3 : Nắm được khái niệm . 
Nêu được bóng trên mặt đất phẳng của một vật là hình chiếu song song của vật ấy trên mặt đất 
H4: Học sinh thảo luận , nêu kết quả của nhóm mình các câu hỏi 1 và 2 trong sgk 
 Các nhóm khác bổ sung 
H1 : vẽ mặt phẳng (P), và đường thẳng l . l
Gọi 1 học sinh lấy một điểm m trong không gian vẽ một thẳng d qua M và ssong với l , xác định giao điểm của d với mặt phẳng (P) 
H2: gọi 1học sinh đọc định nghĩa phép chiếu song song 
H3: Giáo viên nêu khái niệm hình chiéu song song của một hình (H) qua phép chiếu song song .gọi học sinh liên hệ với thực tế . 
Giáo viên lưu ý học sinh : là mặt đất phẳng 
H4: cho học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi 1 và 2 ở sách giáokhoa 
 H5: Giáo viên chốt lại vấn đề 
Hoạt động 2 : Tính chất 1
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
H1 : Nắm được tính chất . Hiểu cách chứng minh
H2 : Thảo luận theo nhóm các câu hỏi 3 và 4 rồi trình bày trước lớp
H3 : Nêu được hệ quả 
H1 : Nêu tính chất 1 . Vẽ hình Hướng dẫn học sinh chứng minh
H2 : cho học sinh thảo luận các câu hỏi 3 và 4
H3 : Giải đáp thắc mắc . 
 Gọi học sinh rút ra hệ quả
Hoạt động 3: Tính chất 2 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
H1 : Nêu được nhận xét : a’ là giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q) , trong đó (Q) là mặt phẳng qua a và song song hoặc chứa l 
H2 : nêu được tính chất 2 .Giải thích 
H1 : Từ việc chứng minh tính chất 1 các em có nhận xét gì về đường thẳng a’ ? 
H2: Từ nhận xét đó em nào có thể cho cả lớp biết hình chiếu song song của hai đường thẳng song sẽ có tính chất như thế nào? Hãy giải thích 
H3: Minh hoạ bằng hình vẽ bằng bảng phụ 
Hoạt động 3 : Tính chất 3 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
H1 : Hiểu được vấn đề mà giáo viên nêu . Nắm được tính chất 3
H2 : khắc sâu kiến thức thông qua hình vẽ 
H1 : hệ quả của tính chất 1 và tính chất 2 ta có tính chất 3 . Gọi một học sinh đọc tính chất 3 
H2 : Minh hoạ bằng hình vẽ và nêu tỉ số độ dài của các đoạn thẳng Bảng phụ
Hoạt động4 : 3. Hình biểu diễn của một hình không gian 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
H1 : Nêu định nghĩa 
H2 : Nắm được cách biểu diễn một hình trong không gian 
H3 : Các nhóm thảo luận và nêu kết quả và giải thích 
H4 : Quan sát nêu được tính chất 
 Nêu được hình chiếu song song củ một đồng tròn là một đoạn thẳng khi phương chiếu song song với mặt phẳng chứa đường tròn đó 
H5: Các nhóm thảo luận trình bày trước lớp 
 Cả lớp nhận xét nêu ý kiến bổ sung 
H1 : Gọi một học sinh nêu định nghĩa 
H2: Nêu chú ý để học sinh biết cách vẽ hình biểu điễn của một hình trông không gian 
H3 :- Tổ chức thảo luận nhóm các câu hỏi 5 , 6, 7 , 8 , 9 .
 - Giải đáp các thắc mắc của học sinh
H4: Hình biểu diễn của một đường tròn 
Cho học sinhquan sát hình vẽ tron sách gk rồi nêu kết quả . khi nào thì hình chiếu song song của đường tròn là một đoạn thẳng ? 
