Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên hè 2014 Âm nhạc THCS

Ngày nay, giáo viên âm nhạc ởcác trường phổthông không chỉthực hiện

nhiệm vụdạy học âm nhạc trên lớp, mà còn phải đảm trách nhiều nhiệm vụkhác

nhưhoạt động âm nhạc, tổchức biểu diễn âm nhạc chào mừng các ngày lễtrong

năm mà chính giáo viên âm nhạc là người phải tham gia, hướng dẫn, chỉ đạo

các hoạt động đó Thực tếcho thấy, nếu giáo viên chỉdạy tốt môn học của

mình- hoạt động này bó hẹp trong phạm vi mỗi lớp học- thì họvẫn chưa khẳng

định được vai trò của mình trong nhà trường. Còn nếu vừa dạy tốt, vừa tham gia

nổi bật trong các hoạt động văn nghệ, thì vịthếcủa môn học và của giáo viên

mới thật sự được khẳng định. Đểlàm tốt điều này, người giáo viên cần có một

trong sốnhững kỹnăng cơbản sau: Kỹnăng đệm đàn, kỹnăng Hát, kỹnăng

Múa, kỹnăng dàn dựng chương trình văn nghệ

Một trong những yêu cầu cơbản đối với người giáo viên âm nhạc là phải

sửdụng tốt nhạc cụ đểphục vụgiảng dạy các tiết học ởtrường PTCS, nhất là các

tiết có nội dung học hát và các hoạt động ngoại khóa âm nhạc nhưvăn nghệ, sinh

hoạt ca hát, hoặc các hoạt động truyền thống Đoàn- Đội trong nhà trường.

