Chuyên đề: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân Môn Tập Làm Văn Lớp 4

Như chúng ta đã biết trong môn Tiếng Việt, các phân môn đều có vai trò tương tác hỗ trợ lẫn nhau, học phân môn này góp phần học tốt phân môn kia và ngược lại. Trong đó, phân môn Tập làm văn là môn học có tính tổng hợp cao. Qua tiết học Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng được một văn bản: đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức rất quan trọng. Thông qua đó hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói, viết) ở nhiều thể loại khác nhau. Do vậy, yêu cầu học sinh phải có vốn kiến thức về ngữ liệu văn học (vốn từ có văn hoá). Học sinh Tiểu học (học sinh lớp 4) ngoài vốn kiến thức sẵn có từ thực tiễn (vốn từ này chưa được trau chuốt, gọt giũa) và vốn từ các em được tiếp nhận qua các môn học khác, các em còn được cung cấp từ qua môn Tiếng Việt (Tập đọc; Luyện từ và câu ). Đó là vốn từ vô cùng quý giá nếu chúng ta biết cách khai thác, vận dụng.

 Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 4, bản thân tôi nhận thấy học sinh còn nhiều hạn chế trong phân môn Tập làm văn. Điểm văn thường thấp hơn so với các phân môn khác. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này chính là do các em còn nghèo về vốn từ, vận dụng từ ngữ chưa phù hợp, câu văn chưa hay, bài viết còn rời rạc do chưa biết cách sử dụng dấu câu và cách liên kết câu. Để góp phần khắc phục tình trạng trên đây, trong quá trình giảng dạy, tôi đã rất quan tâm nghiên cứu, thực hiện các giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn, bản thân tôi đã tổng kết thành chuyên đề : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 4.”

