Văn 6 - Chủ đề 1: Văn tự sự
A/ Mục tiêu bài học.
Giúp HS nhận thức được về thể loại văn tự sự. Nâng cao kiến thức về thể loại văn tự sự.
Qua tiết học giúp HS biết cách lập dàn ý chi tiết.
Rèn kỹ năng lập dàn bài cho một bài văn.
B/ Chuẩn bị.
GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo.
Một dàn ý chi tiết.
HS: đọc bài, học bài theo câu hỏi SGK trên lớp.
C/ Tiến trình các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Sách, vở.
3. Bài mới:
GV: Các em đã được biết: Tự sự là (tức là kể chuyện) là phương thức trình bàymột chuỗi các
sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Tự sự giúp người kể, giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Để làm được điều đó chúng ta trước hết phải lập được dàn ý.
m kính mến. GV: Theo em mở bài nên nói những gì? HS: Giới thiệu khái quát về người thầy giáo(cô giáo) mà em kính mến hoặc yêu quý. GV:Thân bài em nói về điều gì? HS:- Phác qua vài nét về hình dáng bên ngoài của thầy giáo(cô giáo): giản dị, nhanh nhẹn... - kể chi tiết những kỷ niệm thân thiết gắn bó với thầy giáo(cô giáo): trong học tâp, trong đời sống... GV: Phần kết bài em thể hiện điều gì? HS: Mong giữ mãi hình ảnh của thầy giáo(cô giáo) kính mến. I/ Kể chuyện đời thường là gì? - KN: Là kể về những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ân tượng, cảm xúc nhất định nào đó. - Yêu cầu: Một trong những yêu cầu hàng đầu của kể chuiyện đời thường là nhân vật và sự việc cần phải hết sức chân thực,không nên bịa đặt, thêm thắt tuỳ ý. II/ Đề. 1. Đề 1: Em hãy kể về một người bạn mà em mới quen? 2. Đề 2: Em hãy kể về thầy giáo(cô giáo) của em? II/ Dàn bài. 1. Đề 1. a, Mở bài: Trong một lần đi học muộn, phải đứng ngoài cổng trường trong khi các bạn đang chào cờ, tôi đã quen Hoa - một cô bạn cũng đi muộn, phải đứng chờ ngoài cổng như mình. b/ Thân bài - Lý do: Vì đau bụng nên em đến trường muộn... - Tình huống: xin bác bảo vệ với lý do chính đáng nhưng cũng không được, tức quá đá hòn sỏi, không may vào chân một bạn cũng đi muộn như em.... + Lời xin lỗi của em với bạn đó - Kết bạn thân với bạn đó: giới thiệu tên mình, qua đó hỏi tên bạn để kết thân. + Người bạn đó tên Lan, ở xóm 2, đang học lớp 6C... + Lan rất dịu dàng, giọng nói nghe rất ấm... + Đôi môi lúc nào cũng nở nụ cười.... - Lan nhanh nhẹn trong mọi lĩnh vực...nhất là trong học tập: Bài khó hỏi Lan, bạn ấy giảng nhanh mà lại dễ hiểu...chính vì thế mà tình bạn giữa em và Lan càng gắn bó hơn... c, Kết bài. Tôi rất vui khi được làm bạn với Lan. Làm bạn với Lan, tôi học từ bạn ấy bao nhiêu điều. Tôi và Lan mãi mãi là bạn thân của nhau. 2. Đề 2 a, Mở bài " Người thầy như một con đò Đưa khách sang sông rồi một mình quay trở lại" đó là hình ảnh thầy giáo mà tôi không bao giờ quên - thầy Hùng b, Thân bài - Hình dáng: Thầy khoảng 40 tuổi, vẫn còn nhanh nhẹn... + Là một ông giáo làng, có khoảng 15 năm trong nghề... + Ăn mặc giản dị... - Kỉ niệm: + bản thân tôi là một HS dốt... + Được thầy để ý và quan tâm nhiều hơn: ngoài giờ lên lớp, những lúc ở nhà thầy đến nhà kèm ... + Kết quả:năm ấy tôi từ một HS dốt vươn lên là HS giỏi của lớp... +Trong cuộc sống thường ngày: thầy sống rất đạm bạc, yêu cây cảnh, luôn chăm sóc thương yêu những người trong gđ... c, Kết bài Tôi tất biết ơn thầy. Nhờ thầy mà tôi học giỏi hơn rất nhiều.Nếu mai đây thành công trong công việc thì em sẽ mãi mãi nhớ ơn người thầy mà em yêu quý. 4. Củng cố, dặn dò. GV: ? Em hiểu kể chuyện đời thường là như thế nào? GV: Về nhà em hãy viết hai đề trên thành bài văn hoàn chỉnh. Tuần 3 Ngày soạn: Ngày dạy: Chủ đề 1: văn tự sự Tiết 5: Kể chuyện tưởng tượng A/ Mục tiêu bài học Giúp HS bước đầu nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạổư mức độ đơn giản Giúp HS hiểu được vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự. Biết vận dụng trong bài làm. B/ Chuẩn bị - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Học bài và làm nài. C/ Tiến trình hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số. 2. Kiểm tra bài cũ: ? em hãy kể về một người bạn than của em? