Bài giảng Tiết 7 – 8: Bài 5 – Glucozơ

- Tính chất các nhóm chức của glucozơ để giải thích các hiện tượng hóa học.

=- Khai thác mối quan hệ giữa cấu trúc phân tử và tính chất hóa học.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích các kết quả thí nghiệm.

- Giải các bài tập liên quan đến hợp chất glucozơ, fructozơ

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 7 – 8: Bài 5 – Glucozơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .../../.
Ngày giảng: ././. 
Chương 2: CÁC BON HIĐRAT
Tiết 7 – 8: Bài 5 – Glucozơ
I. Môc tiªu:
1. VÒ kiÕn thøc
	* Học sinh biết:
- BiÕt cÊu tróc ph©n tö d¹ng m¹ch hë cña glucoz¬.
- Tính chất các nhóm chức của glucozơ để giải thích các hiện tượng hóa học.
2. KÜ n¨ng:
- Khai thác mối quan hệ giữa cấu trúc phân tử và tính chất hóa học.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích các kết quả thí nghiệm.
- Giải các bài tập liên quan đến hợp chất glucozơ, fructozơ.
3. Tình cảm thái độ:
- Vai trò quan trọng của glucozơ và fructozơ trong đời sống và sản xuất, từ đó tạo hứng thú cho học sinh muốn nghiên cứu, tìm tòi về hợp chất glucozơ và fructozơ.
II. Chuẩn bị:
 1. Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn.
 2. Hoá chất: Glucozơ, các dung dịch AgNO3, NH3, CuSO4, NaOH.
 3. Các mô hình phân tử glucozơ, fructozơ, hình vẽ, tranh ảnh có liên quan đến bài học.
III. Phương pháp :
- Nêu vấn đề + đàm thoại + trực quan + hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp 
1.Ổn định lớp. 
 	 2. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra trong quá trình bài giảng .
 	 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1:
- GV cho HS quan sát mẫu glucozơ. Nhận xét về trạng thái màu sắc ?
- HS tham khảo thêm SGK để biết được một số tính chất vật lí khác của glucozơ cũng như trạng thái thiên nhiên của glucozơ.
Hoạt động 2:
- HS nghiên cứu SGK và cho biết: Để xác định CTCT của glucozơ, người ta căn cứ vào kết quả thực nghiệm nào ?
- Từ các kết quả thí nghiệm trên, HS rút ra những đặc điểm cấu tạo của glucozơ.
- HS nên CTCT của glucozơ: cách đánh số mạch cacbon.
Hoạt động 3:
- GV ?: Từ đặc điểm cấu tạo của glucozơ, em hãy cho biết glucozơ có thể tham gia được những phản ứng hoá học nào ?
- GV biểu diễn thí nghiệm dung dịch glucozơ + Cu(OH)2. Hs quan sát hiện tượng, giải thích và kết luận về phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2.
- HS nghiên cứu SGK và cho biết công thức este của glucozơ mà phân tử cho chứa 5 gốc axetat. Từ CTCT này rút ra kết luận gì về glucozơ ?
Hoạt động 4:
 - GV: Biểu diễn thí nghiệm oxi hoá glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 ( chú ý ống nghiệm phải sạch và đun nhẹ hỗn hợp phản ứng )
 - HS: Theo dõi GV làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.
- GV: Biểu diễn thí nghiệm oxi hoá glucozơ bằng Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH .
- HS: Theo dõi GV làm thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.
 - GV: yêu cầu học sinh viết phương trình hoá học của phản ứng khử glucozơ bằng hiđro.
- GV: yêu cầu học sinh viết phương trình hoá học lên men glucozơ.
Hoạt động 5:
 - GV cho - HS nghiên cứu cách điều chế glucozơ.
- HS trình bầy những ứng dụng của glucozơ
Hoạt động 6:
- HS: Hãy nghiên cứu SGK cho biết đặc điểm cấu tạo của đồng phân quan trọng nhất của glucozơ là fructozơ.
- HS: Cho biết tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của fructozơ.
- HS: cho biết các tính chất hoá học đặc trưng của fructozơ. Giải thích nguyên nhân gây ra các tính chất đó.
I. TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN VA TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
 - Chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía.