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân Môn Tập Làm Văn Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỗ trợ lẫn nhau, học phân môn này góp phần học tốt phân môn kia và ngược lại. Trong đó, phân môn Tập làm văn là môn học có tính tổng hợp cao. Qua tiết học Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng được một văn bản: đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức rất quan trọng. Thông qua đó hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói, viết) ở nhiều thể loại khác nhau. Do vậy, yêu cầu học sinh phải có vốn kiến thức về ngữ liệu văn học (vốn từ có văn hoá). Học sinh Tiểu học (học sinh lớp 4) ngoài vốn kiến thức sẵn có từ thực tiễn (vốn từ này chưa được trau chuốt, gọt giũa) và vốn từ các em được tiếp nhận qua các môn học khác, các em còn được cung cấp từ qua môn Tiếng Việt (Tập đọc; Luyện từ và câu). Đó là vốn từ vô cùng quý giá nếu chúng ta biết cách khai thác, vận dụng.
 Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 4, bản thân tôi nhận thấy học sinh còn nhiều hạn chế trong phân môn Tập làm văn. Điểm văn thường thấp hơn so với các phân môn khác. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này chính là do các em còn nghèo về vốn từ, vận dụng từ ngữ chưa phù hợp, câu văn chưa hay, bài viết còn rời rạc do chưa biết cách sử dụng dấu câu và cách liên kết câu. Để góp phần khắc phục tình trạng trên đây, trong quá trình giảng dạy, tôi đã rất quan tâm nghiên cứu, thực hiện các giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn, bản thân tôi đã tổng kết thành chuyên đề : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 4.”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thể loại văn kể chuyện
Đây được coi là thể loại văn dễ nhất bởi đã có sẵn cốt truyện học sinh chỉ phải kể lại câu chuyện bằng lời của tác giả hoặc bằng lời kể của mình. Mặc dù vậy học sinh phải xác định được sự việc khởi đầu, sự việc tiếp diễn làm nòng cốt cho câu chuyện và sự việc kết thúc cho câu chuyện để bài văn kể chuyện đủ bố cục, đủ ý nghĩa. Sau mỗi câu chuyện, học sinh cần liên hệ thêm bài đọc từ câu chuyện đó. Để đạt được yêu cầu trên tôi thường hướng dẫn các em qua các bước sau:
+ HS đọc kĩ câu chuyện và xác định những sự việc chính của câu chuyện;
+ Tìm lời giới thiệu cho câu chuyện sẽ kể; 
+ Kể lại từng sự việc, tình tiết của truyện và lưu ý đến hành động lời nói và có thể miêu tả ngoại hình của nhân vật;
+ Tìm lời khóa lại câu chuyện và liên hệ bài học của bản thân.
Ví dụ: Sự tích hồ Ba Bể
a) Tên các nhân vật
- Mẹ con bà góa, Bà cụ ăn xin (giao long), Dân chúng đi xem hội.
b) Các sự việc xảy ra và kết quả
- Bà cụ ăn xin lang thang xin ăn nhưng không ai cho;
- Mẹ con bà góa cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ;
- Đêm khuya bà cụ ăn xin hiện hình là một con giao long lớn;
- Bà cụ cho hai mẹ con bà góa gói tro và hai mảnh trấu;
- Nước lụt biến cả thành hồ lớn và hai mẹ con bà góa chèo thuyền đi cứu người.
c) Ý nghĩa câu chuyện
- Ca ngợi những người có lòng nhân ái và khẳng định họ sẽ được đền đáp xứng đáng;
 Nếu học sinh nào thực hiện tốt các bước trên các em sẽ có bài văn kể chuyện đạt yêu cầu. Ngoài ra tôi gợi mở để học sinh giỏi, khá có thêm lời kể sáng tạo mang tính ngây thơ hợp với lứa tuổi của các em.
2. Thể loại văn miêu tả
 Trong văn miêu tả lại được phân ra gồm miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối và miêu tả con vật. Mặc dù đây là những đối tượng miêu tả khá quen thuộc, gần gũi với các em song các em lại thiếu vốn ngôn ngữ để diễn tả những điều mình quan sát được. Ở một số em tìm được từ ngữ miêu tả thì lại vụng về diễn đạt hoặc dùng từ tối ý, hoặc từ không gợi tả gợi cảm khiến cho bài văn miêu tả mang nặng tính kể lể sự việc là chính. Vậy vấn đề đặt ra với giáo viên là cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ miêu tả dễ hiểu và mang tính ngây thơ ngộ nghĩnh qua hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa với các sự vật hiện tượng gần gũi với các em. Đặc biệt quan tâm đến bố cục, cách sắp xếp ý trong mỗi bài văn. Để đạt được mục đích trên tôi hướng dẫn các em như sau;
a) Văn miêu tả đồ vật
Bước 1: Tôi hướng dẫn các em xác định đồ vật định tả - giới thiệu bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bước 2: Quan sát đồ vật theo một trình tự nhất định và ghi lại những đặc điểm ấy. 
Bước 3: Miêu tả đồ vật sao cho bài văn toát lên được đặc điểm riêng của đồ vật và tác dụng của nó.
Bước 4: Liên hệ tình cảm và cách giữ gìn của người tả với đồ vật đó.
Tuy nhiên để một bài văn giàu tính chân thực và sinh động tôi hướng dẫn các em khi miêu tả cần khéo léo kết hợp và vận dụng linh hoạt biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa. Đối với học sinh khá giỏi việc này không khó song với học sinh trung bình tôi giúp các em qua hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tự tin viết bài.
Tả chú gấu bông
Gấu khoác một cái áo vàng chanh Cái đầu tròn vo, hai tai vểnh, mắt đen tròn như hai hạt nhãn, miệng u lên và hai cái mũi đen. Thân mình và tay chân mập ú. Em thắt cho gấu một cái nơ và đính cho gấu một trái banh bằng vải trông ngồ ngộ và thật đáng yêu.
b) Văn miêu tả cây cối 
