Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiển dành cho học sinh THCS - Đoàn Tiến Lương

 2. Mục tiêu : Đảm bảo các yêu cầu:

 * Nguồn gốc

 * Vị trí địa lý

 * Quá trình hình thành

 * Đặc điểm lịch sử

 * Đặc điểm văn hóa của người dân bên bờ sông Gianh

 3. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:

 * Kết hợp các tri thức liên quan đến sông Gianh.

 * Sông Gianh – Dòng chảy địa lý .

 * Sông Gianh – Dòng chảy lịch sử .

 * Sông Gianh – Dòng chảy văn hóa .

4. Những giải pháp để giải quyết tình huống:

• Vận dụng kiến thức liên môn :

- Lịch sử : Sự phát triển gắn với lịch đấu tranh của dân tộc.

- Ngữ văn : Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp với bài văn.

- Địa lý : nguồn gốc hình thành, địa hình, đặc điểm.

- Giáo dục : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên .Tình yêu thiên nhiên,quê hương đất nước.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiển dành cho học sinh THCS - Đoàn Tiến Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sông lớn nhất, trong 5 con sông của tỉnh Quảng Bình. Sông Gianh phát nguyên từ bốn đầu nguồn: Nguồn Son, nguồn Nan, nguồn Trộ ( trổ ) và nguồn Nậy.  Sông Gianh lòng sông sâu, lượng nước chảy mạnh, bắt đầu từ rừng núi Trường Sơn hiểm trở, lách núi, xuyên ngàn, tạo ra nhiều ghềnh thác rồi đổ ra biển Đông. Với chiều dài con sông là 164 km, chiêù rộng có nơi đến 1000 m, nó đi qua bao gồm đất của 5 huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, Ba Đồn. Khi các nguồn sông chảy về nhập lại tại ngã ba Cửa Hác tạo thành con sông Gianh, hay là sông Đại Linh Giang. Dòng nước sông Gianh về đến cửa biển thì hơi hẹp lại và tiếp nhận thêm dòng nước của con sông nhỏ gọi là Rào Chùa, hay còn gọi là Rào Bồ Khê, Thanh Trạch ở bờ phải phía Nam cửa lạch. 
Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là Tây Nam - Đông Bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lê Hóa, nó tiếp nhận thêm nguồn nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía Tây. Phía dưới phường Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.
 Cầu Sông Gianh 
Sông Gianh cắt qua quốc lộ 1 ở Tây Bắc Cửa Gianh 5 km. Đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, ngày nay trên xa lộ bắc nam đã có cây cầu Gianh chín nhịp đẹp như dãi lụa đào nối hai bờ Nam –Bắc.
SÔNG GIANH - DÒNG CHẢY LỊCH SỬ
Trong lịch sử, sông Gianh được gọi theo tên chữ là Linh Giang. Nếu Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi Ngô Quyền giành được độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069) thì sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672).Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu thời kỳ nhà Nguyễn sau này.
Trong cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của anh em Nguyễn Huệ thắng lợi đã thống nhất đất nước ,chấm dứt hai trăm năm chia cắt đằng Trong- Đàng Ngoài. 
Năm 1885 sau khi Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi  ra Sơn Phòng Quảng Trị và xuống chiếu Cần Vương kêu gọi các sĩ phu và nhân dân giúp Vua cứu nước. Sau đó vua Hàm Nghi đến vùng núi phía Tây Quảng Bình vùng thượng nguồn sông Gianh, xây dựng căn cứ địa kháng chiến chống Thực dân Pháp. Thực dân Pháp tổ chức các cuộc hành quân vây ráp, truy bắt nghĩa quân Cần Vương ở Trại Nái (Ba Trại).
 Cách  mạng Tháng 10 Nga dưới sự lảnh đạo của Lê Nin thành công  mở ra một thời đại mới cho lịch sử lòai người. Ngày 3/ 2/ 1930 Đảng cộng sản Đông Dương ra đời  đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần cách mạng của nhân dân vùng Nam Bắc sông Gianh từ thượng nguồn đến cuối nguồn.  Sau 1930 một số  tổ chức cơ sở  Đảng ở Quảng Bình và vùng Nam bắc sông Gianh được hình thành: Chi bộ Thổ Ngọa ,Lũ Phong –Quảng Trạch .
 Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công chưa được bao lâu, chính quyền cách mạng còn trong thời kỳ trứng nước, phải đương đầu với bao khó khăn chồng chất. Ngày 27/ 3/ 1947, Thực dân Pháp huy động hải lục không quân nổ súng  đánh vào sông Gianh, Nhật Lệ, đánh chiếm Quảng Bình. Chi bộ Đảng các xã của 5 huyện,thị dọc 2 bờ Nam- Bắc sông Gianh cùng Đảng bộ  và nhân dân Quảng Bình, nhất tề đứng dậy kiên cường dũng cảm chiến đấu chống thực dân Pháp  xâm lược giải phóng quê hương.  Dòng sông Gianh, một thời ranh giới đã chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử; Hơn năm trăm đi qua, biết bao nắng mưa, dông bão nơi chiến trường tàn khốc này, máu nhuộm đỏ dòng Gianh . Hết phong kiến phương Bắc, đến nội chiến huynh đệ tương tàn nồi da xáo thịt, hàng trăm ngàn cuộc binh lửa đã diễn ra kéo dài dai dẳng trên mảnh đất Nam- Bắc sông Gianh này, để lại nổi đau nghìn thu.
 ( Tượng đài Chiến thắng sông Gianh)
 Lịch sử được lặp lại, trên dòng sông Gianh oanh liệt này. Ngày mồng 5  tháng 8 năm 1964, với sự kiện vịnh Bắc Bộ, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Nhật Lệ - sông Gianh, bắt đầu mở màn cho  một cuộc chiến tranh phá hoại  bằng không quân hải quân  kéo dài dằng dặc chín năm trời. Cảng Gianh, phà Gianh 1, phà Gianh 2, cống Bốn, cống Mười, cầu khe Nước, phà Xuân Sơn, phà Nguyễn Văn Trổi, bến Mới, Thong Thống (Bố Trạch), Bến Lệ Sơn( Tuyên Hóa), Bến Quảng Trường( Quảng Trạch)...  đã trở thành những mục tiêu trọng điểm của máy bay, tàu chiến Mỹ, chà đi xát lại ngày đêm dội lửa bắn phá ác liệt, với những vũ khí tối tân hiện đại nhất hành tinh. Chúng dùng những vũ khí hiện đại nhất trong lịch sử nhân lọai, mà người dân trên  mảnh đất nóng bỏng này, ngày đêm phải gánh chịu. 
Nhân dân Quảng Bình, cùng nhân dân các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Ba Đồn, Bố Trạch, kiên cường anh dũng chia lửa cùng đồng bào miền Nam,  quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, để rồi mảnh đất này được mệnh danh là “Cồn Cỏ thứ hai, Luỹ thép Nam Gianh "...   Đêm 30 tết năm (1959) Hai con tàu không số đầu tiên lặng lẽ ra khơi, tiến về Nam, mở đầu cho những  trang sử hào hùng của “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển" đưa vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam, góp phần đánh tan Mỹ Ngụy giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên 2 bên bờ sông Gianh nổi lửa.Các tuyến sông từ thượng nguồn Tuyên Hóa, Minh Hóa, đến cuối nguồn Ba Đồn, Bố Trạch, những đoàn thuyền vượt từ trường, thủy lôi, bom đạn của máy bay hủy diệt, đã ngày đêm đưa hàng ra phía trước . Hai bên bờ của tuyến sông Gianh, thành một dòng sông lửa đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ xâm lược. Đặc biệt, một ngày đáng ghi vào lịch sử, ngày 28/4/1965, năm chiếc tàu của Hải quân nhân dân Việt Nam, suốt một ngày quần nhau với máy bay Mỹ từ hạm đội 7 . Trong một ngày, cuộc chiến “Không đối đất”, “Đất đối không” đáng tự hào đó, đế quốc Mỹ đã huy động 80 lượt máy bay, mỗi đợt từ 9 đến 20 chiếc các loại máy bay tối tân hiện đại AD6, F8U, F 105. Với các loại vũ khí giết người man rợ Rốc két, 20 ly, bom sát thương, bom khoan, bám riết 5 con tàu cơ động trên đoạn sông Gianh vừa cạn, vừa hẹp. Nhưng các chiến sĩ trên 5 chiếc tàu của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, đã dũng cảm ngoan cường, đã cùng lưới lửa phòng không của bộ đội, dân quân tự vệ 2 bên bờ nam bắc sông Gianh lập công xuất sắc, đã vít đầu 5 chiếc máy bay của giặc Mỹ xuống biển Đông, bắn bị thương nhiều chíêckhác.......
