Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 : Ôn tập (tiết 40)

1.Kiến thức

 - Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8.

 - Ôn lại các bài toán về tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.

2.Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng viết công thức hoá học và phương trình hoá học, lập công thức.

- Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch

3. Thái độ

 

doc141 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 : Ôn tập (tiết 40), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lên bảng viết PTPƯ.
- Gv : Hướng dẫn - Hs viết tường trình thực hành
I. Tiến hành thí nghiệm 
1. Thí nghiệm 1
Tác dụng của nhôm với oxi
4Al + 3O2 t0 2 Al2O3
2. Thí nghiệm 2
Tác dụng của sắt với lưu huỳnh
Fe + S FeS
3. Thí nghiệm 3
Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong 2 lọ không dán nhãn.
- Chia mẫu chất cần nhận biết
- Cho dd NaOH vào từng mẫu.Nếu mẫu nào có xuất hiện bọt khí là Al,không phản ứng là Fe
Al+NaOH+H2O → NaAlO2+H2
II.Tường trình
*Bản tường trình
STT
Tên TN
Cáchtiến hành
Hiện tượng
Giải thích,viết PT
D.Củng cố
- Nhấn mạnh tính chất của Al,Fe.
- Nhận xét về ý thức, thái độ của học sinh trong buổi thực hành,đồng thời nhận xét về kết quả thực hành của các nhóm.
- Hướng dẫn học sinh thu hồi hoá chất, rửa ống nghiệm , vệ sinh phòng .
- Yêu cầu học sinh làm bản tường trình thực hành theo mẫu.
 E.Về nhà
- Học thuộc tính chất hoá học của kim loại nói chung và của sắt nói và nhôm nói riêng. phương pháp hoá học nhận biết kim loại
- Đọc trước bài: Tính chất chung của phi kim 
___________________________________________________________________
 Tiết 30 	 Ngày soạn 15/11/2010
Chương 3
PHI KIM – SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN
BÀI 25. TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
A.Mục tiêu
a.Kiến thức: Học sinh nắm được
- Một số tính chất vật lí của phi kim 
- Biết những tính chất hoá học của phi kim.
- Biết được các phi kim có mức độ hoạt động hoá học khác nhau.
b.Kĩ năng
- Biết sử dụng những kiến thức đã học để rút ra các tính chất vật lí và tính chất hoá học của phi kim.
- Viết được các PTPƯ thể hiện tính chất hoá học của phi kim.
B.Chuẩn bị 
- Lọ khí Clo đã điều chế sẵn,dụng cụ thử tính dẫn điện,S,P,O2...
- Dụng cụ điều chế khí H2
- Hoá chất điều chế H2, Quì tím.
 C.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
*Viết các phản ứng theo sơ đồ sau:
a.Fe + S → ? b.Fe + Cl2 → ?
c.C + ? → CO2 d.? + ? → HCl
e.Mg + Br2 → ? f.P + O2 → ?
2.Bài mới
 ? Trong các chất tham gia phản ứng thuộc những loại đơn chất nào?Loại đơn chất nào đã được học?
 Có rất nhiều đơn chất khác nhau,chúng đều thuộc 2 loại đơn chất chính là kim loại và phi kim.Với đơn chất kim loại chúng ta đã biết trong các bài học trước và đã biết được tính chất ,ứng dụng của nhiều kim loại.Trong chương 3 này các em sẽ tìm hiểu sang loại đơn chất thứ 2 là phi kim,để xét xem các đơn chất phi kim có tính chất và ứng dụng như thế nào?Đó chính là vấn đề chính của các bài trong chương.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Tìm hiểu những tính chất vật lý của phi kim
- Gv : Cho - Hs quan sát một số mẫu phi kim, thử tính dẫn điện.
? Theo em phi kim có những tính chất vật lí nào?
- Hs : Phi kim tồn tại ở 3 dạng ....
Hoạt động 2 : Tìm hiểu những tính chất hóa học của phi kim
- Gv : Từ phần kiểm tra bài cũ hãy dự đoán tính chất hoá học phi kim.
- Hs : Phân loại các phản ứng và đưa ra tính chất hoá học của phi kim.
- Gv : Lấy các ví dụ với Fe,Cl2,yêu cầu - Hs viết phương trình 