pdf50 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2903 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên hè 2014 Âm nhạc THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát 
triển, nhân lên bằng các thủ pháp. 
 Ví dụ 8: Trong bài “Hà nội mùa thu” của Vũ Thanh. Dùng thủ pháp mô 
phỏng chủ đề của bài để làm câu Intro. Thủ pháp này rất hay được sử dụng và 
mang tính nghệ thuật rất cao, đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ lý luận âm 
nhạc vững vàng. 
Rõ ràng ta thấy nét nhạc trên hoàn toàn mới, không dùng toàn bộ câu nhạc trong 
bài hát, nhưng người nghe vẫn thấy bóng dáng của câu hát đó trong bài. Như vậy 
vừa tạo được sự mới mẻ nhưng không làm mất đi “hơi hướng” của bài hát. 
 14 
2.2. Phương pháp soạn Phần Gian tấu (Interlude) 
 Mỗi bài hát thường được trình bày 2 hoặc 3 lần trở lên. Do đó có các đoạn 
gian tấu được chen vào giữa. Đặc điểm của đoạn gian tấu có độ dài không qui 
định, có thể từ 1,2 cho đến nhiều ô nhịp. Miễn là phù hợp với tính chất của bè và 
làm tốt chức năng dẫn dắt nối tiếp cho người hát, người nghe được khắc hoạ sâu 
thêm sự cảm thụ âm nhạc đang tiến hành như: Buồn – Vui; Tối – Sáng; Hùng 
tráng – Bi thương… 
 Người ta thường sử dụng các thủ pháp sau: 
* Dùng Intro của đàn phím điện tử để làm gian tấu (Hoặc Intro mở đầu của 
bài)để làm gian tấu. 
* Dùng đoạn cuối của bài (hoặc4, 8 ô nhịp cuối của bài) làm gian tấu. 
* Sáng tạo một đoạn ngẫu hứng tự do trên âm hưởng giai điệu của bài hoặc 
trên vòng hoà thanh của bài. Loại gian tấu này thường được dùng trong các tác 
phẩm có tính nghệ thuật cao và nó khắc hoạ thêm được hình tượng âm nhạc của 
tác phẩm, làm cho người nghe say mê, lôi cuốn, khám phá được những điều mới 
mẻ hơn. 
Lưu ý: Thường trong đoạn gian tấu phát triển và thậm chí chuyển điệu đi xa 
(ví dụ từ C chuyển sang Ab rồi trở về G7 = V7 của C) nhưng chú ý hợp âm cuối 
phải dẫn về bậc V7 của âm chủ(bậc I). 
 Ví dụ 9: Đoạn gian tấu trong bài “ Cánh én tuổi thơ” – Phạm Tuyên. 
 Kèn 
Trong ví dụ trên, đoạn gian tấu đã có sự chuyển giọng sang các giọng Ab, 
Bb7, Gm, Fm … nhưng cuối câu trở về G7 để dẫn về Cm là giọng chủ của bài 
 15 
hát. Khi chơi đoạn nhạc trên, có thể dùng Memory một bè, chơi một bè, sau đó 
mở phần memory lên. 
Đoạn gian tấu này đã tạo ra sự mới mẻ, đầy sức lôi cuốn người nghe 
nhưng không làm mất đi âm hưởng giai điệu của bài hát. 
Ví dụ 10: Đoạn gian tấu rất ngẫu hứng trong bài hát “ Trái đất này là của 
chúng mình”- Nhạc và lời: Trương Quang Lục. 
 Ngoài câu gian tấu cần phải có, chúng ta cũng cần phải lưu ý tới câu lót 
trong bài. Câu lót dùng để lót vào những câu có âm ngân dài hoặc ngừng nghỉ 
trong bài hát, có tác dụng vừa là để lót vào chỗ trống vừa có tác dụng để báo hiệu 
bắt vào câu hát tiếp theo.. Nếu soạn được câu lót hay, phù hợp thì sẽ tăng hiệu 
quả của bài đệm lên rất nhiều.. 
Ví dụ 11: Câu lót nhạc cơ bản của điệu Tango giọng La thứ 
 16 
 * Câu lót nhạc cơ bản điệu Chachacha giọng Fa trưởng 
2.3. Phương pháp soạn Phần Kết ( Ending ) 
 Thường trong phần đệm cho ca khúc, khi hết bài hát người ta thườngcó 
nhiều cách xử lý khác nhau tuỳ theo tính chất của bài hát và tuỳ sự sáng tạo của 
người đàn. Có những cách xử lý phần kết bài như sau: 
* Kết bằng Ending của đàn phím điện tử 
 Khi kết bài hát (hoặc trước khi hết 1, 2 ô nhịp) ta bấm Ending để kết bài 
hát. Phần Ending này đã được cài đặt câu kết phù hợp với nhịp điệu – Style – 
Rhythm đã chọn để kết bài. 
 Đây là cách thông dụng và đơn giản nhất. 
* Kết ngân dài cùng bài hát 