H5: Chia lớp thành 4 nhóm cho các em thảo luận các bài tập 1 và 2 sgk sau đó cho các em quan sát hình vẽ (Tranh của Et- se )và trả lời câu hỏi hình đó có phải là hình biểu diễn của một hình không gian hay không 
H6 : Nhận xét , giải dấp thắc mắc của học sinh 
C. : Củng cố bài
Gọi học sinh nhắc lại khái niệm ,các tính chất 
Cho học sinh làm bài trắc nghiệm theo nhóm bài : 40và 41 trang 74sgk
D : BTVN
Học kỹ lý thuyết . 
Làm các bài tập 42 đến 47 sgk trang 74 và 75
Ngày 10 tháng 2 năm 2008
Tiết 30,31 ÔN TẬP CHƯƠNG II 
I.MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:
 -Những kiến thức cơ bản nhất đã học trong chương: đường thẳng , mặt phẳng và quan hệ song song giữa chúng .
 - Các điều kiện xác định mặt phẳng
 - Các vị trí tương đối giữa các đường thẳng, mặt phẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng, đặc biệt là quan hệ song song giữa chúng.
 2. Kĩ năng: 
 - Nắm được cách xác định thiết diện của một hình khi cắt bởi một mặt phẳng
 - Vẽ được 2 hình không gian: hình chóp và hình lăng trụ
 - Nắm được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
 3. Thái độ :
 - Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế.
 - Nhận thức tốt hơn trong tư duy hình học
 - Có nhiều sáng tạo trong hình học.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1.GV : Chuẩn bị tốt phần ôn tập cho HS
2.HS : Đọc bài kĩ ở nhà, ôn lại kiến thức toàn chương. 
 III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
A. BÀI CŨ : Lồng trong bài giảng
B. BÀI MỚI :
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết
GV chuẩn bị phiếu học tập, chia lớp thành 2 nhóm. Các nhóm cùng trả lời câu hỏi.
Nhóm 1: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hãy nêu các cách xác định mặt phẳng.
Nêu định lí về giao tuyến của 3 mặt phẳng.
Nêu tính chất của phép chiếu song song.
ĐN hình lăng trụ, hình hộp, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Nêu ĐN và tính chất một đường thẳng song song với mặt phẳng.
Nhóm 2:
PHIẾU HỌC TẤP SỐ 2
Nêu cách nhận biết 2 mặt phẳng song song với nhau.
Nội dung định lí TALET.
Nói rõ sự khác nhau giữa 2 đường thẳng chéo nhau và 2 đường thẳng song song.
Nêu phương pháp chứng minh 3 đường thẳng đồng quy.
Nêu phương pháp chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng, mặt phẳng song song với mặt phẳng.
GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm học sinh trả lời tóm tắt vào phiếu học tập, sau đó cử đại diện của nhóm mình trình bày các kết quả theo yêu cầu của phiếu.
GV nhấn mạnh các phương pháp giải toán với các dạng:
 + Phương pháp chứng minh 3 điểm thẳng hàng. 
 + Phương pháp tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng: Tìm 2 điểm chung thuộc 2 mặt phẳng ; tìm một điểm chung và chứa 2 đường thẳng song song với nhau; Tìm một điểm chung và cùng song song với một đường .
 + Phương pháp chứng minh một đ.thẳng s.song với m.phẳng: dùng điều kiện đường thẳng s.song với mặt; tìm một đ.thẳng thuộc m.phẳng và s.song với mặt phẳng; giao tuyến của 2 mặt phắng s.song với đ.thẳng.
 + Phương pháp chứng minh 2 m.phẳng s.song với nhau; m.phẳng chứa 2 đường cắt nhau s.songvới mặt kia; hai mặt phẳng cùng s.song với mặt phẳng thứ 3.
 + Phương pháp tìm thiết diện một mặt phẳng với khối; vận dụng tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng; vận dụng tìm giao điểm của một đường với m.phẳng; chú ý đến các cạnh của khối hình (hình chóp, hình hộp, hình lăng trụ, tứ diện,...).