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV: Em hiểu kể chuyện tưởng tượng là gì? HS: Là những truyện do người kể nnghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó. GV: Nêu đặc điểm của kể truyện tưởng tượng? HS: Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm ra cho thú vị và làm cho ỹ nghĩa thêm nổi bật. GV: Mở bài cần nói những gì? HS: Cuộc chiến giữa ST và TT rất dữ dội, với đủ các loại vũ khí hiện đại, hòng tiêu diệt lẫn nhau để cướp Mị Nương... GV: Thân bài em cần nói những gì? HS: TT đem lễ vật đến muộn không lấy được Mị Nương bèn đem xe lội nước, xe tăng tấn công... - ST : dùng máy bay trút bom... - Tăng thêm quân TT dùng điện thoại di động gọi cho cá sấu, cá mập đem thêm máy xúc, máy ủi đến .... - Trận chiến rất ác liệt, bụi khói, tiếng kêu vang.... - TT không tiêu diệt được ST... GV: NHận xét và kết luận. GV: Phần kết bài ntn? HS: TT đem lòng oán hận, hàng năm vẫn cho quân và máy bay dò la...có cơ hội lại chiến đấu. GV: Sau khi cho HS ghi dan bài chi tiết GV cho HS làm bài ra giấy nháp? HS: Làm Bài (trong vòng 15 phút) GV: Sau 15 phút GV gọi HS trình bày trước lớp? HS: 3-4 HS trình bày GV: Nhận xét và kết luận GV: Cho HS tham khảo bài làm sau: Bài tham khảo Một cuộc chiến giữa ST và TT diễn ra rất dữ dội, với đủ các loại vũ khí hiện đại, hòng tiêu diệt lẫn nhau, để tranh cướp nàng Mị Nương xinh đẹp con vua Hùng Vương thừ mười tám. Do mang lễ vật đến chậm không lấy được Mị Nương, Thuỷ Tinh tức giận bèn đem xe tăng, máy bay, xe lội nước tấn công Mị Nương. để bảo vệ thành quả của mình vừa đạt được, Sơn Tinh đã dùng máy bay chiến đấu trút bom tới tấp xuống đội quân của Thuỷ Tinh. Tăng thêm viện trợ, Thuỷ Tinh đã dùng điện thoại di động gọi cá sấu , cá mập, đem thêm máy xúc, máy ủi hòng san bằng dinh luỹ của Sơn Tinh.Bụi khói bay mù mịt, những tiếng nổ long trời, cây cối ngả nghiêng, nhà cửa sập đổ. Tiếng kêu vang cả đất trời, nhưng cuộc chiến vẫn diễn ra ác liệt và kéo dài hàng mấy tháng liền. Mạc dù Thuỷ Tinh đã huy động tối đa các loại vũ khí tối tân, nhưng không sao tiêu diệt được Sơn Tinh.Cuối cùng Thuỷ Tinh phải rút quân về nước. Từ đó hàng năm Thuỷ Tinh vẫn chưa vơi lòng oán hận nên thỉnh thoảng cho máy bay dò la và thả bom xuống thành phố làng mạc làm hư hại mùa màng, nhà cửa hòng tiêu diệt nền kinh tế của Sơn Tinh. I/ Lý thuyết II/ Luyện tập 1. Bài 1: Em hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện hiện nay với máy ủi, máy xúc, xi măng cốt thép... a. Mở bài - Giới thiệu trận đánh giữa ST và TT với nhiều thứ vũ khí hiện đại b. Thân bài: - nguyện nhân ST và TT đành nhau - Trong trận chiến ST và TT dung những loại vũ khí nào? - TT điều quân ra sao? - ST ứng phó thế nào? - Kết quả cuối cùng ntn? c. Kết bài: Hàng năm TT vẫn đánh ST. - HS: Nghe 2. bài 2:Kể lại mười năm sau em về thăm lại trường cũ hiện nay, tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra 4. Củng cố, dặn dò: GV: Khái quát toàn bài. Về nhà làm đề bài trên Tuần 3 Ngày soạn: Ngày dạy: Chủ đề 1: Văn tự sự Tiết 6: Ôn tập văn kể chuyện. A/ Mục tiêu bài học. Giúp HS hệ thống lại kiến thức về thể loại văn tự sự. Rèn