 Có những bài hát đòi hỏi ngân dài cùng với bài hát. Người ta thường phối 
thêm hợp âm vào giai điệu âm kết, tạo độ dày âm thanh và hoà âm kết đẹp, 
hoành tráng hơn, sâu đậm hơn. 
* Kết bằng tiết tấu hoá hợp âm hoặc bằng âm thanh của bộ gõ 
 Khi hát đã kết thúc hoặc đang ngân dài, người ta dùng âm hình tiết tấu 
phần đệm của bài tiếp tục thêm 2 hoặc 4 ô nhịp để kết. Hoặc khi kết dùng tiếng 
Symbal đánh nhẹ để kết bài. 
* Kết bằng một nét nhạc nhỏ (Codetta ) 
 17 
 Khi kết bài thường được chạy bằng một nét nhạc trên cơ sở thang âm hoặc 
hợp âm rải đi lên hoặc đi xuống. 
 Chạy gam thường hay dùng thang âm 5 cung (Pentatonic)để chạy, nghe rất 
hiệu quả hoặc chạy gam với âm tô điểm CHROMATIC cũng rất tốt cho phần kết 
bài. 
* Kết bằng một đoạn nhạc nhỏ 
 Trong các tác phẩm mang tính nghệ thuật, người ta dùng kết bằng một 
đoạn nhạc hoặc từ câu nhạc trong bài hát được phát triển mới hơn, hoặc từ một 
đoạn nhạc hoàn toàn tự do sáng tạo mới để khắc hoạ sâu sắc hơn hình tượng và 
tình cảm trong tác phẩm, làm người nghe cảm xúc sâu sắc hơn trước khi kết thúc 
bài hát. 
 Đoạn phát triển này có khi chơi trên nền ngân vang của giọng hát hoặc 
giọng hát đã tắt mà đoạn nhạc vẫn tiếp tục. 
Bước đầu có thể kết luận: Đệm đàn luôn tạo được sự hứng khởi cho giáo 
viên AN bởi lẽ đòi hỏi sự sáng tạo rất cao chứ không máy móc, rập khuôn. Tiết 
học hát đã thực sự trở thành một tiết học sôi động, đầy ắp âm thanh, và thực sự 
trở thành nơi các em HS được thể hiện bản thân và học hỏi lẫn nhau. Mỗi người 
đều gạt bỏ được mọi sự mặc cảm, tự ti của bản thân để thoả sức sáng tạo nghệ 
thuật. Thực tế cho thấy, nếu như GVAN biết đặt hoà thanh cho chính xác thì đã 
hoàn thành được một nửa công việc, vấn đề còn lại là làm sao biết chèn vào bài 
hát những câu nhạc với sự tinh tế và có cảm xúc. 
Là một công việc khó đối với hầu hết giáo viên, bởi lẽ họ còn hạn chế về 
kinh nghiệm để cảm nhận một tác phẩm âm nhạc. Việc cảm nhận âm nhạc sẽ 
giúp cho người chơi đàn định hình được toàn bộ công việc phải làm của mình, từ 
đó mới có được cảm xúc gởi gắm vào trong tiếng đàn. Đây là một yêu cầu rất 
nghiêm ngặt đối với người đệm ca khúc. Cảm thụ âm nhạc tốt sẽ giúp cho người 
hát có hứng thú hơn, có “lửa” hơn khi phải hát với nền nhạc “vô hồn”. Cảm thụ 
âm nhạc cần phải có vốn kiến thức về âm nhạc nhưng cũng cần phải có thời gian 
khổ luyện. Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp cho GVAN hình thành năng lực 
cảm thụ âm nhạc được tốt hơn. 
Trên cơ sở những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi xin đưa ra một số kết 
luận sau: 
- Để có được kỹ năng soạn đệm ca khúc trong nhà trường PT và ca khúc 
ngoài nhà trường là một công việc khó, đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó phải kể 
đến kiến thức về hoà thanh, phối âm, phối khí, và sự cảm thụ âm nhạc nhạy bén 
và tinh tế. 
 18 
- Những phương pháp mà chúng tôi đưa ra ở trên là hoàn toàn GVAN có 
thể thực hiện được. 
* Một vài kiến nghị: 
- Đối với nhà trường: Cần trang bị đàn Organ để cho giáo viên luyện tập 
với sự tập trung và hiệu quả nhất. Mặt khác có thể cần trang bị dàn âm thanh, 
nhạc cụ để họ luyện tập trên cơ sở tổ chức các hoạt động biểu diễn ca nhạc, giúp 
cho GVAN làm quen với việc đệm ca khúc. Tổ chức các hoạt động âm nhạc có 
chất lượng nghệ thuật cao trong nhà trường để GVAN có điều kiện thể hiện kỹ 
năng soạn đệm ca khúc. Có thể tổ chức giao lưu, tham quan các trường bạn có 
qui mô đào tạo lớn, bài bản. 
- Đối với GVAN: Thường xuyên luyện tập với nhiều hình thức khác nhau 
