Đề tài Tổ chức dạy học theo nhóm - Môn Lịch sử trường THCS

Môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước truyền thống dân tộc, tinh thần cách mạng. Bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Vì vậy, phương pháp và hình thức dạy học môn lịch sử rất phong phú, đa dạng; bao gồm cả các phương pháp hiện đại như: thảo luận nhóm, đóng vai nhân vật, giải quyết vấn đề, nghiên cứu tình huống,dự án, hợp tác

doc20 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức dạy học theo nhóm - Môn Lịch sử trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đến quyết định thống nhất và giáo viên khó quản lí.
Các nhóm nhỏ ( 2-4 em) các em có nhiều cơ hội để thể hiện ý kiến của mình, thống nhất ý kiến nhanh hơn và dễ quản lí hơn.
*Cơ cấu nhóm:
Để nhóm hoạt động có hiệu quả, các thành viên phải biết rõ nhiệm vụ của 
mình, vì vậy phải phân công nhiệm vụ cho các em:
Trưởng nhóm: điều khiển hoạt động nhóm.
Thư kí: ghi chép kết quả hoạt động của nhóm sau khi đã thống nhất.
Báo cáo viên: Báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
Thành viên khác: có nhiệm vụ tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm.
Trong nhóm có học sinh phải thay nhau đóng vai của các thành viên trên.
Khi hoạt động nhóm các thành viên trên cần:
Hướng vào nhau ( ngồi thành vòng tròn hoặc xung quanh bàn ).
Chăm chú lắng nghe người khác phát biểu.
Từng thành viên sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình.
Trao đổi, thảo luận để có ý kiến thống nhất.
Tuân theo sự điều khiển của từng nhóm trưởng.
Đảm bảo thời gian.
* Cách chia nhóm
Trong giờ lên lớp, tuỳ theo mục tiêu của từng hoạt động. Giáo viên có thể chia nhóm nhỏ có từ hai học sinh trở lên. Việc chia nhóm nhiều hay ít học sinh là do giáo viên yêu cầu và quyết định.
Sau đây là một số cách chia nhóm đang được giáo viên áp dụng:
Gọi ngẫu nhiên: tuỳ theo mục đích chia nhóm giáo viên có thể chia nhóm thích hợp ( từ số 1 đến số 6rồi quay trở lại ).
Chỉ định: Giáo viên lần lượt đọc tên học sinh vào từng nhóm.
Chia nhóm biểu tượng: GV có thể dùng các biểu tượng: hình tam giác..hoa hồngquảtên các anh hùng để chia nhóm. Các em có cùng biểu tượng vào một nhóm để tạo ra sự ngẫu nhiên và thoải mái cho học sinh.
Chia từng cặp: Giáo viên chỉ định hai học sinh ngồi gần nhau làm việc: 
cách này thường diễn ra ngay sau khi học sinh làm việc cá nhân.
Ví dụ: Dạy sơ đồ nhà nước Văn Lang giáo viên cho học sinh nhận xét sơ đồ này?
Giáo viên chia 4 em một nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ và nhận xét, các nhóm báo cáo kết quả.
GV bổ sung, nhận xét từng nhóm.
* Xuất hiện nhiều kiểu nhóm gồm:
Nhóm nhiều trình độ ( trong đó có học sinh giỏi, khá, Tb, yếu)
Nhóm cùng trình độ ( gồm các em có cùng khả năng học tập như nhau).
Nhóm tình bạn ( gồm các em kết bạn với nhau, không phụ thuộc vào lực học).
Nhóm cùng sở thích ( gồm các em có cùng sở thích ).
Nhóm cùng nhu cầu học tập.
Trong các kiểu nhóm trên kiểu 1 và kiểu 2 được sử dụng nhiều hơn.
Hoạt động nhóm chỉ có ý nghĩa và tác dụng thiết thực khi nhóm hoạt động có hiệu quả. Tính hiệu quả của nhóm trong dạy học là thước đo chất lượng của hình thức dạy học theo nhóm.
	Muốn nhóm hoạt động có hiệu quả tốt cần có những điều kiện thiết yếu sau:
Các thành viên trong nhóm đều hiểu biết công việc của nhóm và của bản thân; cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và có trách nhiệm với công việc chung.
Chọn kiểu nhóm phù hợp với yêu cầu thảo luận.
Mọi thành viên tích cực tham gia các hoạt động nhóm và sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình, cùng tranh luận, trao đổi một cách thoải mái trước khi đi đến thống nhất ý kiến chung của toàn nhóm, tránh trường hợp chỉ có trưởng nhóm và thư kí hoạt động của từng nhóm. Thu nhận thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tổ chức các hoạt động của mình có hiệu quả.