Hoạt động 2: Giải bài tập trắc nghiệm (SGK)
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trả lời nhanh các đáp án trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 12 bằng cách điền kết quả vào phiếu trắc nghiệm:
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
GV thu lại phiếu và chấm nhanh một số phiếu để lấy thông tin cho nội dung cần điều chỉnh. GV thông báo đáp án đúng cho từng câu để học sinh so sánh.
 Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng giải toán 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài1.
 Yêu cầu HS ghi tóm tắt và vẽ hình
Tìm giao tuyến của (AEC) và mặt phẳng (BFD). 
Hỏi: Hãy nêu cách tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng.
Gợi ý: Thông thường, cần các đ.thẳng là giao tuyến của các m.phẳng. 
Lấy M ,tìm giao điểm của AM với m.phẳng (BCE).
Chứng minh AC, DF không cắt nhau.
Gợi ý : Dùng p.pháp chứng minh phản chứng. 
Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh ghi tóm tắt và vẽ hình: Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình bình hành và thỏa mãn các giả thiết MS=MA, NB=NC, PD=PC.
O là giao điểm của AC và BD.
a. Tìm thiết diện của (MNP) với hình chóp S.ABCD.
b. Tìm giao điểm của SO với m.phẳng(MNP).
Hướng dẫn:
a.
Hỏi:+ Hãy nêu p.pháp tìm thiết diện.
Gợi ý:Tìm giao điểm của SB với mặt phẳng (MNP) Tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng (MNP) và m.phẳng (SAB).
 +Tương tự, tìm giao điểm của SD với m.phẳng (MNP)
 b. 
Hỏi: Hãy tìm giao tuyến của (SBD) với m.phẳng(MNP). Suy ra giao tuyến của SOvới m.phẳng(MNP). 
HS vẽ hình
 * Tóm tắt: Hình thang: ABCD và ABEF.
Giao tuyến: (AEC)và (BFD) 
M. Tìm giao điểm AM
AC không cắt BF
Giải:
a. +Xét m.phẳng (ABCD) và m.phẳng (ABEF). 
Gọi G = AC
Tacó:
 GH=(AEC)(BFD).
 Gọi I=ADta có: IK=(BCE) (ADF).
b. Gọi N= AM IK ta có N=AM(BCE).
c. HS nêu p.pháp CM phản chứng. 
Giả sử rằng: 
AC BF = I A,B,C,D,E,F cùng nằm trên một m.phẳng (điều này vô lí).
HS vẽ hình :
+HS nêu cách tìm NPAB= ? Nối MR cắt SB tại L. L = SB(MNP).
+Tương tự ME SD = F. Vậy, Thiết diện là MLNPF.
 +SO EL = O’ thì O’ chính là điểm cần tìm .
 C.CỦNG CỐ :
 GV cho hs nhắc lại :
-Cách xác định một mặt phẳng .
-Tìm giao điểm của một đ.thẳng với m.phẳng
-Giao tuyến của m.phẳng với m.phẳng .
-Cách CM bốn điểm thuộc cùng một m.phẳng.
D. BTVN: Bài tập ôn chương (Sách bài tập)
Ngày 16 tháng 2 năm 2008
CHƯƠNG III. VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ VUÔNG GÓC
Tiết 32,33 §1. VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN
I. MỤC TIÊU:
 1.Về kiến thức:
 - HS nắm được các định nghĩa, vectơ trong không gian, hai vectơ bằng nhau, vectơ-không, 
 độ dài vectơ.
 - Thực hiện được các phép toán về vectơ.
 - Nắm được định nghĩa ba vectơ đồng phẳng, điêu kiện để ba vectơ đồng phẳng.
 - Biết định nghĩa tích vô hướng của hai vectơ, vận dụng để giải các bài toán hình học không gian.
 2. Về kĩ năng:
 - HS vận dụng linh hoạt các phép tính về vectơ, hiểu được bản chất các phép tính đó để vận dụng.
 - Thành thạo trong việc vận dụng.
 3. Về tư duy, 

File đính kèm:

  • docHinh11-HK2.doc
Giáo án liên quan