nhằm: Nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc, trau dồi thường xuyên kỹ năng 
nghe, kỹ năng tái tạo âm nhạc, dần tiến tới kỹ năng sáng tạo âm nhạc. 
Với thời gian có hạn trong việc nghiên cứu và thể hiện . Mặc dầu đã rất cố 
gắng song chuyên đề này sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong các bạn GVAN các 
bậc THCS, TH góp ý và có những ý kiến hay nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm 
với đồng nghiệp trong tỉnh. 
PHẦN THỨ BA 
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CHO HỌC VIÊN 
Sau khi nghiên cứu xong phần lý luận cơ bản về soạn đệm, học viên sẽ 
thực hành soạn đệm một số bài hát trong chương trình THCS. Dưới đây là một 
số bài soạn mẫu mang tính chất tham khảo, nhằm gợi lên những ý tưởng sáng tạo 
khác trong GVAN. 
1. Bài soạn ở giọng Trưởng: Ngày đầu tiên đi học- Tiết điệu Walz. 
2. Bài soạn ở giọng thứ: Một thời để nhớ- Tiết điệu Dissco 
3. Bài soạn ở giọng thứ: Niềm vui của em – Tiết điệu Rhumba. 
4. Bài soạn ở giọng Thứ chuyển sang giọng Trưởng: Tiếng chuông và ngọn 
cờ- Tiết điệu Polka và March. 
5. Bài soạn ở giọng trưởng: Thêm một tuổi hồng – Tiết điệu Chachacha 
 19 
NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC 
 Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện 
 Lời: Viễn Phương 
 Intro ( 8 ô nhịp ) Vừa phải, nhẹ nhàng. 
 20 
MỘT THỜI ĐỂ NHỚ 
 Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên 
Intro( 8 ô nhịp)- Sôi nổi, trong sáng. 
 21 
Câu kết. 
NIỀM VUI CỦA EM 
 Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng 
Intro( 8 ô nhịp)- Vừa phải, nhẹ nhàng, trong sáng. 
 22 
Câu kết( 4 ônhịp ) 
 23 
TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ 
 Nhạc và lời: Phạm Tuyên 
 Intro ( 8 ô nhịp )- Nhịp đi, hoành tráng. 
 24 
Câu kết ( 4 ô nhịp ) 
THÊM MỘT TUỔI HỒNG 
 Nhạc: Nguyễn Văn Hiên 
 Intro (8 nhịp) 
 25 
 26 
 27 
 28 
 29 
 30 
 31 
 32 
 33 
 34 
 35 
 36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Kim- Hoà âm và Phối khí cho đàn Organ điện tử-Trung tâm Nghiệp vụ 
Văn hoá TP. Hồ Chí Minh – 1996. 
2. Nguyễn Xuân Tứ – Phương pháp dạy và học đàn phím điện tử – NXB ĐHSP 
2004. 
3. Nguyễn Xuân Tứ – Phương pháp Dạy và Học đàn phím điện tử – NXB 
ĐHSP 2005. 
4. Nguyễn Bách – Jazz- Organ- Piano cho mọi người – Dihavina – NXB ÂM 
NHẠC. 
5. Phương pháp soạn đệm Organ- GV, nhạc sĩ Đoàn Phương Hải- Trường 
ĐHNT Huế. 
6. Tuyển tập ca khúc dùng trong trường THPT – NXB GD. 
 37 
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DALCROZE TRONG 
TỔ CHỨC VẬN ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ EM 
 Thạc sĩ Hồ Ngọc Khải 
 Vận động âm nhạc (Musical movements) đã và đang được áp dụng như 
một nội dung phổ biến trong chương trình giáo dục âm nhạc ở nhiều nước phát 
triển và đang phát triển. Trong chương trình môn Âm nhạc hiện hành bậc TH và 
THCS nước ta, vận động âm nhạc đã được đưa vào bài học âm nhạc qua các vận 
động theo nhạc dưới hình thức phụ họa cho lời ca khi học sinh học hát. Tuy 
nhiên, do chỉ được giới hạn trong việc phụ họa bài hát, những vận động này sẽ 
lập đi lập lại, nghèo nàn; làm cho học sinh dễ chán, giáo viên lúng túng khi giảng 
dạy, luyện tập cho trẻ. Đặc biệt, đa số các động tác vận động này hầu hết phụ 
thuộc vào ý của ca từ. Một số bài hát có nội dung gần nhau, thì các động tác sẽ 
dễ bị mô phỏng làm cho giờ học âm nhạc ít tính khám phá, hạn chế sáng tạo. 
 Phương pháp dạy học âm nhạc qua vận động (Eurhythmics

File đính kèm:

  • pdfTAI LIEU BDTX AM NHAC THCS 2014.pdf
Giáo án liên quan