Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm

Dạy và học trong từng thời kì đều có mục tiêu riêng của nó. Trong thời đại ngày nay với nhịp sống càng phát triển, con người càng tiến bộ, nhu cầu về kiến thức rất cao, vì thế mà việc dạy và học cũng thay đổi cho phù hợp.

Dạy và học theo định hướng đổi mới đòi hỏi người học nhiều ở sự tư duy, năng động, sáng tạo, đặc biệt là chú trọng việc tự học. Từ đó, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại là cần thiết đối với mọi cấp học theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993) có đề cập đến vấn đề “Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy năng động, sáng tạo giải quyết vấn đề”.

Từ khi chương trình giáo dục đổi mới thì phương pháp giáo dục cũng có nhiều đổi mới trên cơ sở kế thừa và phát huy cái cũ. Chương trình, nội dung sách giáo khoa mới nhằm tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, coi trọng các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, tiếp thu những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xuất phát từ thực trạng Địa lí trong nhà trường đối với nhiệm vụ dạy học và việc vận dụng phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục cùng với xu hướng đổi mới trong giảng dạy ngày nay, cần người học phải biết tích cực, năng động, sáng tạo, để làm được điều đó thì người dạy phải có những phương pháp phù hợp.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên Địa lí THCS là không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy của mình. Dạy học, như đã biết vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật nhưng nghệ thuật cũng là sự thăng hoa trên cơ sở của một trình độ chuyên môn giỏi, trình độ tay nghề, nghiệp vụ vững vàng. Đó là kết quả của một quá trình lâu dài tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sáng tạo, đổi mới và thực nghiệm những đổi mới của cá nhân và đồng nghiệp.

 