 Để có bài văn miêu tả cây cối phong phú về nội dung, sáng tạo về hình ảnh thì học sinh phải biết đặt cây đó trong mối quan hệ cùng các cây khác cùng loài hoặc khác loài. Tả cây phải gắn với thiên nhiên với sự tác động của con người, chim chóc, ong bướm. Trong quá trình miêu tả các em phải làm rõ đặc điểm về hình dáng, thời kì phát triển của cây, phân biệt được cây này với cây khác cùng loài, và cây này với các loài cây khác đó chính là điểm riêng biệt trong văn miêu tả cây cối. Chính vì phải đặt cây miêu tả trong mối quan hệ như vậy cho nên đòi hỏi người miêu tả phải nhạy cảm, biết linh hoạt phối hợp những từ ngữ lột tả đặc điểm của cây với các hiện tượng xung quanh, sự thay đổi của cây theo mùa, theo từng thời kì phát triển của cây giúp người đọc dù không nhìn thấy cây nhưng vẫn biết cây đó như thế nào. Khi miêu tả tôi lưu ý học sinh chọn tả những điểm nổi bật của cây và so sánh các bộ phận của cây với những sự vật hiện tượng quen thuộc. Ví dụ: Nhìn từ xa cây bàng như chiếc ô xanh khổng lồ mát rượi. Cành lá mơn man đùa vui trong gió như vầy chào chúng em.
* Với học sinh tiểu học nhiều khi các em chưa có sự chú ý cao đối với cây mình chọn tả vì vậy tôi làm rõ cách thức và trình tự miêu tả như sau: 
1. Quan sát kĩ cây chọn tả xem cây đó là cây gì, cây đang trong thời kì nào ? Xung quanh cây là cây gì, hay là cảnh gì để làm tôn lên vẻ đẹp của cây.
2. Ghi những gì quan sát được vào vở nháp
3. Sắp xếp những điều quan sát được theo một trình tự hợp lí.
4. Dựa vào dàn ý chi tiết viết bài văn miêu tả gồm 3 phần. 
a) Mở bài: giới thiệu cây định tả (bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp).
b) Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.
 Tả sự tác động của con người, sự vật đối với cây 
c) Kết bài: Nêu tác dụng của cây, cách chăm sóc và tình cảm của người tả với cây. ( kết bài mở rộng hay không mở rộng).
 Ngoài dàn ý chi tiết trong các tiết học văn trước tôi chú ý đến việc sửa chữa bố cục, từ ý, cách miêu tả của từng học sinh. Bài viết nào chưa đạt tôi tiếp tục gợi mở cho học sinh quan sát cây trên sân trường hoặc cây chụp trong tranh ảnh và đặt câu hỏi để học sinh tìm được ý quan sát. Đối với những sinh khá giỏi tôi động viên các em viết mở bài gián tiếp kết bài mở rộng để bài văn tự nhiên hơn, hấp dẫn người đọc, Đặc biệt chú ý sử dung nghệ thuật so sánh và nhân hóa sao cho bài văn sinh động, giàu tính chân thực.
3. Tả con vật 
Các con vật nuôi trong gia đình thì gần gũi với học sinh hơn tuy nhiên việc miêu tả các con vật ấy như thế nào đề bài văn miêu tả phải rõ 2 phần: một là tả hình dáng bên ngoài của con vật, hai là tả hoạt động thói quen của con vật đó. Trong 2 phần này thì việc tả ngoại hình học sinh thường làm tốt hơn phần tả các hoạt động. Khi tả hình dạng lưu ý chọn tả những nét tiêu biểu như đầu, mình, mắt, đuôi  xem mỗi bộ phận đó có màu sắc gì nó giống cái gì ở xung quanh các em. Ví dụ: Đôi mắt chú mèo sáng long lanh như có nước đưa đi đưa lại trông ngồ ngộ ghê. Gắn trên đầu chú gà trống là một chiếc mào lắc lư đỏ chót hệt như bông hoa mào gà vậy. Đuôi cong cong lên lượn xuống uốn lượn như chiếc cầu vồng đủ sắc màu. Còn khi tả hoạt động của con vật các em phải biết phối hợp với nghệ thuật nhân hóa để thấy được tính cách đáng yêu của con vật. Ví dụ: Chú mèo mướp này khôn thật: chả là biết lũ chuột hay đến bao thóc tìm ăn nên chú ta ngồi thu mình lại nghe ngóng, bọn chuột thấy im lặng bò ra ngay lập tức chú ta dở chiêu “tóm gọn” thế là con chuột xấu số đã nằm gọn trong móng vuốt của chú. Để bài văn tả con vật giàu tình cảm chú ý đến những chi tiết như chăm sóc con vật, thưởng cho chúng khi chúng lập “thành tích” đôi khi đề cao vai trò của chúng trong cuốc sống. Vì vậy một bài văn miêu tả con vật thường có bố cục như sau: 
1. Mở bài: Giới thiệu con vật (trực tiếp hay gián tiếp)
2. Thân bài: a) Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật 
 b) Tả hoạt động thói quen của con vật 
3. Kết bài: Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật.
Cái khó trong văn miêu tả con vật là các em phải đặt các hoạt động của con vật trong sự suy đoán của con người bằng cách nhân hóa lên Ví dụ : “Chú gà trống này rất hay tán tỉnh láo khoét, chú ta mời bọn gà mái ra bờ tre để chú đãi giun nhưng bắt được con giun nào chú ta lấy mỏ kẹp ra giữa đất kêu tục tục mời bọn gà mái tới xơi, bọn này vừa xô tới là chú đã nuốt chửng con giun vào bụng.” vì thế tôi nêu một số tình huống cụ thể để học sinh có điểm tựa viết bài.
Như vậy qua phân tích ở trên tôi thấy để học sinh hứng thú viết văn giáo viên không chỉ có vai trò dẫn dắt cho các em nắm được bố cục yêu cầu của từng dạng bài mà còn phải thường xuyên gần gũi các em, tiếp cận với bài viết của học sinh để uốn nắn bổ sung cho các em giúp các em thấy tự tin trong quả trình làm bài. Đồng thời thông các bài văn nhằm giáo dục cho học sinh biết yêu thiên nhiên cây cỏ, loài vật ở xung quanh các em. 
* Ngoài sự hướng dẫn cụ thể từng bước như trên, trong giảng dạy tôi dùng nhiều hình thức và tổ chức cho các em học tập cá nhân, thảo luận nhóm cùng nhau hợp tác để tìm được nhiều ý hay, trò chơi học tâp để tạo sự hứng thú vui vẻ học mà chơi, chơi mà học.
- Khuyết khích các em học thuộc các đoạn văn, bài văn hay để vận d

File đính kèm:

  • docchuyen de tham khao TLV.doc
Giáo án liên quan