kỹ năng cảm thụ văn. Biết cách làm bài văn tự sự B/ Chuẩn bị: - GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo. - HS: Học bài và làm bài. C/ Tiến trình các hoạt động dạy và học. 1. ổn định tổ chúc: Kiểm tra sỹ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV: Theo em văn tự sự là gì? em hãy lấy VD? HS: Văn tự sự là kể người và việc. - VD: Truyện ST,TT kể về ST và TTđồng thời kể việc TT đánh ST để dành lại Mị Nương GV:Cho HS đọc truyện "Hoàng đế họ Mai" trong STK. HS: Đọc GV: chủ đề của truyện trên ca ngợi ai? HS: ca ngợi anh hùng khởi nghĩa nông dân Mai Hắc Đế. Từ đó, ca ngợi truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. GV: Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, Thân bài, kết bài? HS: - Mở bài: Từ đầu đến "...mẹ già": Giới thiệu hoàn cảnh đất nước và giới thiệu Mai Thúc Loan. - Thân bài: tiếp đến "...bỏ về nước": Nhân dân bị bóc lột khổ cực đã đứng dậy dưới sự chỉ đạo của Mai Hắc Đế và đã thắng lợi bước đầu. - Kết bài: Đoạn còn lại: Mai Túc Loan lên ngôi hoàng đế và tiếp tục chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. GV: theo em văn tự sự có mấy ngôi kể? HS: Có hai ngôi kể: - Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. GV: Truyện " Con Rồng, cháu Tiên" được kể theo ngôi thứ mấy? HS: Ngôi thứ ba. GV: Đọc một đoan truyện " Dế Mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài và yêu cầu HS cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy? HS: Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. GV: Yêu cầu HS làm mở bài ra giấy nháp? HS: làm bài. GV: THân bài cần nói những gì? HS: - truyện " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" - Hoàn cảnh Vua Hùng kén rể. - Có ST,TT đến cầu hôn. - Vua Hùng Ra điều kiện kén rể.... - ST đến trước lấy được Mị Nương, rước về núi.... - TT đến sau không lấy được đem quân đuổi đánh ST để cướp Mị Nương về... - Kết quả: Thành Phong Châu.... - TT thua đành rút quân về... - Hàng năm TT dâng nước đánh ...... GV: Nhận xét GV: Kết bài ntn? HS: tụ làm ra giấy nháp. GV: Yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài làm HS: Làm bài. 1. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự 2. chủ đề và dàn bài trong văn tự sự - Truyện "Hoàng đế họ Mai" 3. Ngôi kể trong văn tự sự - ngôi thự nhất. - ngôi thứ ba. 4. Đề bài: Em hãy kể lại câu chuyện mà em thích nhất bằng lời văn của em? Dàn bài a. Mở bài b. Thân bài c. kết bài: 4. Củng cố và dặn dò: GV: Về nhà làm đề bài trên. Tuần 4 Ngày soạn: Ngày dạy: Chủ đề 2: Từ loại Tiết 1: Danh từ A/ Mục tiêu bài học Giúp HS nắm được đặc điểm của danh từ. Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật Biết vận dung vào bài tập B/ Chuẩn bị - GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo - HS: Học bài C/ Tiến trình các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài 3. Bài mới: Hoạt đọng của thầy và trò Nội dung cần đạt GV; Em hãy lấy một số DT chỉ người? HS: Cha, mẹ, anh em, đông chí, công nhân, học sinh, cán bộ, bộ đội... GV: Em hãy lấy một số DT chỉ động vật? HS: Chim choc, bồ câu, vịt, gà, trâu, cá,voi, chó, lợn... GV: Em hãy lẫy một số DT chỉ thực vật? HS: cây cối, cam quýt, chuối, xoài,măng cụt... GV: EM hãy lây một số DT chỉ đồ vật? HS: Bàn, ghế, sách, bút... GV: Em hãy lấy một số DT chỉ đơn vị tự nhiên? HS: Ba con trâu. - Một viên quan. ềcon, viên là DT chỉ đơn vị tự nhiên. GV: Lấy một số DT chỉ đơn vị chính xác? HS: - Sáu tạ thóc. - Ba cân khoai. ề" tạ, cân" là Dt chỉ đơn vị chính xác. GV: Lấy một số DT chỉ đơn vị ước chừng? HS: Ba thúng gạo rất đầy
File đính kèm:
- tc van 6.doc