Giải pháp khoa học hướng dẫn học sinh giải Toán có lời văn lớp 3

Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói có liên quan tới cuộc sống xảy ra hàng ngày. Điều quan trọng nhất để giải được bài toán là phải hiểu và tìm được các mối quan hệ của bài toán cho và yêu cầu cần phải tìm trong bài toán, để tìm được những câu lời giải đúng và phép tính chính xác.

 Qua quá trình dạy học nhiều năm ở tiểu học, được trực tiếp thâm nhập vào quá trình học toán của học sinh nhất là học sinh lớp 3, tôi nhận thấy đa phần những hạn chế trong kĩ năng giải toán của học sinh bắt nguồn từ những nguyên sau:

 

doc18 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp khoa học hướng dẫn học sinh giải Toán có lời văn lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó còn phụ thuộc vào nội dung từng bài như:
 Đối với những bài toán ở dạng nhiều hơn, ít hơn hay gấp lên một số lần thì tôi thường hướng dẫn học sinh nên tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng để bài toán đơn giản hơn làm cho học sinh để hiểu và để tìm ra hướng giải .
 Ví dụ 1: Có hai can đựng nước mắm , can thứ nhất đựng 36 lít. Can thứ hai đựng nhiều hơn can thứ nhất 3 lít. Hỏi cả hai can đựng bao nhiêu lít dầu?
 Tóm tắt: 
 Can thứ nhất: 36 lít
 Can thứ hai:	 ? lít
 Ví dụ 2: Có hai can đựng nước mắm , can thứ nhất đựng 36 lít. Can thứ hai đựng gấp 3 lần số lít nước mắm của can thứ nhất. Hỏi can thứ hai đựng bao nhiêu lít nước mắm ? 
 Tóm tắt: 
 36 l
 Can thứ nhất 
 Can thứ hai 
 ? lít
 Đối với những bài toán ở dạng Bài toán liên quan đến rút về đơn vị thì tôi hướng dẫn học sinh nên tóm tắt bằng lời giải.
 * Ví dụ 3: Cã 35 l mËt ong chia ®ều vµo 7 can. Hái mçi can cã mÊy lÝt mËt ong?
 Tóm tắt: 7 can: 35 lít
 1 can: lít?
 Bước 3: Phân tích bài toán:
 Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên ở bước này tôi đã sử dụng phương pháp phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường:
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
 - Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
 - Cái này biết chưa?
 - Còn cái này thì sao?
 - Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Hay làm thế nào?
 Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán tốt hơn.
 Khi phân tích cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn “phép chia” nếu bài toán yêu cầu “ tìm ...”. Chọn “ phép trừ” nếu bài toán cho có từ“ 
bớt đi” hoặc “ tìm phần còn lại” hay là “ lấy ra”.Chọn “ phép nhân” nếu bài toán cho có từ “ gấp đôi, gấp 3...”. Chọn “phép cộng” nếu bài toán cho có từ “ nhiều hơn, cả hai”...
 Tuy nhiên, tùy từng đối tượng, từng trình độ học sinh mà hướng dẫn các em cách lựa chọn đặt câu lời giải cho phù hợp.
 Trong một bài toán, học sinh có thể có nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Nên trong khi giảng dạy, ở mỗi một dạng bài cụ thể tôi để cho các em suy nghĩ, thảo luận theo nhóm ( cặp) ( mô hình lớp VNEN) từng thành viên đọc kỹ đề bài toán suy nghĩ để tìm ra các câu lời giải đúng và hay nhất phù hợp với câu hỏi của bài toán đó, sau đó trình bày ý kiến của mình trước nhóm, cả nhóm theo dõi nhận xét, bổ sung có sự giúp đỡ của giáo viên. Cần hướng dẫn học sinh lựa chọn cách hay nhất (ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với các em) còn các cách khác giáo viên đều công nhận là đúng và phù hợp nhưng cần lựa chọn để có câu lời giải hay nhất ghi vào bài giải.
 Bước 4: Viết bài giải :
 Học sinh dựa vào sơ đồ phân tích và quá trình tìm hiểu bài các em sẽ dễ dàng viết được bài giải một cách đầy đủ, chính xác.
Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày bài làm. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên chấm bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp, tuyên dương trước (nhóm, lớp) những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp cho các em đó lên bảng trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập ( chủ yếu vào buổi hai).
 Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải :
Khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các em thông qua các bước :
 + Đọc lời giải.
 + Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí với yêu cầu của bài toán chưa, các 
câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
+ Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
+ Thử lại kết quả, đáp số, xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cáh giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ đọc lập của học sinh.
 *Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán cụ thể :
Khi tiến hành hướng dẫn học sinh luyện tập qua từng bài, tôi thường xuyên thay đổi hình thức luyện tập. Đây là một vài ví dụ t«i ®· tiÕn hµnh d¹y ë trªn líp theo phư¬ng ph¸p vµ h×nh thøc như sau:
 Ví dụ 1: Có hai can đựng nước mắm, can thứ nhất đựng 36 lít. Can thứ hai đựng nhiều hơn can thứ nhất 3 lít. Hỏi cả hai can đựng bao nhiêu lít nước mắm 
 *Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề toán:	
 *Hướng dẫn học sinh Tóm tắt:
 - Bài toán cho biết gì? (Có hai can đựng nước mắm, can thứ nhất đựng 36 lít. Can thứ hai đựng nhiều hơn can thứ nhất 3 lít. )
 - Bài toán hỏi gì? (Hỏi cả hai can đựng bao nhiêu lít nước mắm ?)
 - Dựa vào đề bài tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt theo sơ đồ đoạn thẳng như sau:
 - Can thứ nhất đựng 36 lít nước mắm thì ta vẽ 1 đoạn thẳng tương ứng với 36 lít nước mắm. 
 - Can thứ hai đựng nhiều hơn can thứ nhất thì ta vẽ 1 đoạn thẳng dài hơn đoạn thẳng trên 1 đoạn ứng với 3 lít nước mắm.
 *Tóm tắt bằng sơ đồ được thể hiện như sau:
 Tóm tắt
 36 lít
 Can thứ nhất	 
Can thứ hai 	
 *Hướng dẫn HS phân tích bài toán: 
 - Hỏi: Muốn tìm được số lít nước mắm của cả hai can ta làm thế nào? (HSTL: Muốn tìm được số lít nước mắm của cả hai can ta lấy số lít nước mắm của can thứ nhất cộng với số lít nước mắm của can thứ hai).
 - Hỏi: Số lít nước mắm của can thứ nhất là bao nhiêu ? (là 36 lít).
 - Hỏi: Số lít nước mắm của can thứ hai là bao nhiêu ? (là chưa biết).
 - Chúng ta phải đi tìm số lít nước mắm của can thứ hai trước. Muốn tìm số lít nước mắm của can thứ hai ta phải dựa vào đề bài cho biết gì? (Can thứ hai đựng nhiều hơn can thứ nhất 3 lít. )
 - Yêu cầu học sinh tìm số lít nước mắm can thứ hai (ta lấy số lít nước mắm can thứ nhất cộng với 3).
 - Như vậy, có số lít nước mắm can thứ nhất và can thứ hai. Ta sẽ tính được số lít nước mắm của cả hai can.
 - Yêu cầu học sinh các nhóm làm bài vào vở. Gọi một học sinh lên bảng làm.
 - Yêu cầu học sinh nêu lần lượt bài giải. Học sinh và giáo viên kiểm tra nhận xét, sửa chữa.
Bài giải:
Số lít nước mắm can thứ hai đựng là:
36 + 3 = 39 (lít)
Số lít nước mắm cả hai can đựng là :
36 + 39 = 75 (lít)
 Đáp số : 75 lít nước mắm
 Trong bài toán này, tôi chú ý cho học sinh các từ ngữ quan trọng “ đựng nhiều hơn”, “cả hai” để khi gặp những bài tập tương tự như vậy các em sẽ biết cách làm ngay.
Ví dụ 2 : Có hai can đựng nước mắm, can thứ nhất đựng 36 lít. Can thứ hai đựng gấp 3 lần số lít nước mắm của can thứ nhất. Hỏi can thứ hai đựng bao nhiêu lít nước mắm ?
 * Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề toán:	
 Tröôùc tieân tôi yêu cầu caùc em phaûi ñoïc kó ñeà toaùn vaø nêu được: 
 + Baøi toaùn cho bieát gì ? (Có hai can đựng nước mắm, can thứ nhất đựng 36 lít. Can thứ hai đựng gấp 3 lần số lít nước mắm của can thứ nhất. )