Tạo bầu không khí vui vẻ, cởi mở thoải mái trong học tập, giúp các em tự tin hơn trong thảo luận.
Ví dụ Bài 3 -lịch sử 6 : Cho HS quan sát hình 3 và 4 SGK GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm : Tại sao người tối cổ phải sống thành từng bầy ? Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản nhất giữa loài vượn cổ với người tối cổ ?
Bài 17 Lịch sử 6 : Gv cho HS đọc SGK đoạn mô tả ách thống trị của nhà Hán đối với châu giao và đưa ra nhận xét ?
Bài 19 Hoạt động 1 GV cho HS thảo luận : Vì sao phong kiến phương Bắc tiến hành đồng hoá dân tộc ta ?
Nhà Hán đã dùng thủ đoạn gì để đồng hoá dân tộc ta ?
Ví dụ: Lịch sử 7- bài 14 
? Vì sao quân Nguyên bị thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai, chúng lại quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba ?
Bài 27 :Chế độ phong kiến triều Nguyễn
Đời sống nhân dân ta dưới thời Nguyễn ?
Vì sao họ phải lâm vào tình cảnh ấy ?
Học sinh nhận nhiệm vụ, tìm hiểu SGK, đề xuất các giả thiết, nguyên nhân.
	Lập nhóm: các nhóm trình bày , các nhóm khác bổ sung.
	Kết luận: + Chưa từ bỏ ý đồ bành trướng xuống phương Nam 
	 + Quân Nguyên muốn trả thù, rửa nhục.
* Hoạt động 2: Bạn hiểu thế nào là nhóm? Cách chia nhóm và các kiểu nhóm mà bạn biết?
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2.
Nhóm là một tổ chức gồm 2 đến 6 em. Nhóm không nên có số lượng lớn vì như vậy các thành viên không có cơ hội để thể hiện ý kiến của mình và bạn khó quản lí.
Nhóm lớn: Khoảng 6 em với nhóm lớn các thành viên hiểu nhiệm vụ nhanh chóng và rõ ràng hơn, thu hút được nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng cũng có hạn chế ở chổ ít thành viên có cơ hội thể hiện ý kiến của mình và việc ra quyết định cũng chậm hơn.
Nhóm nhỏ: khoảng 2 đến 4 em nhóm nhỏ có nhiều hoạt động linh hoạt và ra quyết định nhanh, giáo viên quản lí củng thuận lợi, nhưng với thể loại nhóm này lại tận dụng ít kinh nghiệm hơn nhóm lớn.
Ví dụ Lịch sử 9: Khi học bài 19: Phong trào cách mạng trong những
năm 1930-1935 và bài 20 Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 . Gv cho các em hoạt động nhóm làm bài tập sau :
 Hoàn thành bảng sau để thấy được sự giống nhau , khác nhau trong phong trào năm 1930-1931 và Phong trào trong năm 1936-1939 ?
Nôi dung
1930-1931
1936-1939
Kẻ thù
Nhiệm vụ 
Hình thức 
Phương pháp 
Tổ chức thành lập
Phong trào tiêu biểu
Bài tập trên tực hiện với nhóm 6 hs.
Sau khi các em hoạt động nhóm giáo viên gọi một nhóm lên bảng điền vào bảng phụ . Gọi HS nhận xét từng nhóm. GV kết luận và dùng đáp án giáo viên chuẩn bị sẵn trên bảng phụ sau để học sinh so sánh kết quả của nhóm mình đã làm .
Nôi dung
1930-1931
1936-1939
Kẻ thù
Đế quốc , phong kiến
 Chủ nghĩa phát xít và thực dân 
Nhiệm vụ 
Chống đế quốc giành độc lập dân tộc,chống phong kiến giành lại ruộng đất cho người cày
Chống chủ nghĩa Phát xít ,bảo vệ hoà bình thế giới .
Hình thức 
Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
Hợp pháp nửa hợp pháp , công khai nửa công khai
Phương pháp 
Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
Bằng phương pháp hoà bình
Tổ chức 
Mặt trận dân chủ Đông dương
Phong trào tiêu biểu
2/1930 PTCN đồn điền Phú Riềng
4/1930 công nhân nhà máy dệt Nam Định .
PT công nhân Hải Phòng , đồn điền Dầu tiếng ( Thủ dầu một )
Nông dân Nam Hà , Thái Bình 
Đỉnh cao là PT xô viết Nghệ Tĩnh
1936 cuộc vận đông đông dương đại hội
1937 phong trào đón phái đoàn dân chủ pháp .