? Phi kim phản ứng với kim loại cho sản phẩm như thế nào?
- Hs : Thường phi kim phản ứng với kim loại tạo muối và các oxit.
 - Gv: Bổ sung thêm tính chất clo tác dụng với hiđrô sau đó - Gv làm thí nghiệm 
 - Đốt cháy H2 trong bình đựng khí Clo
 - Sau phản ứng cho một ít nước vào lọ lắc nhẹ, rồi thả vào đó một mẩu quì tím
- Gv: Gọi - Hs nhận xét hiện tượng.
? Vì sao giấy quì tím hoá đỏ?
- Gv : Thông báo phần nhận xét.
- Gv : Hướng dẫn - Hs viết PTPƯ.
- Gv : Thông báo : Ngoài ra nhiều phi kim khác tác dụng với H2 cũng tạo thành hợp chất khí
? Em hãy mô tả lại hiện tượng đốt cháy lưu huỳnh,P trong oxi ?
? Nhận xét về sản phẩm phản ứng giữa PHI KIM với O2 ?
- Hs : Nhiều phi kim phản ứng oxi tạo ra oxit axit.
 - Gv : Thông báo hoạt động hoá học của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và H2.
- Nếu phi kim phản ứng với kim loại nhiều hoá trị, phi kim nào làm kim loại thể hiện hoá trị cao hơn thì phi kim đó mạnh hơn,phi kim càng dễ phản ứng H2 hơn cũng là phi kim mạnh hơn.
I. Phi kim có những tính chất vật lí nào 
(SGK/ 74)
II.Phi kim có những TCHH nào?
1. Tác dụng với kim loại.
* Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối
t0
Na + Cl2 2NaCl
t0
 Vàng lục Trắng
Fe + S FeS (1)
t0
2Fe + 3Cl2 2 FeCl3(2)
* Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit
t0
4Al + 3O2 2Al2O3
Kl.Phi kim phản ứng với kim loại thường tạo muối và các oxit.
2. Tác dụng với hiđrô.
* Oxi td với hiđrô tạo thành nước
t0
2H2 + O2 2H2O
 * Clo tác dụng với Hiđrô.
 As
Cl2 + H2 2HCl (3)
 Bóng tối
F2 + H2 2HF (4)
KL.Phi kim tác dụng với H2 tạo ra các hợp chất khí.
3. Tác dụng với oxi
t0
S + O2 SO2
t0
4P + 5O2 2P2O5
KL.Nhiều phi kim phản ứng oxi tạo ra oxit axit.
4. Mức độ hoạt động hoá học của phi kim
- Phi kim hoạt động hoá học mạnh như: F2, O2, Cl2 ...
- Phi kim hoạt động hoá học yếu hơn như: S, P, C, Si ... 
D.Củng cố
* Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Các phi kim sau: C, Si, I2, N2, O2, Cl2, H2
1.Các phi kim trên tồn tại ở trạng thái rắn gồm
 A.C,Si B.I2,N2 C.H2,O2 D.Tất cả
2.Phi kim có khả năng dẫn điện là:
 A.C,Si B.O2,H2 C.Cl2,N2 D.Tất cả
3.Phi kim phản ứng với S,Cl2,F2 để tạo các hợp chất khí là;
 A.C B.N2 C.H2 D.Tất cả
4.Phi kim phản ứng với kim loại tạo oxit bazơ là;
 A.Si B.O2 C.Cl2 D.Không có
E.Về nhà
- Trả lời bài tập 1, 2, 3 SGK/ 76
- Đọc trước bài: Clo
- Về nhà: Làm bài tập: 4, 5, 6 SGK / 76.
_________________________________________________________________________
Tiết 31 	Ngày soạn 22/11/2010
BÀI 26.CLO
KHHH – Cl ,CTHH – Cl2,NTK = 35,5
A.Mục tiêu
a.Kiến thức
- - Hs biết được tính chất vật lí của clo
- Biết những tính chất hoá học của clo.
b.Kĩ năng
 - Biết dự đoán tính chất hoá học của phi kim.
- Tiếp tục rèn kĩ năng các thao tác thí nghiệm , biết cách quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận.
- Viết được các PTPƯ thể hiện tính chất hoá học của clo
B.Chuẩn bị
1. Dụng cụ: 
 - Bình thuỷ tinh có nút, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, giá sắt, hệ thống ống dẫn khí, cốc thuỷ tinh
 2. Hoá chất:
 - MnO2, dung dịch HCl đặc, bình khí clo, dung dịch NaOH, H2O. 
 C.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
+Viết các PTHH để nêu tính chất hoá học của phi kim?Lấy ví dụ với Cl2,S?
+Để đánh giá độ mạnh yếu của phi kim người ta dựa trên cơ sở nào?Viết phản ứng minh họa?
2.Bài mới
 Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về tính chất chung của Phi kim,biết được độ mạnh yếu của một số phi kim.Clo là một phi kim khá phổ biến,vậy tính chất ,ứng dụng ,điều chế clo như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tính chất vât lý của Clo