 + Bài toán hỏi gì? (Hỏi can thứ hai đựng bao nhiêu lít nước mắm ?)
* Hướng dẫn học sinh tóm tắt: 
 Dựa vào đề bài tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt theo sơ đồ đoạn thẳng như sau:
 - Can thứ nhất đựng 36 lít nước mắm thì ta vẽ 1 đoạn thẳng tương ứng với 36 lít nước mắm .
 - Can thứ hai đựng gấp 3 lần số lít nước mắm của can thứ nhất thì ta vẽ 1 đoạn thẳng dài gấp 3 lần đoạn thẳng ứng với can thứ nhất. 
 Tóm tắt bằng sơ đồ được thể hiện như sau:
 Tóm tắt:
 36 L
 Can thứ nhất 
 Can thứ hai 
 ? lít
 * Hướng dẫn phân tích đề:	
 Để giải được bài toán, tôi yêu cầu HS phân tích đề bắt đầu từ bài toán hỏi gì?
 - Muoán tìm ñöôïc soá lít nước mắm của can thứ hai ta laøm theá naøo?(HSTL: Muoán tìm ñöôïc soá lít nước mắm của can thứ hai ta lấy số lít nước mắm của can thứ nhất nhân với 3).
 - Vì sao lấy số lít dầu của can thứ nhất nhân với 3? ( Vì số lít nước mắm của can thứ hai gấp 3 lần số lít nước mắm của can thứ nhất).
 Dựa vào quá trình tìm hiểu bài toán, phân tích đề bài toán các em sẽ viết được bài giải như sau: 
Bài giải:
Số lít nước mắm can thứ hai đựng là:
36 x 3 = 108 (lít)
Đáp số: 108 lít nước mắm .
 GV yêu cầu một vài em đọc bài giải, cả lớp theo dõi, nhận xét. 
 * Đối với bài toán hợp, liên quan đến việc rút về đơn vị. (2 kiểu bài)
 a) Kiểu bài 1:
Ví dụ 1: Có 24 quả táo xếp đều vào 4 đĩa. Hỏi 6 đĩa có mấy quả táo?
	+ GV yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài (3 lần).
	+ Yêu cầu học sinh nêu tóm tắt bài toán à GV ghi bảng:
 Tóm tắt:
 4 đĩa : 24 quả
 6 đĩa : . quả? 
	+Hướng dẫn học sinh phân tích đề: (học sinh thảo luận theo nhóm) .
 + Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét:
 - Muốn tính được số quả táo có trong 6 đĩa ta làm thế nào? (ta phải biết 1 đĩa đựng bao nhiêu quả táo ).
 - Làm thế nào để tìm được số quả táo có trong 1 đĩa? (lấy số quả táo trong 4 đĩa chia cho 4). 
 + Yêu cầu học sinh nhẩm ngay 1 đĩa có bao nhiêu quả táo ?
	+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính 6 đĩa khi đã biết 1 đĩa . (lấy số quả táo có trong 1 đĩa nhân với 6). GV yêu cầu 1 học sinh tóm tắt và giải bài toán ( bảng phụ) , cả lớp làm vào vở.
	+ Học sinh trình bày lại bài giải. Cả lớp và giáo viên kiểm tra, nhận xét, sửa chữa, bổ sung .
Bài giải:
Số quả táo có trong mỗi đĩa là:
24 : 4 = 6 ( quả)
Số quả táo có trong 6 đĩa là :
6 x 6 = 36 ( quả)
Đáp số: 36 quả táo.
	Yêu cầu học sinh nêu bước nào là bước rút về đơn vị: ( Bước tìm số quả táo trong 1 đĩa gọi là bước rút về đơn vị).
* Hướng dẫn HS củng cố dạng toán liên quan đến rút về đơn vị: (kiểu bài 1)
	Các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước:
	+ Bước 1: Tìm giá trị 1 đơn vị (giá trị 1 phần trong các phần bằng nhau, ta thực hiện phép chia), (đây là bước rút về đơn vị).
 + Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị của nhiều phần bằng nhau, ta thực hiện phép nhân).
	+ Học sinh áp dụng các bài toán tương tự:
	+ GV nêu miệng, ghi tóm tắt lên bảng: 
 3 túi : 45 kg Hoặc: 4 thùng : 20 gói
 	12 túi : ...? kg. 5 thùng : ? gói.
	 + HS nêu kết quả và giải thích cách làm. GV nhận xét, sửa chữa.
 b) Kiểu bài 2:
	Ví dụ 2: Có 30 kg đường đựng đều trong 6 túi. Hỏi có 35 kg đường thì đựng trong mấy túi như thế?
 + GV yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài (3 lần).
 + Yêu cầu học sinh nêu tóm tắt bài toán à GV ghi bảng:
 Tóm tắt:
 30 kg : 6 túi 
 35 kg : ...túi ?.
* Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán theo nhóm đôi

File đính kèm:

  • docgiai phap khoa hoc huong dan HS giai toan co loi van lop 3.doc