Một lần nữa, trên dải đất Quảng Bình gian lao mà anh dũng; Đảng bộ và nhân dân 5 huyện- thị, tả hửu con sông Gianh, từ thượng nguồn, cho đến cuối dòng sông,  tiếp tục ghi thêm  những trang sữ vàng, hào hùng chói lọi; góp phần đánh cho Mỹ cút, đánh cho  nguỵ nhào. Năm 1973 tên Mỹ cuối cùng  phải cuốn gói về nước, ngày 30 tháng 4 năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước thống nhất non sông thu về một mối. Nhân dân Quảng Bình cùng cả nước đoàn kết tiến lên  dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, quyết tâm xây dựng  quê hương ngày càng giàu đẹp. Ngày nay, trong  không khí hội nhập, đổi mới đi lên, dòng sông Gianh nơi dấu ấn của thời gian, dấu ấn của lịch sử, đã và đang góp sức mình trong công cuộc đổi mới quê hương. Con đường di sản của một miền di sản, nơi đầu nguồn Son, một vùng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Nơi có Động Phong Nha, Động Thiên Đường, Hang Sơn Đòong một kỳ quan của thế giới trong tương lai; Với con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, mang nhiều di tích lịch sử: Hang Tám Cô, bến Phà Xuân Sơn, làng chiến đấu Cự Nẫm, Ba Trại, bến phà 1, bến phà 2,đường 20 quyết thắng, đường 12chạy dọc dòng sông Gianh .... .  Cùng chiếc cầu Gianh hiện đại, sừng sững nối đôi bờ đất nước, xóa đi dấu ấn đau thương: "con sông Ranh giới của một thời."..   Thời gian đi qua, trên dải đất  đầy gió Lào cát trắng,  nắng mưa và bão táp này,  mỗi giọt nước sông quê, mỗi nắm đất quê hương trộn lẫn máu xương mồ hôi và nước mắt  của  biết bao thế hệ. Những người đã và đang sống chiến đấu và dựng xây trên mảnh đất này; Xin kính cẩn nghiêng mình và tưởng nhớ vong linh các bậc tiền hiền khai khẩn, các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đã sinh ra và nuôi dạy bao thế  hệ cháu con, những người có công với nước, những người đã ngã xuống trên mảnh đất cha ông này,  đã  hoà vào cỏ cây hồn thiêng  sông  núi...để con cháu hôm nay và mai sau, mãi mãi  sinh tồn hạnh phúc, quân và dân hai bên bờ nam bắc sông Đại Linh Giang mãi mãi phồn vinh, và con sông Gianh Quảng Bình mãi mãi là một Di sản vô giá, là con sông của huyền thoại.  
SÔNG GIANH –DÒNG CHẢY VĂN HÓA
Tất cả các dòng sông lớn nhỏ chảy qua đất Việt thì sông Gianh là dòng sông duy nhất chỉ chảy qua một tỉnh Quảng Bình. Từ bao đời nay dòng sông vẫn bình lặng trôi, hòa với bóng nước trời mây, núi non trùng điệp, lấp lánh ánh bạc của những con thuyền nhanh tay chèo lái, thêm cái nắng rát bỏng miền Trung khắc nghiệt. Đôi bờ sông Gianh vẫn bình dị và trầm mặc theo thời gian. Trải dài theo sông là những làng quê thuần nông, làng nghề, làng văn hóa. Làng nghề nằm ở hạ lưu sông Gianh (làng nón lá, bánh đa bánh đúc Tân An được nắng gió của dòng sông làm đậm đà hương vị).
Đã có bao nhiêu nhà thơ, nhà văn viết về những vùng đất ven bờ sông Gianh từ xưa đến nay. Những nhà thơ,văn nổi tiếng : Lưu Trọng Lư ,Hoàng Bình Trọng, Nguyễn Anh Tài, Nguyễn Hoài Nhơn... Họ đã lớn lên bên bờ sông Gianh,hồn thơ - văn của họ đã hun đúc từ nguồn nước sông Gianh:
 Trải mấy trăm năm cuộn trào binh lửa
 Máu anh hùng pha lẫn nước dòng Gianh
 Cuộc trường chinh trên đường ta đi tới
 Qua sông Gianh ,ai để lại linh hồn?
Khúc sông Gianh chạy qua xã Phù Hoá dài chừng 4 cây số là vùng giao thoa giữa nước lợ và nước ngọt. Làng Phù Hoá nghèo nhưng dân Phù Hoá ham học. Xuôi tiếp về hạ lưu sông Gianh, đến đ

File đính kèm:

  • doctich hop lien mom.doc