PTCN đồn điền cao su Bắc – Nam
PT mít tin của 2,5 van công nhân , nông dân.
- PT sách báo tiến bộ .
Giáo viên chia 6 em thành một nhóm hoạt động này tương ứng với nhóm thuyết trình ( bao gồm các đối tượng học sinh Giỏi , khá , trung bình , yếu ) 
* Lưu ý: Khi chọn kiểu nhóm và chia nhóm cần nhanh gọn, không để mất thời gian. Chú ý đến đặc điểm của mỗi loại nhóm. Phụ thuộc vào nhiệm vụ quá khó hoặc quá dễ. Sự điều khiển của nhóm do nhóm trưởng tổ chức .
Trong nhóm nhiều trình độ, các em học sinh yếu có thể có nhiều cơ hội học hỏi được các em khá, giỏi. Nhưng cũng có thể xảy ra trường hợp chỉ có các em khá, giỏi tham gia hoạt động, còn các em ít hoặc không tham gia. Điều này xảy ra khi các em thiếu hứng thú học tập và tổ chức hoạt động của nhóm không hợp lí.
Ở nhóm cùng trình độ, có thể xảy ra hiện tượng những học sinh yếu bị chế diễu, dẫn tới tự ti và hạn chế sự phát triển.
Vì vậy cách chia nhóm và chọn kiểu nhóm phải linh hoạt nhằm phát huy mặt mạnh,mặt hạn chế, mặt yếu của mỗi nhóm.
3. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THEO NHÓM.
Trong hoạt động hai, bạn đã hiểu được những yêu cầu cơ bản để nhóm hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên chất lượng dạy học theo nhóm còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên từ khâu chuẩn bị đến khi thực hiện bài dạy.
Lập kế hoạch bài dạy: Để tổ chức dạy học lịch sử theo nhóm bạn cần lập kế hoạch bài dạy một cách kỹ càng chu đáo. Ngoài việc xác định mục tiêu cụ thể, lập kế hoạch hoạt động của thầy và trò, bạn cần:
Dự kiến: Cách chia nhóm và chọn kiểu nhóm, số lượng nhóm.
Nhiệm vụ sẽ giao cho các nhóm hoạt động, các nhóm giải quyết một nhiệm vụ hay mỗi nhóm giải quyết một nhiệm vụ khác nhau.
Thời gian cho các hoạt động.
Thời gian cho các nhóm trình bày ( nếu có )
Các tình huống có thể xảy ra và khả năng giải quyết các vấn đề thảo luận của học sinh, chuẩn bị kỹ các câu hỏi.
Cần chú ý chuẩn bị kĩ các câu hỏi, nhất là câu hỏi gợi mở nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ ở mức độ cao hơn sâu hơn.
Ví dụ: Phần II Khởi nghĩa Lam Sơn mục: Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang, sau khi cho học sinh đọc (SGK) và kết hợp với lược đồ tường thuật diễn biến trận đánh bằng ngôn ngữ của mình giáo viên tổ chức cho các em thảo luận bằng những câu hỏi gợi mở đã được dự kiến từ trước:
Đến năm 1427 tương quan lực lượng giữa ta và địch như thế nào?
Vì sao nói việc nghĩa quân Lam Sơn chủ trương diệt viện là đúng đắn?
Trận Chi Lăng thể hiện nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn 
như thế nào?
Vì sao quân Lam Sơn chấp nhận việc Vương Thông xin hòa?
Giáo viên chuẩn bị chu đáo đồ dùng và thiết bị dạy học. Đặc biệt còn chuẩn bị các đồ dùng và phương tiện có liên quan đến hoạt động như giấy khổ to, băng dính, bút dạ, tranh ảnh
Thực hiện kế hoạch bài học khác với hoạt động dạy học trước đây, dạy học theo hình thức chia nhóm, vai trò của người giáo viên có sự thay đổi cơ bản:
Thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp dạy học tích cực, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của học sinh bằng kinh nghiệm giáo dục của mình.
Thông qua việc tổ chức hoạt động nhóm, các kĩ năng sư phạm, mở rộng hơn, bao gồm các kỹ năng có liên quan tới việc đưa ra các hình thức hoạt động, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện hoạt động và phát triển kỹ năng phản ánh, trình bày được các quan điểm của mình.
Quản lí, giám sát và giúp đỡ hoạt động nhóm.
Khi hoạt động nhóm giáo viên quan sát, theo dõi và kịp thời giúp đỡ các nhóm giải quyết vấn đề, trực tiếp giải đáp khi có ý kiến thắc mắc của nhóm.
Phát 

File đính kèm:

  • docSKKNTo chuc day hoc theo nhom.doc
Giáo án liên quan