doc24 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Vận dụng phương pháp thảo luận trong dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Lương Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, và dưới trung bình cũng có thể nắm được kiến thức và phù hợp cả về thời gian, tính logic chung của chương trình không gò bó, gượng ép.
 Những vấn đề trình bày và cách sử dụng PPTL phải mang tính chất khoa học, nó bao gồm cả bố cục, nội dung phải bao hàm kiến thức trong SGK, logic, chặt chẽ tránh việc đưa vào những nội dung không phù hợp, rườm rà, khó hiểu……
 Giải pháp 3: Đảm bảo tính sư phạm
 Yêu cầu về sư phạm là một chỉ tiêu chính về chất lượng. Chỉ tiêu này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung PPDH với cấu tạo và nội dung của phương tiện. Tính sư phạm thể hiện ở chỗ:
 - PPTL phải đảm bảo cho HS tiếp thu được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với yêu cầu của chương trình, giúp cho GV truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, kĩ xảo tay nghề….làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.
 - Nội dung và cấu tạo của PPTL phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lí thuyết và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản.
 - PPTL phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi cái phải có vai trò và chỗ đứng riêng.
 Giải pháp 4: Đảm bảo tăng dần mức độ từ dễ đến khó.
 Trong quá trình dạy học sử dụng PPTL cho HS, tùy vào trình độ, năng lực cụ thể của HS mà GV nâng dần yêu cầu và mức độ hệ thống hóa từ dễ đến khó cho từng đối tượng HS từ trung bình đến khá, giỏi đều có thể hoàn thành câu hỏi thảo luận được giao.
 Ngoài ra, cũng cần có những yêu cầu nhằm để phân loại được trình độ HS để từ đó có thể phát huy khả năng của HS khá, giỏi, đồng thời cũng có biện pháp uốn nắn những HS còn yếu kém. GV có thể trình bày nội dung bằng ngôn ngữ hệ thống hóa các kiến thức bằng các sơ đồ, bằng lời, tranh ảnh kết hợp với nhau.
 Giải pháp 5: Đảm bảo nguyên tắc sử dụng phương pháp thảo luận hợp lí.
 a. Sử dụng phương pháp thảo luận đúng lúc.
 Sử dụng PPTL có nghĩa là đưa PPTL vào lúc cần thiết, lúc HS mong muốn nhất ( mà trước đó GV đã dẫn dắt, nêu vấn đề, gợi ý..) và được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm sinh lí thuận lợi nhất.
 Hiệu quả của việc sử dụng PPTL được nâng cao rất nhiều nếu nó xuất hiện đúng vào lúc mà nội dung, phương pháp của bài giảng cần đến nó. Cần sử dụng PPTL vào theo trình tự bài giảng, trành việc sử dụng không hợp lí với mục tiêu, nội dung bài học.
 Ngoài ra PPTL còn được xây dựng, thiết kế đối những bài mà nội dung có tính móc xích, sâu chuổi nhau…..hoặc những bài dạy cần củng cố kiến thức, khắc sâu kiến thức trên cơ sở thời gian cho phép và phù hợp trong một tiết dạy.
 b. Sử dụng phương pháp thảo luận đúng chỗ.
 Trong chương trình Địa lí 7, PPTL có thể sử dụng để khai thác những kiến thức mới cho HS, đó là những kiến thức mà HS chưa biết hoặc là những kiến thức có liên quan đến nội dung bài học mà GV và HS đang cùng làm sáng tỏ. Khi đó, HS sẽ kết hợp với SGK, và những kiến thức đã biết có liên quan để giải quyết những vấn đề mà GV đưa ra. 
 Bên cạnh đó cũng cần chú ý rằng, với những bài có mục tiêu là rèn luyện kỹ năng cho HS như đối với các dạng bài thực hành thì chúng ta không cần phải sử dụng PPTL. Trong một tiết thực hành, cần phải có đủ thời gian để cho HS rèn luyện phần kỹ năng, nếu sử dụng PPTL trong tiết thực hành thì sẽ không đảm bảo được yêu cầu hoàn thành kỹ năng cho HS.
 c. Sử dụng phương pháp thảo luận đúng cường độ.
 Nếu kéo dài việc sử dụng PPTL liên tục trong nhiều bài hoặc dùng lặp đi lặp lại PPTL quá nhiều lần trong một tiết giảng dạy thì hiệu quả của nó sẽ giảm sút, khả năng tiếp thu của HS sẽ kém đi, nên cần tránh việc lạm dụng quá nhiều trong quá trình sử dụng.
Một số bài dạy minh họa
Bài 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - Học sinh cần nắm được các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất và bảo vệ đất.
 - Biết được một số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng.
 2. Kĩ năng
 - Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua tranh vẽ liên hoàn và cách củng cố thêm kĩ năng đọc ảnh địa lí cho học sinh.
 - Luyện kĩ năng phán đoán địa lí cho học sinh ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn về mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác với bảo vệ đất trồng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 - Các bức ảnh về xói mòn đất đai trên các sườn núi.
 - Quan sát các hiện tượng xói mòn đất trước khi học.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC	
 - Thảo luận nhóm
 - Thuyết trình
 - Đàm thoại
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	a. Cho biết đặc điểm khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa?
b. Khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì đối với cây trồng?
	3. Bài mới
	Sự phân hóa đa dạng của môi trường đới nóng biểu hiện rõ nét ở đặc điểm khí hậu. Ở sắc thái thiên nhiên, nhất là làm cho hoạt động nông nghiệp ở mỗi vùng trong đới có những đặc điểm khác nhau, sự khác nhau đó biểu hiện như thế nào là nội dung của bài hôm nay:
