Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Tuyên Quang lớp 12 - THPT năm học 2009 - 2010 môn: Lịch sử

Câu 1 (3,0 điểm):

Trình bày những thành tựu tiêu biểu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của các nước ở khu vực Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.

Từ những thành tựu đó hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Câu 2 (3,0 điểm):

Toàn cầu hoá là gì? Vì sao nói: Toàn cầu hoá vừa là “thời cơ” vừa là “thách thức” đối với các nước đang phát triển.

Liên hệ đến Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay.

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Tuyên Quang lớp 12 - THPT năm học 2009 - 2010 môn: Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nhận xét.
Câu 6 (2,0 điểm):
Từ phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925, em có nhân xét gì về: Mục tiêu, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh và tính chất của phong trào.
Câu 7 (2,0 điểm):
Sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
--------------------- Hết ----------------------
- Đề này có 01 trang.
- Thí sinh không được sử dụng bất kì loại tài liệu nào.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án và thang điểm 
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Những thành tựu...
1. Nhóm các nước Đông Dương:
- Phát triển kinh tế tập trung, kế hoạch hoá và đạt một số thành tựu nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Từ cuối những năm 80, 90 (thế kỉ XX) chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.
- Lào: Cuối những năm 80 (thế kỉ XX), thực hiện cuộc đổi mới, kinh tế có sự khởi sắc, đời sống các bộ tộc được cải thiện, GNP năm 2000 tăng 5,4%, sản xuất công nghiệp tăng 4,5%...
- Campuchia: Năm 1995, sản xuất công nghiệp tăng 7% nhưng vẫn là nước nông nghiệp.
2. Nhóm các nước sáng lập ASEAN:
- Sau khi giành độc lập, các nước Inđônêxia, Malaixia, Singapo, Philippin, Thái Lan tiến hành công nghiệp hoá theo mô hình các nước tư bản
+ Những năm 50, 60 (thế kỉ XX) các nước đều tiến hành công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) nhằm xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu và xây dựng nền kinh tế tự chủ... Chiến lược này đạt được một số thành tựu nhưng cũng bộc lộ những hạn chế, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. 
+ Những năm 60, 70 (thế kỉ XX) các nước chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại), mở cửa kinh tế thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển ngoại thương. Sau 30 năm, bộ mặt kinh tế - xã hội các nước có sự biến đổi lớn...
3. Các nước Đông Nam á khác:
- Brunây: Toàn bộ nguồn thu nhập dựa vào dầu mỏ và khí tự nhiên. Từ giữa những năm 80 (thế kỉ XX) Chính phủ Brunây đã tiến hành đa dạng hoá nền kinh tế.
- Mianma: Trước thập niên 90 (thế kỉ XX) thi hành chính sách “đóng cửa”, đến năm 1988, Chính phủ Mianma tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”. Nhờ đó kinh tế có nhiều khởi sắc.
* Bài học...
Nhạy bén với tình hình, đề ra chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn trong từng giai đoạn, tích cực hội nhập vào khu vực và thế giới, đầu tư cho yếu tố con người.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
2
* Khái niệm về toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
* Nói: Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức... vì:
- Toàn cầu hoá là kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của LLSX, là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Nó vừa có mặt tích cực lại vừa có mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển. Do vậy, toàn cầu hoá vừa là thời cơ lại vừa tạo ra thách thức cho sự phát triển của các nước:
+ Thời cơ: 
• Từ sau Chiến tranh lạnh, hoà bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, xu thế chung của thế giới là hoà bình, ổn định và hợp tác khu vực.
• Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
• Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hoá của LLSX đưa lại sự tăng trưởng cao... 
• Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ KHKT để có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
+ Thách thức:
• Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ tính tất yếu của xu thế toàn cầu hoá và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, phát huy thế mạnh, hạn chế thấp nhất mức rủi ro.
• Các nước đang phát triển đều có nền kinh tế yếu, trình độ dân trí thấp, chưa có nhiều về nguồn nhân lực chất lượng cao.
• Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới, trong khi đó các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng gây nhiều thiệt hại cho các nước đang phát triển.
• Vần đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
* Liên hệ
- Toàn cầu hoá là thời cơ lịch sử, nước ta có điều kiện thuận lợi để mở rộng, tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
- Hội nhập, hợp tác quốc tế nhưng phải đảm bảo được độc lập tự do, bản sắc dân tộc và lợi ích của dân tộc trước nguy cơ diễn biến hoà bình và các hình thức bóc lột mới. Từ đó đòi hỏi Đảng, Chính phủ phải vững mạnh, năng động và linh hoạt để nắm bắt kịp thời với những biến động của tình hình thế giới để có đường lối phát triển đất nước đúng đắn, biết nắm bắt thời cơ thuận lợi tạo ra một sức mạnh tổng hợp của quốc gia, có khả năng cạnh tranh về kinh tế trong bối cảnh kinh tế là một thị trường.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