 - Có trong hầu hết các bộ phận của cơ thể thực vật như hoa, lá, rễ, và nhất là trong quả chín (quả nho), trong máu người (0,1%). 
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ:
- Công thức phân tử C6H12O6
 - Glucozơ có phản ứng tráng bạc, bị oxi hoá bởi nước brom tạo thành axit gluconic → Phân tử glucozơ có nhóm -CHO.
 - Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh lam → Phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH kề nhau.
 - Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO → Phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH.
 - Khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan → Trong phân tử glucozơ có 6 nguyên tử C và có mạch C không phân nhánh.
Kết luận: Glucozơ là hợp chất tạp chứa, ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5 chức.
CTCT:
Hay CH2OH[CHOH]4CHO
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
 1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol)
 a. Tác dụng với Cu(OH)2:
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2 H2O 
 b. Phản ứng tạo este 
 Khi tác dụng với anhiđrit axetic, glucozơ có thể tạo este chứa 5 gốc axetat trong phân tử C6H7O(OCOCH3)5
 2 .Tính chất của anđehit:
 a. Oxi hoá glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3: 
CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH2OH[CHOH]4COONH4 + 3NH3NO3 
 + 2Ag 
 Amoni gluconat
 b. Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2
 CH2OH(CHOH)4 CHO + Cu(OH)2 + NaOH CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O+ H2O 
 Natri gluconat
 c. Khử glucozơ bằng hiđro:
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 
 CH2OH[CHOH]4CH2OH 
 Sobitol
3. Phản ứng lên men:
2 C6H12O6 2 C2H5OH + 2 CO2
IV. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG:
 1. Điều chế:
Thủy phân tinh bột nhờ XT axit HCl loãng hoặc enzim
 (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 
Thuỷ phân xenlulozơ (vỏ bào, mùn cưa) nhờ xúc tác axit HCl đặc.
 2. Ứng dụng: 
- Dùng làm thuốc tăng lực, tráng gương ruột phích, là sản phẩm trung gian đ sản xuất etanol từ các nguyên liệu có chứa tinh bột hoặc xenlulozơ. 
V. FRUCTOZƠ:
- Fructozơ (C6H12O6) ở dạng mạch hở có công thức cấu tạo thu gọn là :
 6 5 4 3 2 1
 CH2OH – CHOH – CHOH – CHOH – CO – CH2OH 
 Hoặc viết gọn là :
 CH2OH[CHOH]3COCH2OH
 Tương tự như glucozơ, fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức Cu(C6H11O6) màu xanh lam (tính chất của ancol đa chức), tác dụng với hiđro cho poliancol C6H14O6 (tính chất của nhóm cacbonyl).
- OH
 Fructozơ không có nhóm CH=O nhưng vẫn có phản ứng tráng bạc và phản ứng khử Cu(OH)2 thành Cu2O là do khi đun nóng trong môi trường kiềm nó chuyển thành glucozơ theo cân bằng sau :
 Glucozơ Fructozơ 
5. Củng cố:
 	1. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
 A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
 B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
 C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.
 D. Metyl -glicozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.
 	2. 
 a) Hãy cho biết công thức dạng mạch hở của glucozơ và nhận xét về các nhóm chức của nó (tên nhóm chức, số lượng , bậc nếu có). Những thí nghiệm nào chứng minh được glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng?
 b) Hãy cho biết công thức dạng mạch vòng của glucozơ và nhận xét về các nhóm chức của nó (tên, số lượng, bậc và vị trí tương đối trong không gian). Những thí nghiệm nào chứng minh được glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ?
 c) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở những dạng nào (viết công thức và gọi tên) ? 
6. Dặn dò:
 	1. Bài tập về nhà: 1 → 8 trang 32 - 33 (SGK).
 2. Xem trước bài SACCAROZƠ
.

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 12 tiet 78.doc
Giáo án liên quan