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
GV: Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
HS: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa, thời tiết diễn biến thất thường hay gây thiên tai lũ lụt hạn hán.
GV: Nêu ra đặc điểm chung của môi trường đới nóng: nắng, nóng quang năm và mưa nhiều.
GV: chia lớp ra 3 nhóm cùng thảo luận các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp?
Nhóm 2: Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp?
Nhóm 3: Giải pháp khắc phục những khó khăn của môi trường đới nóng với sản xuất nông nghiệp?
Các nhóm tiến hành thảo luận
 Nhóm 1: Môi trường xích đạo ẩm:
 - Thuận lợi: nắng, mưa nhiều quanh năm, trồng nhiều cây, nuôi nhiều con; xen canh gối vụ quanh năm.
 - Khó khăn: nóng ẩm nên nấm mốc, côn trùng phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi; tầng mùn mỏng dễ bị rửa trôi..
Nhóm 2: Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa:
 - Thuận lợi: nóng quanh năm, mưa tập trung theo mùa; chủ động bố trí mùa vụ và lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp.
 - Khó khăn: Mưa theo mùa dễ gây lũ lụt, tăng cường xói mòn; thời tiết thất thường, nhiều thiên tai, bão gió..
Nhóm 3: Giải pháp khắc phục
 - Bảo vệ rừng, trồng rừng, làm tốt thủy lợi, trồng cây che phủ đất.
 - Tăng cường bảo vệ sinh thái rừng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
GV: Nhận xét, chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 2: Thảo luận chung toàn lớp
 Học sinh đọc nội dung SGK
GV: Tại sao các vùng trồng lúa nước lại thường trùng với những vùng đông dân bậc nhất trên thế giới?
HS: Trồng lúa nước đòi hỏi nguồn lao động dồi dào, nên các vùng trồng lúa nước lại thường trùng với những vùng đông dân.
GV: Cây lương thực phát triển tốt ở đới nóng là cây?
HS: Lúa nước, khoai, sắn, cây cao lương..
GV: Giới thiệu cây cao lương( lúa miến, hạt bo bo) thích hợp khí hậu khô nóng trồng nhiều ở châu Phi, TQuốc, Ấn Độ.
GV: Nêu tên các cây công nghiệp trồng nhiều ở nước ta?
HS: Cà phê, cao su, dừa, bông, mía, lạc…
GV: Đó là những cây công nghiệp trồng phổ biến ở đới nóng có giá trị xkhẩu cao.
GV: Xác định trên bản đồ thế giới vị trí các nước và khu vực sản xuất nhiều các loại cây lương thực và cây công nghiệp trên?
HS: - Cà phê trồng ở Đông Nam Á, Tây Phi, Nam Mỹ.
 - Cao su trồng ở Đông Nam Á.
 - Dừa trồng ở ven biển Đông Nam Á.
 - Bông trồng ở Nam Á
 - Mía trồng ở Nam Mỹ
 - Lạc trồng ở Nam Mỹ, Nam Á
GV: Hình thức chăn nuôi phổ biến ở đới nóng là?
HS: Hình thức chăn thả còn phổ biến
GV: Với khí hậu và cây trồng ở địa phương em rất thích hợp với nuôi con gì? 
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chuẩn xác kiến thức
1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Ở đới nóng việc trồng trọt được tiến hành quanh năm; có thể xen canh nhiều loại cây, nếu có đủ nước tưới. Trong điều kiện khí hậu nóng, mưa theo mùa dễ gây lũ lụt, tăng cường xói mòn. Vì vậy, bảo vệ rừng, trồng rừng, làm tốt thủy lợi, trồng cây che phủ đất, tăng cường bảo vệ sinh thái rừng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
 - Cây lương thực ở đới nóng phù hợp với khí hậu và đất trồng :lúa nước, khoai, sắn, cây cao lương.
 - Cây công nghiệp rất phong phú, có giá trị xuất khẩu cao.
- Cà phê trồng ở Đông Nam Á, Tây Phi, Nam Mỹ.
 - Cao su trồng ở Đông Nam Á.
 - Dừa trồng ở ven biển Đông Nam Á.
 - Bông trồng ở Nam Á
 - Mía trồng ở Nam Mỹ
 - Lạc trồng ở Nam Mỹ, Nam Á
 - Chăn nuôi nói chung chưa phát triển bằng trồng trọt.
 4. Củng cố
	a. Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp?
	b. Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản xuất nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp chủ yếu nào?	
 5. Dặn dò
 - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi SGK
 - Xem trước bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng.
 3.4. Hiệu quả đạt được
Bảng kiểm tra bài 49: Dân cư và kinh tế Châu Đại Dương
Lớp
Sĩ số
Điểm số và % học sinh đạt điểm tương ứng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Thực nghiệm
37
0
0
0
1
8
10
8
6
4
0
100%
0
0
0
2,7
21,6
27
21,6
16.2
10,9
0
Đối chứng
35
0
0
0
3
10
9
9
3
1
0
100%
0
0
0
8,6
28.5
25.7
25.7
8.6
2.9
0
%
Điểm
 - Qua bảng 1 và biểu đồ 1 ta thấy kết quả kiểm tra giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác biệt. Số HS có điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn và số HS có điểm dưới trung bình lại ít hơn so với lớp đối chứng. Cụ thể như sau:
 + Tỉ lệ điểm số của HS đạt điểm trung bình (điểm 4, 5, 6) của lớp thực nghiệm có tỉ lệ thấp hơn (2,7% đạt điểm 4; 21,6% đạt điểm 5; 27% đạt điểm 6) thấp hơn so với điểm trung bình (điểm 4, 5,6) của lớp đối chứng (8,6% đạt điểm 4; 25,7% đạt điểm 5; 34,3% đạt điểm 6).
 + Ngược lại, tỉ lệ % điểm khá giỏi của lớp thực nghiệm lại cao hơn so với lớp đối chứng. Trong đó, lớp thực nghiệm có 21,6% đạt điểm 7; 16,2% đạt điểm 8; 10,8% đạt điểm 9. Nhưng lớp đối chứng chỉ có 14,35 đạt điểm 7; 11,4% đạt điểm 8; 5,7% đạt điểm 9. 
 - Chứng tỏ PPTL có tác dụng tốt trong quá trình dạy học. T

File đính kèm:

  • docsu dung pp thao luan day dia 7.doc