Đầu thế kỉ XX, nhân dân ta lại dấy lên một phong trào yêu nước mới theo xu hướng mới, tiến bộ dưới những hình thức đấu tranh mới và thu hút đông đảo lực lượng tham gia.
* Hoàn cảnh lịc sử:
- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của tư bản pháp làm cho tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có những chuyển biến mới: phương thức sản xuất TBCN đã du nhập vào nước ta, cùng với đó là sự xuất hiện của những giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tiểu tư sản, công thương... với cách nghĩ mới về con đường đấu tranh
- Bên ngoài, trào lưu cách mạng dân chủ tư sản tiếp tục thổi vào Việt Nam. Tiêu biểu như trào lưu Khai sáng..., Duy tân Minh Trị..., Bách nhật Duy tân...
* Phong trào tiêu biểu: (Thí sinh chỉ cần điểm qua các phong trào, yêu nước cách mạng tiêu biểu)
- Phong trào Đông du (1905 - 1908) của Phan Bội Châu...
- Phong trào Duy tân (1906 – 1908) của Phân Châu Trinh...
- Đông Kinh nghĩa thục (1907)...
* Nét mới
- Mục tiêu đấu tranh: Đánh đuổi đế quốc, giành lại độc lập tự do, xây dựng một chế độ xã hội tiến bộ theo chính thể cộng hoà.
- Lực lượng tham gia: Bao gồm nhiều gia cấp, tầng lớp mới. Ngoài nông dân, sĩ phu còn có công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc...
- Hình thức đấu tranh phong phú: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách xã hội, mở trường dạy học...
* Tiến bộ
- Các sĩ phu lãnh đạo đã từ bỏ lập trường quân chủ để hướng về một lập trường mới tiến bộ hơn - lập trường dân chủ tư sản.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
4
- Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX thất bại đã chấm rứt hoàn toàn phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến, đòi hỏi phải có một con đường cứu nước mới.
- Đầu thế kỉ XX, do những hoàn cảnh chủ quan, khách quan... đã tác động đến các sĩ phu yêu nước tiến bộ, làm xuất hiện một khuynh hướng cứu nước mới, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh...
* Giống nhau:
Từ bỏ lập trường trung quân ái quốc, họ hiểu rằng yêu nước là yêu dân - nước với dân là một. Đấu tranh giành độc lập phải gắn liền với xây dựng một xã hội tiến bộ.
* Khác nhau:
- Phan Bội Châu nhấn mạnh vấn đề cứu nước, giải phóng dân tộc còn Phan Châu Trinh nhấn mạnh vấn đề cứu dân để cứu nước.
- Trước sau Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động, còn Phan Châu Trinh theo xu hướng cải cách.
* Có sự khác nhau đó là vì:
- Yếu tố gia đình...
- Yếu tố quê hương...
- ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa...
- Mức độ tiếp thu, nhận thức ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản từ bên ngoài
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
5
* Lập bảng: 
Lần 1
(1897 - 1914)
Lần 2
(1919 - 1929)
Hoàn cảnh lịch sử
- Sau khi dập tắt phong trào Cần Vương, thực dân Pháp đã căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược và bình định nước ta
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã để lại cho Pháp những hậu quả nặng nề...
Mục đích
- Thu hồi lại số vốn mà tư bản Pháp đã bỏ ra tiến hành xâm lược và bình định.
- Vơ vét làm giàu cho chính quốc
- Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây nên
- Vơ vét làm giàu cho chính quốc
Hoạt động khai thác
- Năm 1897, Pônđume sang làm toàn quyền Đông Dương và mang theo chính sách khai thác thuộc địa lần 1
- Đầu tư vốn vào Đông Dương, tập trung chủ yếu vào 2 ngành đồn điền và khai mỏ. Vốn còn được đầu tư vào mở mang giao thông, xây dựng một số cơ sở công nghiệp chế biến...
- Bóc lột bằng thuế
- Năm 1919, Anbe Xarô sang làm toàn quyền Đông Dương và mang theo chính sách khai thác thuộc địa lần 2.
- Tăng cường đầu tư vốn vào Đông Dương (chứng minh). Vốn được đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế (NN, CN, thương nghiệp, GTVT, ngân hàng...) đặc biệt là đồn điền và khai mỏ.
- Tăng cường bóc lột bằng thuế...
* Nhận xét:
Qua chính sách khai thác thuộc địa của tư bản Pháp ở Đông Dương cho thấy:
- Pháp chỉ tập trung đầu tư khai thác những ngành có lợi nhất, vốn ít nhưng lãi thu về nhiều
- Mở mang những ngành kinh tế không có khả năng cạnh tranh với Pháp.
- Khai thác thuộc địa là để nhằm bóc lột thuộc địa chứ không phải là làm cho kinh tế thuộc địa lên tư bản.
- Khai thác các ngành kinh tế nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
--> Đó là 4 nguyên tắc mà tư bản thực dân tiến hành đầu tư khai thác, bóc lột thuộc địa
0,5
0,5
0,5
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
6
- Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất lại phát triển mạnh mẽ
- Điểm qua các phong trào: 
+ Hoạt động yêu nước của tư sản dân tộc...
+ Hoạt động yêu nước của tiểu tư sản...
+ Phong trào công nhân...
- Qua phong trào cho cho thấy:
+ Mục tiêu: Đòi quyền lợi về kinh tế, văn hoá và quyền lợi về chính trị
+ Lực lượng tham gia đông đảo: tư sản dân tộc, tiểu tư sản trí thức, học sinh sinh viên, nhà văn nhà báo, công nhân
+ Đấu tranh dưới nhiều hình thức phong phú: mít tinh, biểu tình, bãi khoá, bãi thị, bãi c

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Lich su 12_2009.doc
Giáo án liên quan