- Gv : Cho - Hs quan sát mẫu khí Clo, kết hợp tìm hiểu thông tin SGK.
? Cho biết clo có tính chất vật lí như thế nào?
- Hs : Clo là chất khí màu vàng lục, mùi hắc nặng hơn không khí, độc, tan trong nước
Hoạt động 2 : Tìm hiểu những tính chất hóa học của clo
- Gv: Đặt vấn đề: Liệu clo có những tính chất hoá học của phi kim không 
- Hs : Quan sát các thí nghiệm
- Gv: Yêu cầu - Hs viết các PTPƯ cho các tính chất trên.
- Hs: Viết các pthh theo thí nghiệm vừa quan sát.
? Kết kuận gì về Clo qua các thí nghiệm?
- Hs : Clo là một phi kim,và là phi kim hoạt động mạn? 
- Gv: Đặt vấn đề: Ngoài các tính chất hoá học của phi kim; Clo còn có những tính chất hoá học nào khác.
- Gv: Biểu diễn clo tác dụng với nước.
- Gv: Gọi - Hs nêu hiện tượng quan sát được
? Tại sao quì tím chuyển sang màu đỏ sau đó lại bị mất màu ?
- Hs : Sản phẩm có axit.
- Gv : Hướng dẫn - Hs viết PTPƯ.
- Gv : Biểu diễn tiếp thí nghiệm Clo tác dụng với dd NaOH 
? Yêu cầu - Hs nhận xét hiện tượng ?
- Hs : Giấy quì chuyển đỏ sau đó mất màu.
- Gv : Quì đỏ chứng tỏ săn phẩm có Axit.Quì mất màu do NaClO không bền tạo Oxi nguyên tử ở ngoài ánh sáng
- Hs : Thảo luận theo nhóm viết PTPƯ.
- Gv: Thông báo tên 2 muối và tên sản phẩm 
- Gv : Hướng dẫn học sinh viết pt với dd Ca(OH)2.
I. Tính chất vật lí 
 Clo là chất khí màu vàng lục,mùi hắc nặng hơn không khí,độc,tan trong nước....
II.Tính chất hoá học
1.Có những TCHH của phi kim không?
to
a. Tác dụng với kim loại.
Cu + Cl2 CuCl2
to
Đỏ Trắng
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
trắng xám Vàng lục Đỏ nâu
Nhận xét :Clo phản ứng với nhiều kim loại tạo muối Clorua.
b.Clo tác dụng với Hiđrô.
 As
Cl2 + H2 2HCl
Kết luận:Clo là một phi kim và là phi kim hoạt động mạn? 
2. Clo còn có tính chất hoá học nào khác?
a.Tác dụng với nước
Cl2 + H2O HCl + HClO 
Nước clo có tính tẩy màu, là hỗn hợp gồm: HCl, HClO, Cl2 và H2O
b.Tác dụng với dd kiềm
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O 
 As
NaClO → NaCl + O
 Sản phẩm tạo thành gọi là nước Ja ven có tính tẩy màu mạnh do tạo oxi nguyên tử.
Cl2+2Ca(OH)2 → Ca(ClO)2+ CaCl2+H2O
 Cloruavôi
D.Củng cố
*Chọn đáp án đúng
1.Sản phẩm của phản ứng giữa Cl2 và Fe là sản phẩm nào?
 A.FeCl2 B.FeCl3 C.FeCl2 và FeCl3 
2.Sục clo cho nó tan trong nước hiện tượng này thuộc :
 A.Hiện tượng vật lí B.Hiện tượng hoá học
3.Sau khi điều chế Clo,để loại bỏ lượng khí này còn thừa thì cách làm nào sau đây là tốt nhất:
 A.Sục vào dd NaCl B.Hoá hợp cới H2 C.Sục vào dd Kiềm D.Sục vào nước
4.Chất thử nào có thể nhận ra 3 khí:Cl2,H2,SO2
 A.H2O B.ddNaOH C.Quì tím ẩm D.Na
5.Để làm khô khí Clo vừa điều chế thì dẫn khí này qua:
 A.H2SO4 đặc B.NaOH khan C.CaO D.Cả A,B,C
E.Về nhà
- Học nội dung bài hôm nay,viết các pt với Cl2
- Làm bài tập trong SGK
- Xem phần ứng dụng và điều chế Clo.
_________________________________________________________________
Tiết 32 	Ngày soạn 22/11/2010
BÀI 26.CLO (TIẾP)
KHHH – Cl ,CTHH – Cl2,NTK = 35,5
A.Mục tiêu
a.Kiến thức
- - Hs biết được một số ứng dụng của clo.
- - Hs biết phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
b.Kĩ năng
- Biết quan sát sơ đồ, đọc nội dung SGK hoá học 9. để rút ra các kiến thức về tính chất, ứng dụng và điều chế khí clo.
c.Thái độ
- Biết Clo có nhièu ứng dụng, song nó là khí rất độc,khi tiếp xúc Clo cần thận trọng,biết cách xử lí khi Clo thoát ra ngoài.
B.Chuẩn bị
- Tranh vẽ: Hình 3.4 phóng to; Sơ đồ về một số ứng dụng của clo
- Bình điện phân để đi

File đính kèm:

  • docgiao an hoa hoc 9 2 cot.doc