Vẽ hình trong bài toán thấu kính - quỹ tích ảnh

VẼ HÌNH TRONG BÀI TOÁN THẤU KÍNH-QUỸ TÍCH ẢNH

Q74 (ĐH Thuỷ Lợi 97):

 Cho AB là ảnh của vật AB được tạo bởi một thấu kính mỏng như hình vẽ (AB song song với AB). Thấu kính là loại gì? Tại sao?

 Bằng cách vẽ hãy xác định vị trí, tiêu điểm F và quang trục chính của thấu kính.

Q75 (HVKTQS 98-TN 99):

 Vật sáng AB đặt trước một thấu kính mỏng cho ảnh AB như hình vẽ. Bằng cách vẽ hình, hãy xác định loại thấu kính, vị trí của quang tâm, tiêu điểm chính và trục chính của thấu kính.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vẽ hình trong bài toán thấu kính - quỹ tích ảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vẽ hình trong bài toán thấu kính-quỹ tích ảnh
A
B
A’
B’
Q74 (ĐH Thuỷ Lợi 97):
 Cho A’B’ là ảnh của vật AB được tạo bởi một thấu kính mỏng như hình vẽ (A’B’ song song với AB). Thấu kính là loại gì? Tại sao?
 Bằng cách vẽ hãy xác định vị trí, tiêu điểm F và quang trục chính của thấu kính. 
A
B
A’
B’
Q75 (HVKTQS 98-TN 99):
	Vật sáng AB đặt trước một thấu kính mỏng cho ảnh A’B’ như hình vẽ. Bằng cách vẽ hình, hãy xác định loại thấu kính, vị trí của quang tâm, tiêu điểm chính và trục chính của thấu kính.
Q76 ():
A
B
A’
B’
A’
B’
A
B
A’
B’
A
B
	Tương tự bài 74 cho các trường hợp sau đây:
Q77 ():
	Tương tự bài 75 trong các trường hợp sau:
A
B
A’
B’
A’
B’
A
B
A’
B’
A
B
x
y
S ã
ã S’ 
x
y
S ã
ã S’ 
x
y
S ã
ã S’ 
Q78 (ĐH Thuỷ Lợi 01):
	Trên hình vẽ xy là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng còn S’ là ảnh của nó qua thấu kính. Bằng cách vẽ hình hãy xác định loại thấu kính, vị trí của quang tâm O, tiêu điểm chính.
Q79 ():
 Cho MN là trục chính của một thấu kính. Điểm sáng S cho ảnh S’ qua thấu kính. F là một tiêu điểm chính của thấu kính. Hãy xác định loại thấu kính, quang tâm và tiêu điểm chính còn lại của thấu kính.
N
M
S
S’
F
Q80 (ĐHBK 99)
 Cho một thấu kính phân kỳ và một nguồn sáng điểm S như hình vẽ. F và F’ là các tiêu điểm của thấu kính. Xác định (bằng cách vẽ hình) miền không gian trong đó tại mỗi điểm có thể nhận được hai tia sáng khác nhau từ S truyền tới. Giải thích? 
S
F
F
Q81 (ĐH Quốc Gia 99) Giải thích cách vẽ và vẽ tiếp đường đi của tia sáng (b) trong hai trường hợp hình vẽ bên. Cho biết xy là quang trục chính và (a) là tia sáng đi qua thấu kính.
x
y
(a)
(b)
x
y
(a)
(b)
Q82 (ĐHSP II 98) Một thấu kính mỏng phẳng lồiđược làm bằng thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5 và bán kính cong của mặt lồi là R = 10cm.
Tính độ tụ của thấu kính.
Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng d0 = 30cm. Xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh A0B0 của AB qua thấu kính. 
A
B
Cho AB tịnh tiến ra xa thấu kính với vận tốc không đổi v=10cm/s, sao cho B luôn trên trục chính.
Thiết lập biểu thức tính vận tốc của ảnh theo thời gian. Nhận xét về chuyển động của ảnh.
Tìm quỹ tích ảnh B’ của B
Q83 () 1. Giữa vật sáng phẳng AB và màn cố định song song với AB, người ta di chuyển một thấu kính hội tụ L1 dọc theo trục chính vuông góc với AB thì thấy chỉ có một vị trí của thấu kính cho ảnh trên màn. Khoảng cách giữa vật và màn là D = 160cm. Xác định tiêu cự của L1.
2. Với D khác 160cm, di chuyển một thấu kính hội tụ L2 dọc theo trục chính vuông góc với AB, người ta thấy hai vị trí của thấu kính cho ảnh của AB trên màn. Hai vị trí đó cách nhau một khoảng d = 15cm. Độ phóng đại ảnh của một trong hai vị trí đó là |k| = 2
Giải thích hiện tượng.
Xác định độ phóng đại ảnh ở vị trí còn lại của thấu kính.
Xác định tiêu cự của thấu kính L2. 
Q84 Một thấu kính thuỷ tinh n = 1,5 giới hạn bởi một mặt lõm và một mặt lồi. Một điểm sáng S nằm trên trục chính, cách thấu kính 60cm. Chiếu một chùm tia sáng tới mặt lõm của thấu kính. Khi đập vào mặt này, một phần của chùm sáng phản xạ lại và hội tụ tại một điểm S1 cách thấu kính 30cm, một phần chùm sáng đi qua thấu kính và hội tụ tại một điểm S2 cách thấu kính 30cm.
Vẽ đường truyền của chùm tia sáng.
Tìm tiêu cự của thấu kính, bán kính mặt lõm và bán kính mặt lồi.
Nếu dịch chuyển dần S về sát kính thì hình dạng của chùm phản xạ và khúc xạ thay đổi như thế nào?
Do vô ý đánh rơi kính bị vỡ thành nhiều mảnh. Chọn lấy một mảnh không bị xây sát hai mặt và đặt vào chỗ cũ của nó. Hỏi hai ảnh S1 và S2 có còn tồn tại không? Tại sao?
Q85(CĐSP Nam Định 01)
 1. Một vật phẳng nhỏ đặt cố định trước một thấu kính hội tụ. Khi đặt trong không khí thì ảnh bằng vật. Nếu Nhúng cả hệ thống vào trong nước thì tạo được ảnh ảo lớn gấp hai lần vật. Biết chiết suất của nước là 4/3. Tìm chiết suất của thuỷ tinh làm thấu kính
 2. Chiếu một tia sáng SI đến gặp một thấu kính L, tia sáng nghiêng so với trục chính một góc α = 40, khoảng cách OI = 0,84cm. Hãy tìm tiêu cự của thấu kính để tia ló nghiêng với trục chính một góc β = 50.
S
I
O
M
α 
Q86 (CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu 01)
 Một thấu kính hội tụ được chế tạo tù thuỷ tinh có dạng phẳng lồi, chiết suất của thuỷ tinh là n = 1,5. Tiêu cự của thấu kính laf = 20cm. Một vật AB có dạng một đoạn thẳng sáng có chiều dài l đặt trùng với trục chính và trung điểm C của AB nằm cách thấu kính 30cm.
Tìm bán kính mặt lồi của thấu kính. Xác định vị trí ảnh C’ của C? Vẽ ảnh?
Cho biết ảnh của AB là một ảnh thật A’B’, ảnh này lớn gấp 6,25 lần vật. Tính chiều dài của vật AB

File đính kèm:

  • docTailieuQuanghinhhay.doc
Giáo án liên quan